Trung Quốc: Bầu trời đỏ máu như cảnh tượng ngày tận thế: "Tứ khố toàn thư" tiết lộ huyền cơ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào tối ngày 7 tháng 5 năm 2022, bầu trời ở thành phố Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đỏ như máu.

Trung Quốc: Bầu trời đỏ như máu

Trong những năm gần đây, dị tượng ở Trung Quốc vẫn tiếp diễn. Vào khoảng 8 giờ tối ngày 7 tháng 5 năm 2022, bầu trời ở khu vực biển huyện Phổ Đà, thành phố Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đột nhiên chuyển sang màu đỏ máu kinh hoàng, và ánh sáng trắng tiếp tục tỏa ra màu đỏ rất kỳ lạ, giống như một cảnh ngày tận thế. Cảnh tượng kỳ lạ khiến cư dân địa phương Chu Sơn phải thốt lên: “Thời tiết như thế này sao?”; “Hôm nay có chuyện gì vậy?

Sau khi những đoạn video do người dân địa phương quay được lan truyền trên mạng, nó đã khiến cư dân mạng bàn tán sôi nổi. Nhiều cư dân mạng cho rằng: “Đây là điềm báo dữ, sắp xảy ra tai họa đẫm máu”; “Oán khí cao ngất trời!”

Một số cư dân mạng lo lắng không biết đây có phải là điềm báo trước một trận động đất không: “Khi động đất ở Đường Sơn, nửa bầu trời màu đỏ."

Một blogger trên Weibo cho biết: "Đây là bầu trời máu. Nó xuất hiện một lần vào thời nhà Minh. Sau đó, sản lượng ngũ cốc bị giảm sút, không thu hoạch được ngũ cốc, và nhà Minh diệt vong".

Thấy cuộc thảo luận càng ngày càng nóng, quan chức ĐCSTQ lập tức đứng ra bác bỏ tin đồn, cho rằng "đó là ánh sáng đèn của con tàu đánh cá thu đao xa bờ", đó là một "hiện tượng bình thường".

Theo Cục khí tượng Chu Sơn, trời nhiều mây và sương mù vào ngày 7, bầu trời có màu đỏ là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Ánh sáng đỏ có bước sóng dài hơn và có sức xuyên mạnh. Đồng thời, dưới sự tán xạ của chất lỏng, các giọt trong khí quyển, ánh sáng đỏ bị phân tán ra phạm vi xa hơn. Nhưng nguồn sáng đỏ đó hiện tại không rõ ràng, đó có thể là ánh sáng đỏ của một chiếc thuyền đánh cá thu đao xa bờ.

Nhưng cư dân mạng hoàn toàn không đồng ý, họ tới tấp bày tỏ:

"Giải thích như thế này thì chó cũng không tin".

"Các chuyên gia đều không thể bịa ra hơn được nữa rồi".

"Nó chuyển sang màu đỏ vì một chiếc thuyền? Làm sao có thể? Tôi ở trong vòng khép kín ở Thượng Hải cũng biết rằng, chẳng phải bây giờ đang là mùa cấm đánh cá sao? Tại sao vẫn chiếc thuyền đánh cá ra khơi? Hơn nữa, ánh đèn của nó có thể làm cho cả bầu trời rực đỏ tươi. Nào, các chuyên gia hãy biểu diễn xem nào".

"Trừ khi anh làm lại tất cả, tôi sẽ tin".

“Tứ khố toàn thư”: Đại hạn, việc binh khẩn cấp

Theo ghi chép lịch sử, vào cuối thời nhà Minh, sau khi Hoàng đế Sùng Trinh lên ngôi, dị tượng "bầu trời đỏ như máu" đã xuất hiện khắp Thiểm Tây.

Theo "Hán Nam tục quận chí": Năm Sùng Trinh thứ nhất đời nhà Minh (1628), "cả bầu trời Thiểm Tây đỏ như máu. Năm thứ 5 nạn đói lớn, năm thứ 7 lũ lụt, năm thứ 7 nạn châu chấu mùa thu và nạn đói. Tháng 9 năm thứ 8, ở Tương Hương hạn hán, Lạc Dương lũ lụt, nhà cửa đều bị ngập nước. Năm thứ 9 hạn hán và châu chấu. Mùa thu năm thứ 10, mùa màng không có thu hoạch. Mùa hè năm thứ 11, châu chấu bay che kín bầu trời… Năm thứ 13 ba hạn hán… Năm thứ 14 hạn hán.

