Tuổi thọ con người đã từng đạt 80.000 năm tuổi? Danh sách các vua Sumer trùng khớp với ghi chép về bảy vị Phật cổ trong kinh Phật [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Liệu có bằng chứng nào chứng minh rằng trong lịch sử nhân loại từng thực sự trải qua thời kỳ văn hoá bán thần không?

Chúng ta khi đọc truyện “Phong Thần diễn nghĩa” hay xem phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, có thể phát hiện rằng đều kể về thời kỳ nhân Thần đồng tại (cả Thần và con người cùng tồn tại). Rất nhiều người cho rằng, đó chẳng qua chỉ là những câu chuyện hư cấu tưởng tượng. Giả dụ như có người nói đó không phải là Thần thoại, những nhân vật trong Thần thoại đều từng thật sự sống trong một giai đoạn lịch sử nào đó, thì có lẽ nhiều người sẽ không thể nào tiếp nhận được. Nhưng xác thực là có rất nhiều những điều chưa giải thích được khiến chúng ta phải tự hỏi tại sao mỗi dân tộc đều có nguồn gốc từ Thần thoại? Và tại sao trong những truyền thuyết thần thoại đều có cùng câu chuyện về Thần và người cùng tồn tại?

Trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên có viết về Hoàng Đế có được bảo đỉnh và sách Thần trị thế: “Thuận thiên địa chi kỷ, u minh chi chiêm, tử sinh chi thuyết, tử vong chi nan”. Ý nghĩa là Hoàng Đế hiểu được việc trị quốc thuận theo thiên ý, biết âm dương, lý biến hoá của sinh tử, hành đạo thiên hạ, là người tu luyện đắc Đạo. Tương truyền, Hoàng Đế đã học Đạo từ vị Thần Tiên Quảng Thành Tử. Sau khi đắc Pháp, ngộ Đạo, ông vừa cai trị việc quốc sự, vừa tĩnh tâm tu luyện. Sau này, Hoàng Đế cho đúc một cái lư lớn dưới núi Kiều Sơn. Ngay khi cái lư vừa được đúc xong, bầu trời đột nhiên mở ra, xuất hiện một con rồng vàng tới đón ông. Hoàng Đế cùng với hơn 70 cận thần bước lên lưng rồng, bạch nhật phi thăng, công thành viên mãn.

Khi một dòng họ hết chân mệnh Thiên tử và một dòng họ mới lên thay lập ra triều đại mới thì trước hết phải có Thiên tượng, những dấu hiệu hay ý chỉ của Trời mới có thể lên ngôi chính thống.
Sau khi đắc Pháp, ngộ Đạo, ông vừa cai trị việc quốc sự, vừa tĩnh tâm tu luyện. (Miền công cộng)

Sau khi Hoàng Đế cưỡi rồng bay lên, Thiếu Hạo kế tục ngôi đế và tại vị 84 năm thì qua đời. Sau đó cháu trai ông là Chuyên Húc lên ngôi. Trước thời đế Chuyên Húc, Thiên và Địa có thể tương thông, con người có thể khá dễ dàng giao tiếp với Thiên nhân và bán Thần ở trên trời. Thần ở trên trời hoặc Thiên nhân thường xuyên giáng hạ trần gian. Những điều này đều là văn hoá bán Thần của phương Đông, chỉ có điều hiện giờ đã trở thành truyền thuyết cổ xưa.

Liệu có bằng chứng nào chứng minh rằng trong lịch sử nhân loại từng thực sự trải qua thời kỳ văn hoá bán thần không?

