Trung Quốc dùng vũ điệu hiến tế để chào đón quan khách, tiết lộ sự dốt nát và điềm gở

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong những năm gần đây, những điềm báo đáng ngại như trăng máu, bầu trời máu, sông máu, ba mặt trời, động đất, bão tuyết, thiên nga đen và bệnh dịch thường xuyên giáng xuống, một lần nữa cảnh báo Bắc Kinh, hy vọng các quan chức nghe được lời cảnh báo của Thiên thượng. Tuy nhiên, cho đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn đang điên cuồng chạy trên con đường dẫn đến ngày tận thế. Tại hội nghị thượng đỉnh Trung Á do ĐCSTQ chủ trì vừa kết thúc ở Tây An, một điềm gở cũng xuất hiện, đó là ĐCSTQ dùng vũ điệu Bát Dật để chào đón những vị khách quý của 5 quốc gia.

Theo các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ, vào tối ngày 18 tháng 5, cấp cao nhất của ĐCSTQ đã tổ chức một buổi biểu diễn chào mừng trước vườn Đại Đường Phù Dung viên Tử Vân để chào đón các tổng thống của năm quốc gia Trung Á, trong buổi biểu diễn có vũ điệu Bát Dật.

Theo các bài báo của chính quyền, đây là nghi lễ đầu tiên trong năm nghi lễ cổ xưa ở Trung Quốc. Múa Dật có "Nhị Dật”, "Tứ Dật", "Lục Dật" và "Bát Dật". "Bát Dật" là nghi lễ cao nhất, tức là mỗi hàng có tám người, tám hàng tổng cộng có 64 người.

Vũ điệu Bát Dật được sử dụng trong buổi lễ chào mừng là vũ điệu nghi lễ cao nhất, vì vậy ĐCSTQ gọi nó là vũ điệu “chào đón những người bạn phương xa đến từ năm quốc gia Trung Á với nghi thức cao nhất”.

Không có gì sai khi dùng Vũ điệu Bát Dật - là điệu múa nghi lễ tiêu chuẩn cao nhất, nhưng điều mà ĐCSTQ - kẻ đã hủy hoại văn hóa truyền thống Trung Quốc, đã không hiểu được rằng vũ điệu Bát Dật là một điệu múa hiến tế truyền thống.

Thời xưa, người ta tin vào quỷ Thần, quốc gia bất luận có sự việc lớn nhỏ đều thực hiện nghi thức tế lễ, nên các điệu múa thời bấy giờ chủ yếu biểu diễn trong các dịp tế lễ, ăn mừng. Đến thời Tây Chu vào thế kỷ thứ 11 trước Công nguyên, đã hình thành một hệ thống “Lục đại nhạc vũ” hoàn chỉnh, đó là: “Vân môn” thời Hoàng Đế, “Đại hàm” thời Nghiêu Đế, “Đại thiều” thời Thuấn Đế, “Đại hạ” thời Đại Vũ, “Đại hoạch” thời Thương Thang, “Đại vũ” thời Chu Vũ Vương.

Thời Tây Chu, Chu Công Đán chế lễ, cũng đem ‘Lục đại vũ nhạc’ chỉnh lý thêm bớt, tạo thành chế độ lễ nhạc hoàn mỹ. Quy định các trường hợp khác nhau, thân phận người tham gia lễ nghi có khác, sử dụng âm nhạc và nhạc cụ cũng khác nhau, mặt khác quy định nhạc đi kèm với vũ đạo của lễ là nhã nhạc. Nhã nhạc không giống với tục nhạc, tục nhạc giống như loại nhạc lưu hành ngày nay, thanh âm vui vẻ khiến con người sinh ra cảm giác vui vẻ, âm thanh bi thương khiến người ta sinh ra cảm giác bi thương, khiến người ta rơi vào trong thất tình lục dục, đánh mất tính tự chủ của bản thân, mà nhã nhạc nhấn mạnh vào sự trung chính, bình hòa của con người.

Nhạc thời Tây Chu chia làm tế nhạc và yến hưởng nhạc. Tế nhạc dùng để tế Trời đất, tứ phương, tổ tiên, nhạc vũ được gọi là "Dật vũ"; Yến hưởng nhạc dùng trong cung đình, yến tiệc, tiệc cưới hỏi. Nhạc vũ được gọi là ‘Đội vũ’, đây là nguồn gốc của ‘Dật vũ’. Nghĩa gốc của "Dật" là "thứ hạng và hàng".