Sách “Tứ khố toàn thư” có một cách giải thích sâu hơn về dị tượng này:

"Canh 5, ngày 25 tháng 3 năm Sùng Trinh thứ nhất (1628), cả bầu trời Thiểm Tây đỏ như máu. Giờ Tỵ dần chuyển sang màu vàng, mặt trời bắt đầu xuất hiện. Chiêm tinh gọi là Xích sảnh (tai họa đỏ), sẽ xảy ra đại hạn, việc binh khẩn cấp. Năm đó, giặc Bạch Thủy là Vương Nhị tạo phản".

四库全书 崇祯
"Tứ khố toàn thư" ghi lại rằng, vào năm Sùng Trinh thứ nhất, triều đại nhà Minh, "bầu trời đỏ như máu" ở khu vực Thiểm Tây. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình)

Bầu trời đỏ như máu báo hiệu vận mệnh đất nước của một triều đại

Người xưa cho rằng “màu đỏ chủ về binh đao và mất mùa”, nên trăng máu và bầu trời có màu máu được coi là điềm báo tai họa, nhất là tai họa chiến tranh, hạn hán.

Lý Thuần Phong đời Đường viết trong Ất Tỵ Chiêm rằng: "Khi luồng khí đỏ bay ra khỏi con tàu bầu trời, trong vòng một năm sẽ có một người tự lập (làm vua)"

"Khí đỏ như máu khắp nơi, là dấu hiệu đổ máu"

“Khí đỏ bao trùm mặt trời như ánh sáng máu, hạn hán khốc liệt, dân chúng đói khổ, đất đỏ ngàn dặm” .

"Mây đỏ vây quanh ở trên, bày hướng đông - tây, quốc gia chịu binh đao".

"Khí đỏ xoáy xuống rồi dừng, ở dưới có binh đao đổ máu".

Sách “Cổ kim đồ thư tập thành thời nhà Thanh, dẫn sách “Quản khuy tập yếu” và “Thiên biến sắc chiêm”, nói rằng: "Bầu trời vốn nhẹ và trong. Nếu biến đổi thành màu đen tối, thì quân chủ không sáng suốt. Nếu biến đổi thành màu trắng nhợt nhạt, thì có nỗi buồn tang tóc. Nếu đỏ như máu lửa, thì nổi binh đao, thiên hạ đại loạn".

Hiện tượng thiên văn này đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử Trung Quốc, và hầu hết đều xuất hiện vào cuối triều đại. Hãy cùng điểm qua những ghi chép liên quan trong sử sách Trung Quốc.

Theo ghi chép của "Tư trị thông giám", vào năm 1101, Tống Huy Tông đã thay đổi niên hiệu là Kiến Trung Tĩnh Quốc, kết quả ngay ngày hôm sau, ban đêm xuất hiện dị tượng “khí đỏ khắp trời”: vùng khí đỏ xuất hiện ở phía đông bắc, kéo dài về phía tây nam, ở giữa có luồng khí trắng. Khi khí sắp tiêu tán, lại có điểm đen xuất hiện bên cạnh.

Nhâm Bá Vũ, đại thần can gián lúc bấy giờ, cho rằng "khí đỏ phát sinh từ bóng tối của đêm tối", là một dấu hiệu không may mắn của việc âm can thiệp dương. Nhâm Bá Vũ cho rằng, triều đình là dương, cung cấm là âm. Trung Quốc là dương, nước ngoài là âm, quân tử là dương, tiểu nhân là âm. Vì vậy, khi khí đỏ xuất hiện vào ban đêm là điềm xấu, đạo tiểu nhân tăng trưởng, đạo quân tử tiêu tan, khởi mưu cung cấm, kẻ dưới can thiệp bề trên. Đồng thời, bởi vì khí đỏ này sau đó tiêu tán thành khí trắng, khí trắng chủ về việc binh đao, do đó đây cũng chính là dấu hiệu binh đao Di Địch xâm chiếm Trung Nguyên.