Danh sách các vị vua Sumer

Nền văn minh Sumer là nền văn minh sớm nhất trong lịch sử loài người. Từ các di tích khai quật được của người Sumer, phát hiện ra một cuốn sách bằng đất khắc các văn tự, phía trên có dùng chữ hình nêm khắc dòng thời gian trị vì của các vị vua thời cổ đại. Đó chính là Danh sách các vị vua Sumer. Năm 1906 tại Nippur, học giả người Mỹ gốc Đức Hermann Hilprecht là người đầu tiên phát hiện ra một phần của danh sách này, và sau đó liên tục tìm ra được rất nhiều phần khác nhau, chúng có nội dung ghi chép giống nhau. Theo ghi chép trong danh sách các vị vua Sumer, vương quyền do Trời ban cho, thời gian 8 vị vua đầu tiên trị vì 5 thành phố kéo dài tới 241.200 năm, cho tới trận đại hồng thuỷ đào thải nhân loại xuất hiện. Sau đó, vương quyền lại một lần nữa do Trời ban, xuất hiện vương triều Babylon và vương triều Assyria. Có điều, thời gian cầm quyền của các vị vua ngày càng ngắn, dần dần chỉ còn vài trăm năm, thậm chí chỉ vài chục năm.

Bản tái hiện lại thành phố của nền văn minh Sumer cổ xưa. (Ảnh qua ĐKN)

Đơn vị đo lường của người Sumer là ‘sar’, ‘ner’, và ‘soss’. Một ‘sar’ là 3.600 năm; một ‘ner’ là 600 năm, một ‘soss’ là 60 năm. Phần đầu tiên trong danh sách các vị vua Sumer có ghi rõ rằng Trời ban cho vương quyền, cùng thời gian và địa điểm 8 vị vua tại vị. Người có thời gian cầm quyền lâu nhất là vị vua thứ 3 Enmenluana, tới 12 ‘sar’ (43.200 năm). Vị vua thứ 5 là Dumuzid có thời gian cầm quyền lâu thứ hai, kéo dài 10 ‘sar’ (36.000 năm). Vị vua có thời gian thống trị ngắn nhất là vị thứ 8 Ubara- Tutu, với 5,16 ‘sar’ (18.600 năm). Thời gian mỗi vị vua cầm quyền đều tới vài vạn năm. Vậy họ phải sống thọ tới bao nhiêu tuổi? Trong lịch sử Trung Quốc người thọ nhất phải kể tới Bành Tổ, cháu chắt trai của Chuyên Húc, thọ 800 tuổi. Thời hiện đại có ghi chép về người dân thường sống lâu nhất tên là Lý Thanh Vân (1677-1933) thọ 256 tuổi. Các vị vua trong danh sách vua Sumer đều sống tới vài vạn năm. Đây không phải là tuổi thọ của con người rồi!

Điều thần kỳ là trong kinh Phật cũng có nhắc tới 7 vị Phật cổ xưa: trước Phật Thích Ca Mâu Ni có 6 vị Phật nguyên thủy là: Phật Tỳ Bà Thi (hay Phật Bì Lư Thi, Vipasyin), Phật Thi Khí (Sikhin), Phật Tỳ Xá Phù (hay Phật Tỳ Xá Bà, Visvabhu), Phật Câu Lưu Tôn (hay Phật Câu Lâu Tôn, Krakucchanda), Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni), Phật Ca Diếp (Kasyapa), các Ngài đã từng truyền Phật Pháp độ nhân ở thế gian. Thời đại họ xuất hiện cách nay hàng ức kiếp. Trong Phật giáo, “kiếp” là một đơn vị thời gian. Một kiếp chính là một ngày (ban ngày) của Đại Phạn Thiên, tương đương với 4,32 tỷ năm nơi trái đất chúng ta. Và khi đó thọ mệnh của con người cũng tới vài vạn năm, từ 8 vạn tuổi thời kỳ Phật Tỳ Bà Thi giảm xuống 2 vạn tuổi thời kỳ Phật Ca Diếp. Cho tới vị Phật cuối là Thích Ca hạ thế độ nhân, cách nay 2.500 năm, tuổi thọ con người trở nên rất ngắn. Điều này dường như trùng hợp một cách kinh ngạc với ghi chép trong danh sách các vị vua Sumer.

