Truyền nhân bí mật của Kim Tự Tháp tạo ra kỳ tích

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kim tự tháp được xây dựng thế nào vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 8 và thế kỷ 20, có 2 người đã nắm bắt được bí mật này, và tự mình xây dựng cung điện, đến nay vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu không thể nào hiểu nổi.

Đối với người hiện đại thì tự mình xây một ngôi nhà không phải là quá khó khăn, miễn là có kỹ năng và đầy đủ công cụ. Nhưng để tự mình xây dựng cả một cung điện thì có lẽ không ai làm nổi.

Vậy mà có 2 người: 1 người ở 1200 năm trước, và 1 người ở chưa đầy 100 năm trước, đã làm được điều đó. Họ đã sử dụng phương pháp nào? Cho đến nay điều đó vẫn còn là bí ẩn. Lại có ý kiến cho rằng: bên trong còn có liên quan đến bí mật của Kim tự tháp.

Sau đây, chúng ta hãy nói về từng cái một.

Kỳ tích kiến trúc đá do một người tạo ra

Có một quần thể động đá trên cao nguyên Deccan ở Ấn Độ gọi là Ellora, có hơn 100 động được tạc từ đá. Kiến trúc của chúng thuộc về Phật giáo, Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo. Hiện tại quần thể động này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trong đó, khác biệt nhất là động số 16. Bởi vì nó không phải là một hang động, mà là một quần thể kiến trúc đền thờ hùng vĩ. Nó được dành riêng cho Thần Shiva, một trong ba vị Thần chính của Ấn Độ giáo.

Theo truyền thuyết, Thần Shiva sống ở núi thiêng Kailasa. Vì vậy, ngôi đền này được gọi là đền Kailasa. Đền Kailasa rộng 40m và sâu 80m. Điểm cao nhất đạt 32,6m. Đền có kiến trúc tráng lệ với các tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp.

Ngoài ra nó có một điểm vô cùng đặc biệt. Trong khi các hang động khác được tạc từ ngoài vào trong, thì ngôi đền Kailasa này được tạc từ trên xuống. Từ khối đá bazan khổng lồ mà tạc ra quần thể kiến trúc nguy nga. Bố cục tổng thể của nó trông giống như cỗ xe tiến về phía trước.

Phương thức kiến trúc này thoáng trông là biết có độ khó cực kỳ cao. Tạc từ trên xuống dưới chỉ cần hơi chệch một chút là vật thể kiến trúc sẽ bị đầu thừa đuôi thẹo. Cho nên nó phải được tính toán tương đối chính xác.

Đền Kailasa không có chữ khắc để lại, vì vậy, không biết ai đã xây dựng nó, và khi nào nó được xây dựng. Các nhà khảo cổ phỏng đoán nó được hoàn thành vào khoảng năm 756-773, thời vua Krishna I của vương triều Rashtrakuta. Và phải mất 18 năm để hoàn thành việc xây dựng. Tuy nhiên, tuyên bố này đã bị nhiều người nghi ngờ. Bởi vì khối lượng công việc của ngôi đền này vô cùng đồ sộ. Trước hết, khối lượng đất đá để xây dựng ngôi đền này nói ra ai cũng phải giật mình.

Theo tính toán sơ bộ, để xây dựng ngôi đền này cần đục đi khoảng 150.000 m3 đá bazan. Đá bazan nặng khoảng 3 tấn mỗi mét khối. Vì vậy, 150.000 m3 tức là phải đục ra và vận chuyển đi khoảng 450.000 tấn đá. Theo ước tính của các học giả hiện đại ngôi đền được hoàn thành trong 18 năm. Như vậy, mỗi ngày, những người thợ, ngoài việc đục đẽo, còn phải chuyên chở 69 tấn đá vụn. Ngoài rất nhiều công việc thể chất nặng nhọc, những người thợ còn phải làm việc với độ chính xác cao.

Đền Kailasa. (Wikipedia/ 2.5)

Bởi vì ngôi đền được phân thành ba tầng kết cấu, ngoài ra còn có cầu nối giữa các tòa tháp. Tất cả những kết cấu nội bộ phức tạp này phải được thiết kế chính xác trước. Sau đó thi công chính xác theo bản vẽ, không để xảy ra thao tác sai sót nào. Bởi vì một khi đục sai, tất cả coi như bỏ. Vì vậy, những người vận chuyển đá vụn có thể là những người lao động bình thường, nhưng thợ đục đá phải là thợ lành nghề nhất. Do đó, các nhà sử học rất bối rối. Ở vùng Deccan vào thế kỷ thứ 8, làm thế nào để tìm được nhiều thợ thủ công lành nghề đến vậy để xây dựng ngôi đền tinh xảo này?