Theo Tống Sử, vào tháng 11 nhuận năm Tĩnh Khang thứ nhất, khi quân Kim tấn công Biện Lương, tuyết rơi dày, sâu khoảng ba thước, và thiên tượng “khí đỏ khắp trời” cũng xuất hiện. Sau đó, kinh đô thất thủ, triều đại Bắc Tống diệt vong.

Dưới thời trị vì của Hoàng đế Nguyên Thuận, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Nguyên, đã có rất nhiều dị tượng "khí đỏ khắp trời".

Theo “Tân Nguyên sử” ghi chép: “Tháng 7 Kỷ Tỵ năm Chí Chính thứ 21, ở phía tây bắc Tân Châu, lộ Ký Ninh, có khí đỏ bao phủ bầu trời như máu, hơn canh giờ mới tiêu tan"; “Tháng 9 Quý Mùi năm thứ 24, phía tây bắc huyện Bình Tấn, Ký Ninh, đến đêm, trời đỏ nửa bầu trời, một lúc tan theo hướng đông".

"Thanh sử cảo" ghi lại: "Vào ngày 28 tháng 7 năm Càn Long thứ 35 (năm 1770), ánh sáng đỏ bắt đầu xuất hiện ở Phí Thành từ phía bắc, và dần dần tan vào giữa đêm; Phía tây bắc của Trường Sơn, bầu trời đầy khí màu đỏ, ở giữa có những luồng khí trắng như những sợi lông tơ. Sau đó, nó bắt đầu tiêu tan sau canh 4. Vào đêm 29, ở Vinh Thành nhìn thấy ánh sáng đỏ rực trời vào ban đêm; ánh sáng phía đông giống như lửa, bao phủ phía tây bắc, cách nhau mấy chục trượng, ở giữa có ánh sáng màu đỏ, rùng rợn như đao kiếm bắn lên".

Giải mã dị tượng

Xét theo ghi chép của các sử sách trên, thì trời đỏ không phải là điềm lành mà là điềm báo cho vận mệnh của đất nước, hay nguy cơ của thiên hạ, tình trạng của quân vương và sự sụp đổ của chế độ.

Ngoài ra, ở dân gian Trung Quốc cũng có những người bói toán tiến hành bói toán cho “dị tượng Chu Sơn” này.

Một blogger về mệnh lý là "Tam Đồng Tiền" đã đăng rằng, ông đã sử dụng bát quái để bói một quẻ cho vấn đề này.

Quẻ tượng là "Sơn phong đổ, quy hồn quái". Ông giải thích: Ý nghĩa là là con sâu chui vào trong đồ chứa, tiến thoái lưỡng nan, có thể đối ứng với tình hình dịch bệnh hiện nay ở Trung Quốc.

"Sơ hào tài động hoa không", có nghĩa là người dân bình thường về cơ bản sẽ cạn sạch tiền trong vòng một năm, ngoại trừ một số ít những người giàu có có tiền tiết kiệm.

“Tam hào chu tước quỷ chiêm vượng”, có nghĩa là trong 1 năm tới, dù là kiện ly hôn hay kiện kinh tế đều bùng nổ, dịch bệnh hay thiên tai khác trong vòng một năm sẽ không thực sự rút lui, và kinh tế sẽ không thể phục hồi trong vòng một năm.

"Tứ hào câu trần tài lâm vượng", có nghĩa là giá nhà sẽ không giảm trong 1 năm tới, không tăng cũng là tốt rồi. Không loại trừ khả năng bất động sản cũng sẽ được sử dụng để thúc đẩy GDP.

Còn cuối cùng “Ngũ hào lâm phụ chiêm không, lục hào lâm ứng vi huynh”, blogger này cười và nói: Đây là Thiên hào, Thiên cơ không thể tiết lộ.

Trung Dung
Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc: Bầu trời đỏ máu như cảnh tượng ngày tận thế: "Tứ khố toàn thư" tiết lộ huyền cơ