Điều kinh ngạc nhất trong danh sách các vị vua Sumer là những ghi chép sau trận đại hồng thuỷ dần dần ứng nghiệm với lịch sử nhân loại, cho đến những gì các nhà khảo cổ học chứng thực cũng đã trở nên vô cùng chính xác. Vậy nên con người không thể nào coi chúng là chuyện hoang đường.

Điều kinh ngạc nhất trong danh sách các vị vua Sumer là những ghi chép sau trận đại hồng thuỷ dần dần ứng nghiệm với lịch sử nhân loại, cho đến những gì các nhà khảo cổ học chứng thực cũng đã trở nên vô cùng chính xác. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Năm 1849, nhà thám hiểm kiêm khảo cổ học người Anh Austen Henry Layard đã tìm thấy Nineveh, thành phố lâu đời nhất và đông dân nhất của Đế chế Assyria cổ đại, nằm trên bờ Đông của sông Tigris và được bao bọc bởi thành phố hiện đại Mosul, Iraq. Ông đã khám phá ra cung điện Sennacherib và nhiều tác phẩm nghệ thuật phi thường. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là việc ông phát hiện ra số lượng lớn các tấm phù điêu đá lớn hình mặt người thân bò có cánh và nhiều các văn vật khác. Đặc biệt họ tìm ra lượng lớn bản đất chữ hình nêm của Thư viện Hoàng gia Ashurbanipal của vương triều Ashurbanipal. Đặc biệt nổi tiếng nhất trong đó là bộ sử thi Gilgamesh hoàn chỉnh.

Sử thi Gilgamesh

Sử thi Gilgamesh hiện được xem là sử thi anh hùng cổ xưa nhất, đã được người Sumer lưu truyền từ hơn 4.000 năm trước, lâu đời hơn những sử thi vốn quen thuộc như “Kinh Thánh” và sử thi Odyssey của Homer. Gilgamesh là một vị vua trong lịch sử của thành bang Uruk của người Sumer cổ đại, một anh hùng trong thần thoại Lưỡng Hà cổ đại, và là nhân vật chính của Sử thi Gilgamesh. Gilgamesh là vị vua đầu tiên mà các nhà khảo cổ đã chứng minh được rằng ông ứng với danh sách các vua Sumer. Theo ghi chép trong danh sách này, ông nắm quyền 126 năm, là tuổi thọ rất gần với con người ngày nay.

Theo sử thi, khoảng vào năm 2375 trước công nguyên, Gilgamesh trở thành quốc vương của Uruk, xây thành tại lưu vực Lưỡng Hà. Ông sở hữu sức mạnh vô song, tài trí mẫn tiệp, dung mạo anh tuấn. Thời trẻ ông là một bạo chúa, cậy quyền thế ức hiếp người, cưỡng ép người dân xây thành luỹ và đền đài, khiến dân chúng lầm than, những người dân tuyệt vọng cầu nguyện các vị Thần cứu rỗi. Nữ Thần Aruru sáng tạo ra dũng sĩ Enkidu nửa Thần nửa thú để thách đấu với Gilgamesh. Hai người ngang tài ngang sức, đánh nhau không biết bao ngày bao đêm mà vẫn chưa phân được thắng bại. Cả hai vô cùng khâm phục sự dũng cảm của nhau nên đã quyết định kết thành bạn thân.

Nhờ sự khuyên nhủ của Enkidu, Gilgamesh hiểu ra rằng bậc làm quân vương cần phải vì dân tạo phúc. Từ đó, ông thiện đãi bách tính, khi tai hoạ tới ông đã cùng Enkidu dốc sức hiệp lực tiêu diệt quái thú Fen Baba tàn hại người dân và giết chết Thiên ngưu gây hại đối với người dân Uruk. Nhưng vì việc giết Thiên ngưu của Thiên Thần Alulu nên Thiên Thần đã trừng phạt họ, đưa ra một lời nguyền đáng sợ rằng trong 2 người nhất định có một kẻ phải chết. Cuối cùng, Enkidu bình tĩnh, thản nhiên chấp nhận sự trừng phạt này và chịu chết. Gilgamesh vô cùng đau lòng và cảm thấy nỗi sợ đối với cái chết. Ông hy vọng có thể tìm ra phương pháp trường sinh bất lão, thoát khỏi cái chết và cứu sống lại Enkidu. Ông trèo đèo lội suối, trải qua gian khổ và cuối cùng đã tìm ra nơi cư ngụ của tổ tiên vốn đã bước vào hàng ngũ của các vị Thần.