Và quan trọng nhất là phương thức kiến trúc ngôi đền này trước nay chưa từng có.

Không chỉ cao nguyên Deccan mà toàn bộ Ấn Độ trong hàng ngàn năm cũng không tìm thấy loại hình kiến trúc tương tự. Đây là điều khó hiểu trong lịch sử kiến trúc.

Theo lý thuyết thì phong cách nghệ thuật là hình thành sau khi giao lưu và tham khảo ở các khu vực khác nhau. Sau khi một loại phong cách kiến trúc trưởng thành rồi, thì tại các thời kỳ khác nhau hoặc ở các khu vực khác nhau, đều sẽ có thể tìm thấy kiến trúc theo phong cách ấy.

Ví dụ, phương thức kiến trúc hang Mạc Cao cũng có thể nhìn thấy ở hang Vân Cương và hang Thiên Thủy Mạch Tích Sơn. Kiến trúc đấu củng thời Hán vẫn có thể được nhìn thấy ngày nay.

Nhưng chỉ có đền Kailasa là duy nhất, không có chi nhánh nào khác.

Đền Kailasa. (Wikipedia/ 4.0)

Cho nên các nhà sử học còn có một giả thuyết khác.

Một tác giả Ấn Độ trong thế kỷ 16 ghi lại một câu chuyện như vậy. Truyền thuyết về cao nguyên Deccan, có một vị vua bị bệnh nặng. Hoàng hậu cầu xin Thần Shiva cứu giúp. Bà nguyện rằng nếu Thần có thể làm cho chồng mình khỏe lại thì sẽ xây cho ngài một ngôi đền hùng vỹ. Và hoàng hậu cũng đã hứa rằng trong quá trình xây dựng ngôi đền, sẽ trai giới nhịn ăn cho đến khi ngôi đền hoàn thành mới thôi. Sau khi thề nguyện xong, thì nhà vua quả thực khỏe lại. Lúc này, hoàng hậu phải thực hiện lời hứa của mình và xây dựng một ngôi đền. Nhà vua chiêu mộ các thợ thủ công lành nghề từ khắp nơi trên đất nước. Thoáng nhìn cũng biết xây một ngôi đền đàng hoàng ít ra cũng tính bằng năm.

Nhà vua rất vội vì nếu hoàng hậu không ăn trong một tháng là đã có thể mất mạng rồi. Nhưng những thợ thủ công đều lắc đầu, ngôi đền dâng lên Thần không thể qua loa chiếu lệ được.

Nhà vua lo lắng, phải làm sao? Trong khi ông đang không có cách nào, thì có một kiến trúc sư tên là Kokasa đến yết kiến, hứa trong vòng một tuần có hoàn thành ngôi đền, kết thúc sớm việc trai giới của hoàng hậu. Nhà vua liền đồng ý cho Kokasa làm, nhưng cũng giao hẹn nếu ông dám nói khoác thì sẽ bị tội chết. Người khác đều cho rằng Kokasa bị điên rồi. Một tuần sau, Kokasa đến báo với nhà vua rằng ngôi đền đã hoàn thành. Vua và hoàng hậu hào hứng đi thị sát, quả nhiên thấy trên đỉnh núi có một ngôi đền nguy nga tráng lệ. Lời hứa của hoàng hậu đã được thực hiện.

Arcades
Đền Kailasa. (Wikipedia/ 4.0)

Khi các học giả hiện đại nghiên cứu truyền thuyết này, thì phát hiện thấy kiến ​​trúc sư Kokasa có thể là người thật chứ không phải hư cấu. Không giống chuyện Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành. Bởi vì họ đã tìm thấy một văn bia thế kỷ 11 đề cập đến vùng Deccan đúng là có một gia tộc hiển hách tên là Kokasa. Và trong gia tộc này thực sự có một kiến ​​trúc sư hàng đầu. Nhưng không ai biết phương pháp xây dựng của ông là gì. Không ai biết kỹ năng của ông đến từ đâu. Cho nên văn bia này cũng gọi ông là Thần nhân.

