Vì sao khi đối diện với kiếp nạn, người xưa thường nói: 'Thà tin là có, chớ tin là không'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trước khi tai nạn, họa hoạn xảy đến, thường có những bậc cao nhân muốn cứu đời giúp người nên tới mách bảo cách tránh nạn. Tuy nhiên, vẫn có người không chịu tin, và phải gánh chịu hậu quả. Thế nên người xưa mới đưa ra lời khuyên trí tuệ cứu nguy cứu nạn rằng: "Thà tin là có, chớ tin là không"...

Thời nhà Thanh, huyện Ninh Tân, Sơn Đông có một người tu luyện Đạo gia, người địa phương đều tôn kính gọi ông là Ông Đạo. Ông Đạo vốn tên là Thanh Nhuệ, từ khi còn nhỏ đã mồ côi cha nên theo mẹ cải giá đến nhà họ Triệu, do đó ông cũng đổi họ tên là Triệu Vạn Phổ. Sau này xuất gia được đặt Pháp hiệu là Nhất Tạng. Vị Đạo trưởng Nhất Tạng này có thể làm phép cầu mưa. Tài liệu lịch sử "Ninh Tân huyện chí" xuất bản năm Quang Tự có ghi chép rằng:

"Đạo sĩ Nhất Tạng họ Triệu, tên là Vạn Phổ, thông kinh điển, tập kiếm thuật. Những năm Gia Khánh, trời hạn hán nặng, Nhất Tạng lập đàn cầu mưa, lấy nước biển đổ lên đàn, một con rồng nhỏ vào trong đàn, ông lấy kiếm cắm ở miệng đàn, thế là mưa lập tức đổ xuống".

Vào năm đại hạn, Nhất Tạng đã dùng Đạo Pháp khiến rồng hiện hình và tiến vào Pháp đàn, đã triển hiện Thần tích phục long cầu vũ, có thể thấy ông là người tu luyện có thành tựu.

Vào năm đại hạn, Nhất Tạng đã dùng Đạo Pháp khiến rồng hiện hình và tiến vào Pháp đàn. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Trong "Ninh Tân huyện chí" còn ghi chép một Thần tích nữa của Đạo trưởng Nhất Tạng: vào năm Đồng Trị thứ 7 đời Thanh (năm 1868), khi đó Đạo trưởng Nhất Tạng đã qua đời vài năm rồi, có một nhóm phiến quân (đội quân tạo phản chống nhà Thanh đương thời) từ Thương Châu tiến xuống phía nam, sau khi đến huyện Ninh Tân, họ phát hiện ra phía trước có một lão Đạo sĩ mặc Đạo bào, tóc vấn cao, tay cầm bảo kiếm thất tinh, miệng niệm chân quyết chặn đường đi của họ. Phiến quân muốn tiến đến giết ông, bỗng nhiên phát hiện ra phía trước là đại dương mênh mông chặn đường đi của họ, thế là nhóm phiến quân này đành phải nhìn và lui bước. Nhờ thế mà nhân dân huyện Ninh Tân đã tránh khỏi cuộc tàn sát của chiến hỏa. Có người mục kích chuyện này, cho rằng vị Đạo trưởng này chính là Đạo trưởng Nhất Tạng. Có thể thấy người tu luyện có thành tựu thì không chỉ khi sống tạo phúc cho cả vùng, mà ngay cả sau khi qua đời vẫn có thể bảo hộ bách tính, đồng thời giúp cho muôn dân thêm kiên định tín ngưỡng Thần Phật.