Từ tổ tiên, Gilgamesh biết được rằng, ở nơi sâu thẳm nhất dưới biển có một cánh cửa khi bước vào sẽ là địa ngục. Ở cuối cùng của địa ngục có một loại cỏ Tiên có thể làm cho người chết sống lại. Gilgamesh không chút do dự vội lên đường đi đến biển tìm loại cỏ Tiên. Ai ngờ sau bao gian khổ tìm được cỏ Tiên thì bị con rắn gian xảo tha đi mất. Con rắn già lập tức trút lớp da, đột nhiên tinh thần sáng suốt. Gilgamesh vô cùng thất vọng, đành phải quay trở về Uruk. Từ đó, ông bị mắc bệnh, quanh năm mệt mỏi. Nỗi nhớ bạn cộng thêm với cảm giác tội lỗi, tự trách bản thân đã dày vò sinh mệnh ông. Khi ông sắp ra đi, Enkidu lại đột nhiên xuất hiện. Enkidu nói với ông rằng: “Con người vốn được định ra sẵn rằng không được vĩnh sinh nhưng sự huy hoàng của nhân loại trường tồn với đời, thân thể con người chết đi nhưng linh hồn mãi mãi bảo vệ con người và đất nước yêu thương cũng như những lý tưởng theo đuổi”.

Gilgamesh bỗng nhẹ lòng và bệnh tình của ông đã chuyển biến tốt lên. Dân chúng thấy quốc vương của mình tinh lực tràn trề, gương mặt tròn đầy, ánh mắt sáng rạng và dáng người uy dũng vô cùng, họ ca tụng quốc vương, viết khúc ca truyền thời về sự tích của ông khắc trên đá. Đó là câu chuyện về vua Gilgamesh được kể trong danh sách các vị vua Sumer.

Dân chúng thấy quốc vương của mình tinh lực tràn trề, gương mặt tròn đầy, ánh mắt sáng rạng và dáng người uy dũng vô cùng. (Ảnh: tổng hợp)

Đại hồng thuỷ là cột mốc phân chia thời đại

Danh sách các vị vua Sumer chia rõ hai giai đoạn ‘trước hồng thuỷ’ và ‘sau hồng thuỷ’. Gilgamesh là vị vua thứ 3 của thời kỳ sau trận đại hồng thuỷ. Vị vua đầu là Jusher nắm quyền trong 1.200 năm. Sau ông, thời gian các vị vua tại vị càng ngày càng ngắn. Vị vua thứ 2 tại vị 960 năm. Gilgamesh - 126 năm. Sau đó vị vua thứ 4 chỉ thống trị trong 14 năm. Điều này chẳng phải nói lên rằng vì một nguyên do nào đó mà thọ mệnh của nhân loại ngày càng ngắn đi sao? Và cột mốc phân chia thời đại này rất có thể là đại hồng thuỷ.

Liên quan tới ghi chép về đại hồng thuỷ, hầu như tất cả các dân tộc trên thế giới đều có lưu giữ ký ức về nó. Vì thế, có thể nói đây là một trận đại hồng thuỷ quy mô lớn trên khắp thế giới. Kinh Cựu Ước có nói rằng Đức Giê-hô-va thấy tội của con người đã quá lớn, nên đã tuyên bố dùng đại hồng thuỷ tiêu diệt tất cả sinh vật, và khiến Noah chế tạo ra một con thuyền để cho những người tốt và tin Thần được may mắn sống sót. Trung Quốc cũng có câu chuyện rất nổi tiếng liên quan tới đại hồng thuỷ, đó là Đại Vũ trị thuỷ. Trong “Thượng Thư” có ghi chép rằng: Vua Thuấn nói với quần thần rằng nước lũ ập tới, rừng chìm trong nước, người và thú không chỗ nương thân.