Trong và ngoài Đền Kailasa có số lượng lớn các phù điêu tinh xảo. Trên tường ngoài tòa tháp cao của điện chính còn chạm hình phi thiên nhảy múa.

Tại lối vào của đền, trong hốc tường cạnh các cột trụ trên hành lang, có ba phù điêu của các nữ Thần sông. Đại diện cho sông Hằng, sông Yamuna và sông Saraswati. Ba pho tượng nữ Thần này đạt trình độ nghệ thuật cực cao. Được công nhận là tác phẩm điêu khắc nhân vật nữ Ấn Độ cổ đẹp nhất. Chúng truyền tải sự cao quý thanh thoát cùng với sự sống động nho nhã của các nhân vật.

Kokasa làm cách nào dung hợp kỹ thuật kiến trúc có độ khó cao và trình độ nghệ thuật cực cao này? Và làm thế nào một người có thể hoàn thành tòa kiến trúc tráng lệ này? Không có ghi chép nào về việc này. Ngay cả bản thân Kokasa cũng là một bí ẩn. Quá trình hoàn thành tòa kiến trúc này chỉ có thể dựa vào tưởng tượng.

Mahabharata panel
Đền Kailasa. (WIkipedia/ 4.0)

Đền Kailasa có đúng là do kiến ​​trúc sư Kokasa hoàn thành một mình không? Mặc dù điều đó không chắc chắn, nhưng chắc chắn là có rất ít người tham gia vào dự án. Bởi vì một dự án lớn như vậy, lẽ ra phải để lại nhiều hồi ức cho những người tham gia. Sẽ có nhiều câu chuyện từ các góc độ khác nhau. Một công trình tầm cỡ như Vạn Lý Trường Thành của Tần Thủy Hoàng là sẽ có những ghi chép chính sử kiểu như "Sử ký" của Trung Quốc. Lại còn có truyền thuyết xung quanh như Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành.

Đền Kailasa - một kiệt tác kép của kiến ​​trúc và nghệ thuật. Những người thợ mà có thể tham gia ắt hẳn cũng vinh dự, tự hào, cũng muốn kể lại. Ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên. Tương đương với thời nhà Đường của Trung Quốc, cách đây cũng không quá lâu. Vào thời điểm đó, các loại công cụ viết lách là đã đầy đủ. Nó không lâu đời như Đại kim tự tháp Giza, cũng không trải qua thảm họa phá hủy nào. Nhưng thật lạ, không có câu chuyện nào được lưu lại. Điều này bản thân nó chẳng phải rất kỳ quái sao?

Tuy nhiên, một người xây dựng một tòa kiến trúc đá lớn không phải là không thể. Bởi vì nó đã được thực hiện trong thời hiện đại. Đó là Lâu đài San hô ở Florida, Mỹ vào thế kỷ 20.

Lâu đài San hô

Lâu đài San hô (Coral Castle) ở Homestead, Florida, không xa Miami, và cũng là một địa điểm thu hút khách du lịch. Đặc biệt là các cặp vợ chồng mới cưới thích đến đây, bởi vì nó có một lịch sử rất lãng mạn.

Nhà thiết kế Lâu đài San hô là một người nhập cư từ Latvia - Edward Leedskalnin.

Homestead FL Coral Castle pano01.jpg
Lâu đài San hô. (Wikipedia/ 3.0)

Leedskalnin chỉ đi học 4 năm ở quê hương Latvia. Ở tuổi 26, anh đã yêu một cô gái 16 tuổi. Nhưng một ngày trước khi đính hôn cô gái bỗng nhiên nói không thể kết hôn với anh. Leedskalnin cảm thấy tuyệt vọng. Ở lại quê nhà chỉ thêm khổ, nên anh quyết định ra đi. Leedskalnin di cư từ Latvia đến Florida, Hoa Kỳ. Sau đó anh bỏ ra 12 đô la mua mảnh đất khoảng 1 mẫu Anh gần Florida. Để khiến người yêu hồi tâm chuyển ý, Leedskalnin bắt đầu dự án huyền thoại của mình.

Bắt đầu từ năm 1920, trong khoảng 16 năm, anh xây khu vườn từ 200 tấn đá san hô. Nhỏ nhất trong các khối đá san hô này là 5 tấn. Lớn nhất nặng gần 30 tấn. Toàn bộ quá trình xây dựng được anh hoàn thành một mình.