Người tin bình an, người không tin chịu nạn

Người dân địa phương vẫn còn truyền tụng nhiều giai thoại huyền bí về Đạo trưởng Nhất Tạng. dưới đây là một trong số những câu chuyện như thế:

Một năm nọ vào lúc thu hoạch lúa mạch, Đạo trưởng Nhất Tạng nói với người dân trong thôn rằng: sau khi dừng làm việc thì mỗi người hãy vác một bó lúa mạch về nhà, nếu không thì mưa đá sẽ đập vào thân thể. Mọi người ngẩng đầu xem, trời trong xanh không một gợn mây, chẳng có chút nào giống như mưa đá sắp rơi xuống cả. Thế là rất nhiều người không tin, không nghe theo, không vác bó lúa mạch về, nhưng cũng có những người tin và làm theo. Kết quả khi mọi người làm xong đang trên đường về, vẫn chưa đến nhà thì một trận cuồng phong nổi lên, mưa to gió lớn kèm mưa đá bất ngờ từ trên trời rơi xuống. Những người vác bó lúa mạch vội vàng đội lên đầu thì bình an vô sự. Những người không vác bó lúa mạch thì không có nơi nào ẩn nấp, bị mưa đá giáng sứt đầu mẻ trán.

Đạo trưởng Nhất Tạng là người tu luyện, Thần thông của ông là từ tu luyện mà ra. Ông dùng Thần thông nhìn thấy sắp có mưa đá, thế là bảo mọi người phương pháp phòng tránh, người tin thì bình an, người không tin thì chịu nạn.

người tin thì bình an, người không tin thì chịu nạn.
Người tin thì bình an, người không tin thì chịu nạn. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Còn một câu chuyện xưa kia, cũng ở vùng Sơn Đông có một người đàn ông có Thần thông, mọi người gọi là Nhiệm Điên. Người này tấm lòng rộng lượng khoáng đạt, thường hay giúp đời cứu người - giống như Tế Công của Sơn Đông vậy. Một lần, ở một quán ăn có một con chó đuổi một con mèo, ầm ĩ khiến gà kêu chó sủa tan tác, làm vỡ rất nhiều bát. Nhiệm Điên trông thấy vội vàng thét: "Lấy nước té, lấy nước té".

Nước vừa té ra, thì ra đó là hai con chó và mèo cắt bằng giấy. Đó là một vị thuật sĩ ăn cơm trong quán cố ý trêu chọc chủ quán, nguyên nhân là chủ quán đã vô lễ với ông ta. Pháp thuật cắt giấy biến thành thật này thì đa phần có liên quan đến Kỳ môn độn giáp.

Một lần Nhiệm Điên đến một huyện ở Sơn Tây, đến thăm một người bạn đời trước của ông, đời này là huyện lệnh địa phương. Sau khi gặp huyện lệnh, ông lấy từ trong ngực ra một trái táo, một trái lê, một trái sơn trà và một thỏi thiếc. Huyện lệnh hiểu ra Nhiệm Điên muốn nói với ông "sớm rời khỏi Sơn Tây" [Tảo ly Sơn Tây - gần âm với Táo Lê Sơn Tích].

Huyện lệnh hỏi Nhiệm Điên: "Khi nào chúng ta đi?"

Nhiệm Điên nói: "Đi ngay đi, không đem theo gì cả, mau lên".

Huyện lệnh hỏi: "Đi thế nào?"

Nhiệm Điên dẫn huyện lệnh và gia quyến đến phố, đến một nơi rộng rãi nhất rồi nói: "Mọi người ngồi xuống".

Nói rồi ông ta vẽ một con thuyền cực lớn trên mặt nền gạch, còn có cả buồm. Trên phố rất nhiều người đến xem, thấy huyện lệnh bị một người quần áo rách rưới trêu chọc thì đều cười chê, mỉa mai nói kháy huyện lệnh, rằng có phải là ông bị ma nhập không.

Nhiệm Điên vẽ thuyền xong thì hỏi một câu: "Còn có ai muốn lên thuyền không?". Mọi người đều lấy làm lạ, và chẳng để ý, có người còn nói một câu: "Chúc thuận buồm xuôi gió".

Nhiệm Điên thở dài than rằng: "Huyện này đều đáng phải chết, tôi cũng chẳng có cách nào nữa".

Trong lúc đang nói thì chiếc thuyền vẽ biến thành thuyền thật, trong chớp mắt nước lũ như trời long đất lở tràn đến, nhấn chìm một nửa huyện. Nhiệm Điên đưa cả nhà huyện lệnh rời đi.

Tường Hòa

Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao khi đối diện với kiếp nạn, người xưa thường nói: 'Thà tin là có, chớ tin là không'?