Văn sử (P-1): Xưa, chuẩn bị 50 năm vì 1 trận động đất; nay, ôn dịch trước mắt ta đã chuẩn bị những gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông là một vị quan thanh liêm, lương tâm trong sạch. Một trận động đất lớn xảy ra, con trai ông đã bị thiệt mạng, chính ông cũng bị chấn thương ở chân. Buồn rầu phẫn uất ông trách trời xanh bất công. Những người bị thương, bị thiệt mạng không lẽ cũng đều là người xấu sao?

Trong kho tàng văn hoá nhân loại từ cổ chí kim đã lưu lại rất nhiều những câu chuyện, điển cố, sử tác trứ danh về các thảm họa thiên tai, lưu lại những bài học vô cùng quý giá. Tại sao thiên họa xảy đến? Nó đến với mục đích gì? Và làm sao để con người có thể tránh khỏi đại nạn? Chúng ta hãy cùng lần theo dòng lịch sử nghiên cứu một số câu chuyện sau:

I. Câu chuyện Á Đông

1.Trung Quốc

Ngưu Thụ Mai (1791~1875), tự là Tuyết Tiều, hiệu Tỉnh Trai, là người huyện Thông Vị tỉnh Cam Túc, đỗ tiến sĩ năm Đạo Quang thứ 21. Năm Đạo Quang thứ 28, Ngưu Thụ Mai nhậm chức Tri phủ phủ Ninh Viễn tại Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên.

Theo ghi chép vào ngày mùng 7 tháng 8 năm Đạo Quang thứ 30 (đêm ngày 12 tháng 9 năm 1850), ở Tây Xương xảy ra một trận động đất lớn 7.5 độ richter. Cả thành phố lung lay sụp đổ, tiếng kêu gào khắp nơi. Hơn nữa động đất lại vào đúng nửa đêm, không cách nào cứu trợ. Đến khi trời sáng, cả thành phố như một đống hoang tàn đổ nát, người bị đá rơi đè chết nhiều vô kể.

Cả thành phố lung lay sụp đổ, tiếng kêu gào khắp nơi.
Cả thành phố lung lay sụp đổ, tiếng kêu gào khắp nơi. (Ảnh: Shutterstock)

Tri phủ Ngưu Thụ Mai cũng bị vùi sâu trong đất, tuy nhiên ông vẫn còn sống, chỉ là hai chân của ông đều bị thương, nhưng thê tử và con cái đều bị đá đè mất mạng.

Đứng nhìn thảm cảnh cả thành phố bị san bằng như bình địa và nhà cửa dân chúng bị tàn phá, quá đau lòng và uất ức Ngưu Thụ Mai đã viết một bức thư chất vấn Thần Thành Hoàng, chỉ trách Ngài hưởng thụ hương hỏa của bách tính, mà lại không giúp che chở cho con dân, khiến nhiều người chết như vậy, không lẽ những người chết đều là người ác sao? Hơn nữa, thân làm quan phủ một đời thanh liêm tận quốc, tâm địa trong sáng thiện lương, vậy cớ sao con trai lại chết một cách vô cớ? Ngưu Thụ Mai nghi ngờ Thần linh soi xét không thoả đáng, đạo Trời bất công.

Đêm hôm đó, Ngưu Thụ Mai mộng thấy mình đến phủ Thành Hoàng, Thần Thành Hoàng kính cẩn hành lễ với ông như khách và nói: “Tiên sinh thẳng thắn viết thư chỉ trách tôi, là bởi lẽ người còn chưa hiểu được đạo lý phán xét của Thần minh, vậy nên hôm nay muốn mời người đến, mong sao giải khai được nghi hoặc phẫn nộ của tiên sinh".

Thần Thành Hoàng nói: “Phàm là tai hoạ lớn, đều vì quần chúng tích ác nghiệp mà thành, tuyệt không hề ngẫu nhiên. Vì trận động đất lần này, Minh giới (địa phủ) đã chuẩn bị điều tra và ghi chép liên tục trong vòng 50 năm, những người không phải chịu nạn thiên tai, sớm đã đi sang nơi khác, nhưng nếu gần đây tạo việc gian ác, sẽ lại quay trở về. Mặc dù tạm thời có thể có những biến hoá xuất nhập vào địa phương không minh tỏ, nhưng địa phủ đều có thể tra lại trong bản án mỗi người, tuyệt sẽ không chậm trễ, càng không xử oan cho bất cứ ai".

