Trước khi nhân gian xảy ra kiếp nạn âm phủ đã chuẩn bị sổ sách

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khoa học hiện đại cho rằng, những thảm họa do động đất, lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn, dịch bệnh, khí hậu… được gọi chung là thiên tai, dường như không liên quan gì đến con người và con người cũng không thể kháng lại được. Thực ra, những thảm họa này xảy ra đều có lý do, hơn nữa đều có điềm báo trước và dấu hiệu cảnh báo của Thần, chỉ là những người không tín Thần thì không tin mà thôi.

Dân gian còn cho rằng, trước những tai họa binh-đao-thủy-hỏa, ở âm phủ đều chuẩn bị trước sổ sách để xác định phạm vi xảy ra tai họa cũng như loại hình và số người tử vong tương ứng. Về quyển sổ này, có người trở về từ âm phủ đã tiết lộ một đôi điều, xem ra mọi thứ thực sự đã được an bài ở âm phủ cả rồi.

Theo “Đông linh tiểu chí”, vào những năm Quý Dậu và Giáp Tuất (1873 - 1874) thời vua Đồng Trị nhà Thanh, có một người tốt bụng sống ở Đại Lương và theo học với tiên sinh La Ngọc Tam ở Trịnh Châu. Mỗi lần Tống Hiểu Sơn, là quan viên phụ trách kho hàng ở Châu thự áp giải tiền và lương thực đến tỉnh thành, thường phải thay La tiên sinh gửi sổ sách và thư tín, vì vậy Tống Hiểu Sơn thường đến tư thục (trường học tư) của La tiên sinh.

Những điều xảy ra dưới đây là những gì mà người tốt bụng kia nói với tác giả của “Đông linh tiểu chí”.

Mỗi khi Tống Hiểu Sơn áp giải tiền và lương thực đến tỉnh thành, thường phải thay La tiên sinh gửi sổ sách và thư tín. (Một phần của bức tranh thời nhà Nguyên)

Một ngày nọ, Tống Hiểu Sơn đến gặp La Ngọc Tam và nói rằng: “Tai họa sắp đến, phải làm sao đây?” La tiên sinh hỏi tại sao lại nói như vậy, Tống Hiểu Sơn trả lời rằng một tiểu lại (quan bậc thấp) quản lý hộ tịch mắc bệnh thương hàn, mấy tháng vẫn chưa khỏi, sau đó thì qua đời, nhưng không lâu sau sống lại, háo hức đòi ăn và nói: “Tôi kiệt sức quá, cổ tay tôi như muốn trật khớp vậy.”

Khi gia đình hỏi anh có chuyện gì thì anh cho biết sau khi chết, thân thể đột nhiên nhẹ nhàng phiêu đãng bay lên hướng ra cửa. Lúc đó nhìn thấy một cố quan, nhưng anh lại không nhớ rằng ông ấy đã chết rồi. Sau khi hai người hàn huyên một hồi thì ông ấy mời anh đi dạo một vòng ở Nam Môn.

Tiểu lại nói: “Nam Môn hoang vu hẻo lánh có gì để du ngoạn chứ?”

Nhưng vị cố quan nói: “Bây giờ nơi đó rất thịnh vượng.”

Vì vậy, anh ấy theo ông ta ra khỏi thành, và quả nhiên nhìn thấy dân cư đông đúc với dòng người vô tận.

Khi sắp đến Nam Sơn, tiểu lại nhìn thấy một quan thự với vị quan viên đang ngồi làm việc, trong tâm nghĩ, ở đây chỉ có miếu Thành Hoàng, làm sao có chuyện này được. Anh quay đầu lại muốn hỏi người bạn cũ một chút, nhưng không thấy đâu nữa, và anh chợt nhận ra rằng mình đã gặp một hồn ma.

Bất đắc dĩ, tiểu lại bước tới trước quan thự và nhìn thấy một ông lão, hóa ra là người thầy đã quá cố của mình, vì vậy anh không sao ngăn được những dòng nước mắt đau khổ. Người thầy an ủi anh: “Con bị lừa à? Anh ta bình thường là người có phẩm cách thấp, sao con lại tin hắn? Nhưng ta biết công việc ở đây nặng nhọc, có thể cần con giúp. Chốc nữa có minh quan triệu hồi con, con nhớ trả lời tốt đấy, ta sẽ bí mật giúp con.” Nói xong thì ông bước vào trong quan thự.