Mọi người có thể nghĩ vị kiến trúc sư kiêm thợ xây dựng này ắt hẳn phải cao hơn 2m, toàn thân là cơ bắp lực sỹ, dưới sức mạnh tình yêu thì mới có thể hoàn thành một phép màu kiến ​​​​trúc như vậy. Nhưng không hề, chiều cao của Leedskalnin chỉ hơn 1m50 – thấp so với người ngày nay, trọng lượng hơn 45kg, là một chàng trai gầy gò nhỏ bé.

Điều kỳ lạ là không ai biết Leedskalnin thi công như thế nào. Vì trong suốt quá trình xây dựng, Leedskalnin chỉ làm việc vào ban đêm. Không ai thấy anh lấy nguyên vật liệu như thế nào, cũng như cách vận chuyển, gia công những tảng đá san hô khổng lồ này.

Coral Castle Walk.jpg
Lâu đài San hô. (Wikipedia/ 3.0)

Leedskalnin cũng nói rõ rằng, không muốn mọi người biết cách anh ấy làm việc. Anh đã dán thông báo, giữ cho hàng xóm khỏi nhìn trộm.

Nhưng điều huyền bí hơn vẫn còn ở phía sau.

Năm 1937, Leedskalnin lúc này đã 50 tuổi, quyết định chuyển toàn bộ Vườn san hô đến vùng phụ cận Homestead. Vị trí mới được ông lựa chọn gần Xa lộ Hoa Kỳ 1 ở Florida - là nơi có giao thông thuận tiện.

Ông đã thuê một tài xế xe kéo giúp đỡ. Nhưng không để tài xế nhìn thấy ông bốc dỡ đồ.

Người lái xe sau đó đã nhớ lại, mỗi lần Leedskalnin bảo anh đánh xe đi thì đã thấy những tảng đá lớn đã được chất lên xe kéo. Đến nơi cần dỡ xuống, Leedskalnin lại bảo anh đi đâu đó nghỉ ngơi. Khi anh quay lại, anh thấy xe đầu kéo đã trống rỗng. Người lái xe nói rằng những tảng đá đó lớn một cách đáng ngạc nhiên. Anh cũng không thấy ông lão sử dụng bất kỳ công cụ đặc biệt nào. Trong mắt tài xế, Leedskalnin hẳn là pháp sư với cây đũa thần trong truyền thuyết.

Tại địa điểm mới, Leedskalnin sử dụng 900 tấn đá san hô trong thời gian 2 năm để hoàn thành nâng cấp và mở rộng Lâu đài San hô. Đó cũng chính là phiên bản Lâu đài San hô mà chúng ta thấy hiện nay.

Homestead FL Coral Castle tower02.jpg
Lâu đài San hô. (Wikipedia/ 3.0)

Năm 1940, lâu đài mở cửa cho công chúng với giá 10 xu mỗi người. Đích thân Leedskalnin làm hướng dẫn viên, dựa vào lâu đài này để kiếm sống.

Khi phóng viên tò mò hỏi ông làm thế nào xây dựng tòa lâu đài đá đó một mình. Leedskalnin chỉ luôn nở một nụ cười bí ẩn, nói rằng ông đã giải mã được bí mật của người Ai Cập xây dựng các kim tự tháp, ông đã nắm vững những bí mật cốt lõi của người Ai Cập. Câu trả lời này có mà như không. Ai biết làm thế nào người Ai Cập cổ đại xây dựng các kim tự tháp? Phóng viên bối rối, nhưng không có lựa chọn nào khác ngoài báo cáo đúng những gì ông nói.

Tua nhanh đến 10 năm tiếp theo. Một ngày nọ, Leedskalnin dán một thông báo ở cửa, nói với hàng xóm rằng ông đến bệnh viện. Rồi ông lên xe buýt, thực sự đến bệnh viện. Nhưng kể từ đó, không bao giờ trở lại, không ai còn gặp lại ông nữa. Ông được cho là đã qua đời trong bệnh viện. Với sự biến mất của Leedskalnin, nghệ thuật xây dựng của Lâu đài San hô cũng trở thành ẩn đố. Trong 70 năm tiếp theo, nhiều người đã cố gắng phá giải bí ẩn này.

Thế là, những người xung quanh bắt đầu cố gắng nhớ lại họ đã thấy gì tại nơi làm việc của Leedskalnin.