Thần Thành Hoàng nói: “Phàm là tai hoạ lớn, đều vì quần chúng tích ác nghiệp mà thành
Thần Thành Hoàng nói: “Phàm là tai hoạ lớn, đều vì quần chúng tích ác nghiệp mà thành...(Ảnh: Shutterstock)

Ngưu Thụ Mai hỏi: “Nếu đã là như vậy, chẳng lẽ trong thành không có đến một người tốt nào ư? Con trai tôi cũng phải chịu nạn Trời trừng phạt?”

Thành Hoàng trả lời: “Trong thành còn có ba hộ dân, trong một thời gian ngắn họ khó có thể di chuyển, nhưng hiện tại họ đều an toàn và ổn định. Gia đình đầu tiên có một người tiết phụ (người phụ nữ giữ trinh tiết quyết không tái hôn khi chồng mất), trong nhà còn có ba góa phụ khác và nuôi thêm một cháu trai nhỏ; nhà thứ hai có một cậu thanh niên, trước giờ đều chưa từng bán thuốc giả, khi người dân mời anh ta đến xem bệnh, cho dù trời đêm mưa lớn, đường bùn trơn trượt anh ta vẫn nguyện ý lên đường, tận tâm trị liệu; còn có một hộ khác, đó là một cụ già cùng một đứa cháu nhỏ bán bánh rán, cũng không chịu thiệt hại trong trận động đất”.

Thành Hoàng lại tiếp: “Nếu người không tin có thể quay về đi kiểm tra, chắc chắn có thể tìm ra. Còn đối với con trai của người, vì nghiệp ác của cậu ấy trước đây quá nặng, vậy nên khó thoát khỏi kiếp nạn, mượn trận động đất này mà giải nghiệp của cậu. Bản thân tiên sinh cũng có trong số kiếp nạn, nhưng người làm quan không tham lam, vậy nên lần này được trời xanh khoan hồng, chỉ bị thương ở chân. Nói chung, sự trừng phạt hay khoan nhượng của trời xanh là rất cẩn mật chi tiết, tuyệt không thiên vị một ai. Nếu như không có tai họa, cũng sẽ không có đạo lý được miễn trừ. Hiểu thấu tỏ được việc nhân quả như vậy, hy vọng người về sau tận lực làm một ông quan tốt, tương lai sẽ được thăng chức làm Án sát sử".

Ngưu Thụ Mai như bừng tỉnh, tâm tình bình thản trở lại, lập tức thành khẩn tạ tội với Thành Hoàng, sau đó liền khấu tạ cảm ơn và cáo lui. Sau khi tỉnh lại, ông đi kiểm tra các nơi như Thần Thành Hoàng đã chỉ điểm, quả nhiên tìm thấy người tiết phụ và anh chàng đại phu ấy, cả gia đình họ đều bình an vô sự. Bởi vì nhà của hai người đó đều thấp nhỏ, bị các nhà hai bên sụp đổ chắn mất tầm nhìn nên rất khó phát hiện; còn về hai bà cháu bán bánh rán tìm nhiều lần đều không thấy, cũng vì họ ở trong một ngách nhỏ phía góc mấy ngôi nhà lớn. Mãi sau quan mới tìm thấy họ.

Ngưu Thụ Mai đến hỏi thăm, bà lão trả lời bình thường vẫn hay bán bánh rán ở đó, nhưng gặp phải người tàn tật, tuy rằng họ chỉ có chút tiền không đủ mua một chiếc bánh nhưng bà vẫn bán cho họ, thi thoảng còn cho không và không lấy tiền. Hai ngày trước khi động đất, người mua bánh rán đột nhiên tới rất đông, vì vậy hôm đó bà cùng cháu trai đã làm rất nhiều bánh rán. Hôm sau động đất xảy đến, hai người họ bị kẹt trong đống đổ nát không thoát được ra ngoài, ba ngày liên tiếp đều không có ai đến cứu trợ, may mắn thay có rất nhiều bánh rán có thể ăn để tránh cơn đói, vậy nên cuối cùng họ cũng sống sót.