Hai vị cuối cùng trong Tam hoàng Ngũ đế là Nghiêu Thuấn. Vào thời kỳ Nghiêu Thuấn đã xảy ra đại hồng thuỷ khiến tất cả mọi thứ dưới độ cao 2.000 m đều bị nhấn chìm. Văn minh vật chất của nhân loại chỉ trong nháy mắt bị huỷ mất. Người phương Đông ở trên núi Côn Lôn may mắn sống sót. Sau khi hồng thuỷ rút đi, nền văn minh mới dần dần sinh sôi phát triển. Trận đại hồng thuỷ 3.000 năm trước cũng trở thành bước ngoặt quan trọng của văn hoá Trung hoa 3.000 năm trước và 3.000 năm sau. Văn hoá 3.000 năm trước của Trung Hoa chính là thời kỳ thượng cổ trong truyền thuyết, cũng chính là thời đại nhân Thần đồng tại. Bát quái trong Kinh dịch có phân thành tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái. Phục Hy vẽ tiên thiên bát quái, tới Văn vương vẽ hậu thiên bát quái, chính là đối ứng 3.000 năm trước. Từ khi hậu thiên bát quái xuất hiện, nhân loại bước vào thời kỳ 3.000 năm sau, cũng chính là chấm dứt thời kỳ nhân Thần đồng tại.

Trong “Thượng Thư- Lữ Hình”, “Sơn Hải Kinh - Đại Hoang Tây Kinh”, “Lã Thị xuân thu”... đều có ghi chép về những câu chuyện tuyệt địa thiên thông (cắt đứt đường thông trời đất). Thời Hoàng đế, nhân Thần đồng tại, Thần có thể tự do xuống nhân gian, con người có thể lên trời bằng bằng ‘chiếc thang trời’ - núi Côn Lôn. Nhưng Xi Vưu - thủ lĩnh bộ lạc Cửu Lê hung hăng bạo loạn, mang tới tai hoạ cho người dân, ỷ mạnh hiếp yếu. Sau khi Chuyên Húc lên ngôi, vì để lập ra trật tự và phép tắc nghiêm minh, đã hạ lệnh cho cháu trai là Trọng và Lê, một người dùng hai tay nâng trời, một người ấn xuống, từ đó trời đất tách xa nhau. ‘Chiếc thang lên trời’ là núi Côn Lôn cũng không thể lên trời được nữa. Đường nối giữa trời đất bị cắt đoạn. Con người và Thần không được sự cho phép của Trọng và Lê thì không được phép tùy ý lên trời hay xuống đất nữa. “Trọng” và “Lê” nhận lệnh ‘nắm giữ 4 mùa trong trời đất, không cho người và Thần can thiệp lẫn nhau. Đó chính là ‘tuyệt địa thiên thông’. Sau “Lê” có một người con trai tên là “Ế”, cậu giúp cha coi quản trình tự vận hành của mặt trời, mặt trăng và các vì sao, tránh xảy ra hỗn loạn. Sau này, tự nhiên “Ế” cũng trở thành vị Thần thời gian trong Thần thoại. Hiện nay, con người đều coi những điều này đều là Thần thoại, chỉ có rất ít người tin.

Trong lịch sử nhân loại, thực sự có thời đại nhân Thần đồng tại, ít nhất thì vị vua Gilgamesh cũng là một bí ẩn chưa có lời giải.

Minh An

Theo Weiyushiguang



BÀI CHỌN LỌC

Tuổi thọ con người đã từng đạt 80.000 năm tuổi? Danh sách các vua Sumer trùng khớp với ghi chép về bảy vị Phật cổ trong kinh Phật [Radio]