Một số người nói rằng họ đã từng nhìn thấy Leedskalnin sử dụng khung gỗ hình tam giác. Trên khung gỗ đó có một cái hòm. Có gì trong hòm đó, không ai biết.

Lại có người nhớ lại khi còn nhỏ đã thấy Leedskalnin lẩm bẩm nói gì đó với tảng đá. Rồi tảng đá bay đến chỗ được chỉ định. Nghe rất giống chuyện pháp sư. Tất nhiên đó chỉ là giai thoại.

Các nhà nghiên cứu nghiêm túc đã kiểm tra cẩn thận các công cụ do Leedskalnin để lại. Đó toàn là những thứ đơn giản đến không thể đơn giản hơn. Ngoài các dụng cụ như xẻng, gầu… còn có một số phụ kiện điện từ trông cực kỳ thô sơ trong kho. Mọi người vắt óc suy nghĩ cũng không ra, Leedskalnin sử dụng những công cụ thô sơ này như thế nào để vận chuyển khối đá nặng hàng chục tấn.

Homestead FL Coral Castle tower inside02.jpg
Lâu đài San hô. (Wikipedia/ 3.0)

Và điều lạ lùng hơn nữa vẫn còn ở phía sau.

Mọi người thấy rằng ông lão đã làm một chiếc đồng hồ mặt trời từ những tảng đá. Khách tham quan mới đầu đều nghĩ đồng hồ mặt trời chỉ là vật trang trí, nhưng sau đó mới phát hiện ra rằng nó không phải chỉ là vậy. Độ chính xác của đồng hồ mặt trời này cao hơn nhiều so với các đồng hồ mặt trời thường thấy trong lịch sử. Sai chệch chưa đầy 5 phút. Hầu hết các đồng hồ mặt trời đều sai hơn 15 phút

Điều xuất sắc nhất là Leedskalnin đã chế tạo một chiếc kính thiên văn nặng 23 tấn. Đầu tiên là một cột đá, trên đỉnh có một lỗ tròn. Giữa lỗ tròn bắt chéo hai dây thép. Ngoài ra trong vườn còn có một khối đá hình tam giác, trên cũng có lỗ tròn. Dóng mắt thẳng hàng với 2 lỗ tròn này là đã có thể quan sát sao Bắc Cực. Hai dây thép chia bầu trời thành 4 vùng. Vào một đêm trời quang có thể quan sát được sao Bắc cực thay đổi theo mùa, nó sẽ xuất hiện ở các vùng khác nhau. Xoay ngược chiều kim đồng hồ từ vùng trên cùng bên trái, 4 vùng tương ứng với 4 mùa xuân hạ thu đông. Giao điểm của 2 dây thép chính là ở Cực Bắc vật lý của Trái đất.

Các nhà nghiên cứu đột nhiên liên tưởng, kính viễn vọng của Leedskalnin hướng chính Bắc – chính Nam. Cạnh viền chân Kim tự tháp của Ai Cập cũng chỉ về hướng chính Bắc – chính Nam. Đền Kailasa ở Ấn Độ ở cũng có trục chính Bắc – chính Nam. Đền Kailasa cũng là cái độc đáo trong quần thể hang động Ellora. Có liên quan nào ở đây chăng?

Chúng ta có thể nhớ lại những gì Leedskalnin đã từng nói. Khi ông nói về kỹ thuật xây dựng của mình, ngoài đề cập đến kỹ thuật của Kim tự tháp thì cũng có đề cập đến một điểm, đó là lực từ cũng là sinh mệnh.

Do đó, một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng Leedskalnin có thể đã học được trí tuệ cổ xưa, khéo léo sử dụng sức mạnh của thiên nhiên, đặc biệt là năng lượng địa từ để đạt mục đích của mình. Từ tuyệt tác kiến ​​trúc mà ông để lại, cũng như khả năng lý giải và kiểm soát các lực lượng tự nhiên, có thể gọi ông là Tesla của Latvia.

Vậy, vị kiến ​​trúc sư Thần nhân của ngôi đền Kailasa ở Ấn Độ phải chăng cũng kiểm soát kỹ thuật tương tự. Nếu không thì sao ông có thể hoàn thành một ngôi đền đá khổng lồ như vậy một mình?

Theo Wenzhao studio

Hữu Đức biên dịch

 



BÀI CHỌN LỌC

Truyền nhân bí mật của Kim Tự Tháp tạo ra kỳ tích