Ngưu Thụ Mai nghe xong cảm thấy rất kinh ngạc, ông tự trách bản thân đã không chăm lo tốt cho bách tính, phải để người dân chịu khổ như vậy, ông giúp họ xây một gia viên, và lấy ra 1500 lượng để tài trợ cho những người dân gặp nạn giúp họ an cư trở lại. Từ đó về sau ông càng tin vào chuyện nhân quả, tu dưỡng tự thân, tận lực duy trì sự thanh liêm chính trực, không án nào xử oan, không có chuyện kiện tụng, phán quyết thận trọng, người dân sống yên ổn no đủ, bách tính còn gọi ông là “Ngưu Thanh Thiên” (quan Ngưu thanh minh liêm chính), sau này ông quả thật đã được thăng chức làm Án Sát Sử ở Tứ Xuyên, người dân nơi đó thường truyền tụng nhau rằng: “Ngưu Thanh Thiên đã đến!”.

lấy ra 1500 lượng để tài trợ cho những người dân gặp nạn giúp họ an cư trở lại.
Ông lấy ra 1500 lượng để tài trợ cho những người dân gặp nạn, giúp họ an cư trở lại. (Ảnh chụp phim Tam Tự Kinh)

Ngưu Thụ Mai công đức hiển minh, triều Thanh nhiều lần khảo phẩm phong ông danh hiệu “Đệ nhất tuần lương" (người tuân thủ pháp luật và hiền lương đứng đầu), là một điển hình của một vị quan yêu dân tuân thủ luật pháp. Năm Đồng Trị thứ 13, Ngưu Thụ Mai cáo lão hồi hương, tận lực đọc văn viết sách, có nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông như: “Tỉnh Trai toàn tập (tập văn xem xét kiểm thảo), Vấn Thiện Lục, Ngưu Thị Gia Ngôn”… ông hưởng thọ 84 tuổi.

Ở thôn Ngưu, huyện Đức Xương, tỉnh Tứ Xuyên, dân chúng cũng tự bỏ tiền để dựng lên “Ngưu Thụ Mai đức chính bài" (cổng vòm bằng đá khắc tên Ngưu Thụ Mai). Tuy nhiên trong chiến dịch “Phá tứ cựu” thời “Cách mạng văn hoá” của chính quyền Trung Quốc, “Đức chính bài" của ông có nguy cơ bị phá bỏ, khi đó người dân ở trung tâm văn hoá quận đã phủ lên thạch bài một lớp xi măng xám trắng, sau đó lại thêm một lớp sơn trắng, trên đó viết là “trích dẫn của Mao chủ tịch", bằng cách này nó đã không bị phá huỷ, được bảo lưu đến hiện tại, chỉ là còn dư lượng xi măng trên đó.

Vạn sự vạn vật trên thế gian đều có nhân duyên, từ góc độ của khoa học hiện đại mà xét, động đất là một hiện tượng biến động địa chấn, nhưng nguyên nhân căn bản kỳ thực của nó, chính là do nghiệp lực con người cự đại tạo thành, nhân gian gặp nạn, kỳ thực đại bộ phận đều do có người vô đức mới tạo thành nhân họa.

Nhìn thấy như là tạp loạn không trật tự, là hiện tượng ngẫu nhiên, nhưng hết thảy đều có an bài. Một trận động đất, Minh phủ đã phải làm chuẩn bị trước cả 50 năm. Và muốn trong đại nạn biến nguy thành an, thì cần thuận theo tự nhiên, tu dưỡng tự thân, trọng đức hành thiện, đó mới chính là sự chuẩn bị tốt nhất…

(Còn tiếp…)

Anh Kỳ



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Văn sử (P-1): Xưa, chuẩn bị 50 năm vì 1 trận động đất; nay, ôn dịch trước mắt ta đã chuẩn bị những gì?