Theo ghi chép trong "Chu Lễ - Xuân Quan", khi cúng tế Trời, Thần, cần tấu Hoàng Chung (âm Cung), ca Đại Lữ (âm Vũ), múa ‘Vân Môn’; khi tế Đất tấu Thái Thốc (âm Thương), ca Ứng Chung (âm Vũ), múa ‘Hàm Trì’; khi tế núi và sông, tấu Nhuy Tân, ca Hàm Chung, múa ‘Đại Hạ’; khi tế tứ vọng tấu Cô Tẩy, ca Nam Lữ, múa ‘Cửu Thiều’. Khi quốc vương hai nước gặp nhau, nhạc công sẽ diễn xướng đại nhã ‘Văn Vương’; khi các chư hầu tổ chức tiệc chiêu đãi các sứ giả đến thăm, nhạc công xướng tiểu nhã ‘Lộc Minh’, ‘Tứ Mẫu’, ‘Hoàng hoàng giả hoa’.

Về số lượng và cách sắp xếp của âm nhạc và vũ công, Chu Lễ quy định rõ ràng: “Thiên Tử dùng 8, Chư hầu dùng 6, Đại phu dùng 4, Sĩ phu dùng 2”. Tuy nhiên, trong hai chương của Lễ Ký là Tế Thổng và Minh Đường Vị ghi chép rằng, Chu Thành Vương và Chu Khang Vương đã lệnh Lỗ Công đời đời tế tự Chu Công để nghi nhớ những công lao to lớn của Chu Công, đồng thời sử dụng lễ nhạc của Thiên tử, vì vậy nước Lỗ tiếp tục sử dụng ‘Bát Dật’.

Tuy nhiên, một đại thần nước Lỗ là Quý Bình Tử đã "múa Bát Dật trong sân", tức là sử dụng âm nhạc và vũ điệu tế lễ được Thiên Tử sử dụng làm nghi thức tế lễ trong gia đình mình, rõ ràng là vượt quá hệ thống lễ nghi, vì vậy Khổng Tử đã hét lên: “Múa Bát Dật trong sân, điều này mà nhẫn được thì còn điều gì không thể nhẫn được!”, có nghĩa là Quý Thị múa điệu Bát Dật ở trong sân, sự việc ấy chấp nhận được thì việc gì chẳng dám làm!

Vào thời Nam Bắc triều, việc cúng tế Khổng Tử đã chính thức được đưa vào chế độ lễ nghi quốc gia, điệu múa dùng tế Khổng Tử được gọi là điệu múa ‘Thích điện điện dật vũ’, có thể chia thành Văn vũ và Võ vũ. Các triều đại sau đều làm theo nghi lễ cúng tế Khổng Tử. Ngày nay chúng ta có thể xem điệu múa Dật vũ trong các buổi lễ cúng tế Khổng Tử, chính là tại Đại điển cúng tế Khổng Tử, về nghi thức thường dùng Lục Dật vũ, có lúc dùng Bát Dật vũ.

Múa bát dật tế Khổng Tử ở seoul Hàn Quốc. (Ảnh Epoch Times)

Theo ghi chép trong "Phán cung Lễ Nhạc sơ" vào thời Minh, khi nhảy Dật vũ, Võ Vũ tay trái cầm khiên, tay phải cầm rìu mà múa, trái thuộc Nhân, phải thuộc Nghĩa, khiên hướng dọc mà rìu hướng ngang, khiên ngoại mà rìu nội. Khi múa Văn Vũ, tay trái cầm Thược (sáo ngắn) tượng trưng cho sự cân bằng, tay phải cầm Địch (đuôi lông chim trĩ) tượng trưng cho sự chính trực. Thược là một nhạc cụ làm bằng tre, biểu tượng của âm, ngoại hình giống như sáo, tượng trưng cho âm thanh và sự hài hòa. Địch là một vật trang trí làm bằng lông đuôi chim trĩ, biểu tượng của dương, tượng trưng cho dung mạo bên ngoài phù hợp với lễ nghi. Sự kết hợp của Thược và Địch là hiện thân trật tự hài hòa giữa trời và đất, giữa âm dương.

Một trong những chức năng chính của ‘Tế Khổng Dật vũ là sự kết hợp giữa nghi lễ, âm nhạc và khiêu vũ, là để giáo hóa bách tính. Nó giúp con người khi quan thưởng và lắng nghe mà bất tri bất giác hiểu được sự tuần hoàn của Trời Đất và nhân gian, giúp con người có hành động một cách phù hợp để tuân theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Điều buồn cười là ĐCSTQ, vốn có ý định sử dụng văn hóa truyền thống để trang trí mặt tiền của mình, đã chào đón những vị khách nước ngoài bằng vũ điệu hiến tế cổ xưa được sử dụng trong lễ tế Khổng Tử. Câu hỏi đặt ra là ĐCSTQ sẽ tôn thờ ai bằng vũ điệu này? Cần giáo hóa ai? ĐCSTQ - kẻ đã làm loạn trời đất và trật tự âm dương, đã vô tình đưa ra một điềm báo đáng sợ cho sự sụp đổ của chính nó.

Phủ Sơn - Epochtimes
Lý Ngọc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc dùng vũ điệu hiến tế để chào đón quan khách, tiết lộ sự dốt nát và điềm gở