Quả nhiên, một lúc sau tiểu lại được gọi vào trong. Anh ấy gặp một vị minh quan đang ngồi trước thư án (bàn sách).

Minh quan hỏi: “Ngươi ở Châu thự làm việc bao nhiêu năm rồi?”

“Hơn 10 năm.”

“Ở quan thự làm việc lâu năm như vậy, chắc là thạo việc văn thư phải không?”
Tiểu lại thoái thoác nói không biết, và bị minh quan khiển trách rằng anh đang nói dối. Tiểu lại giải thích rằng bình thường chủ yếu giúp mọi người kiểm tra văn thư. Lúc này, người thầy của anh ấy đang đứng bên cạnh nói vài câu với minh quan, nhưng anh ấy không nghe rõ.

Minh quan lại hỏi: “Ngươi có thể viết chữ không?”

“Có thể viết chút đỉnh nhưng viết không đẹp.”

Minh quan cho tiểu lại viết thử, quả thật viết rất kém, hầu như không hợp cách thức, vì vậy minh quan có chút tức giận. Người thầy lại nói vài lời với minh quan, và minh quan gật đầu ưng thuận.

Anh ấy nhìn thấy một vị minh quan đang ngồi trước bàn sách.

Vì vậy, người thầy gọi tiểu lại đến một căn phòng, trên bàn dài trong phòng có rất nhiều người đang cặm cụi xử lý văn thư. Người thầy đưa cho tiểu lại hai quyển sách lớn và yêu cầu anh ấy chép lại, nói rằng sau khi chép xong có thể trở về. Vì vậy, tiểu lại lập tức cắm cúi sao chép thật nhanh, cũng không biết đã mất bao lâu nhưng cuối cùng đã hoàn thành. Sau đó, người thầy lại bước vào phòng và bảo anh ấy có thể trở về được rồi. Tiểu lại thuận miệng hỏi quyển sách vừa chép là gì vậy, người thầy nói: “Đại họa đang đến gần, nên phải mau chóng làm sẵn sổ sách những người sắp chết.” Đây có lẽ là lý do tại sao tiểu lại cảm thấy cổ tay như bị trật khớp sau khi tỉnh dậy.

Tiểu lại vừa mới xoay người rời đi, thì bị ngã vào một chiếc ghế đẩu và tỉnh lại. Sau khi quay về nhân gian đã kể cho những người xung quanh nghe những gì mình đã trải qua, nên ai nấy đều rất lo lắng không biết kiếp nạn gì sẽ xảy ra.

Năm sau, Hà Nam, Sơn Tây, Trực Lệ đều bị hạn hán nghiêm trọng, người chết vô số, lúc đó mọi người mới đoán được quyển sổ mà tiểu lại sao chép là để chuẩn bị cho kiếp nạn này.

Theo lịch sử ghi chép: Từ năm thứ nhất đến năm Quang Tự thứ tư trong triều đại nhà Thanh (1875-1878), các nơi như Hà Nam, Sơn Tây, Thiểm Tây, Trực Lệ và Sơn Đông đã trải qua hạn hán và nạn đói thê lương, đặc biệt nghiêm trọng nhất ở Sơn Tây, phủ Thái Nguyên có 100 vạn người thì chết 95 vạn. Tổng số người chết từ 9,5 triệu đến 20 triệu, tức là khoảng 2-4% dân số thời nhà Thanh.

Hơn 20 triệu người chạy trốn khỏi nạn đói hoặc bị bán đến những nơi khác. Lịch sử gọi là “Đinh Mậu kỳ hoang” (đói kém mất mùa trong hai năm Đinh Mậu).

Huy Hải
Theo Soundofhope

Tài liệu tham khảo: “Đông linh tiểu chí” của Quách Tắc Vân - Nhà Thanh



BÀI CHỌN LỌC

Trước khi nhân gian xảy ra kiếp nạn âm phủ đã chuẩn bị sổ sách