Vì sao nam nhân ngày xưa đủ 20 tuổi phải làm lễ đội mũ trưởng thành

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ở đây Quan Lễ thuộc vào hàng “Gia Lễ", ý nghĩa của nó là buông bỏ những truy cầu thủa thiếu thời, thành tựu đức hạnh của người trưởng thành, nhắc nhở bản thân đã không còn thơ dại, cần phải có nhân phẩm, đức hạnh cao thượng, làm việc gì cũng cần phải có trách nhiệm với người khác, có trách nhiệm với xã hội. Đường đường chính chính đi trên con đường của riêng mình. 

Trong văn hoá của người phương Đông xưa kia, nam nhân khi đủ 20 tuổi được tiến hành làm Quan Lễ (Lễ đội mũ trưởng thành), hay còn gọi là Nhược Quan, để xác nhận người bước vào giai đoạn trưởng thành, có trách nhiệm với xã hội. Vì cơ thể ở độ tuổi này vẫn chưa phát triển một cách toàn diện nhất, tuổi còn trẻ nên gọi là Nhược (yếu).

Trước khi nói đến Quan Lễ, chúng ta trước tiên hãy mạn đàm đôi chút về thế nào là Lễ?

Trong Lễ Ký - Nhạc Ký có nói: “Lễ giả, thiên địa chi tự dã", Tả Truyện cũng viết: “Lễ, thượng, hạ chi kỷ, thiên địa chi kinh vĩ dã, dân chi sở dĩ sinh dã", ý tứ là Lễ là đạo của trời đất, là quy tắc thứ tự quan trọng của vạn vật trên thế gian.

Trong thực tế xã hội nhân loại, trình tự trên dưới của Lễ có 5 loại: “Cát, hung, tân, gia”. Ở đây Quan Lễ thuộc vào hàng “Gia Lễ", ý nghĩa của nó là buông bỏ những truy cầu thủa thiếu thời, thành tựu đức hạnh của người trưởng thành, nhắc nhở bản thân đã không còn thơ dại, cần phải có nhân phẩm, đức hạnh cao thượng, làm việc gì cũng cần phải có trách nhiệm với người khác, có trách nhiệm với xã hội. Đường đường chính chính đi trên con đường của riêng mình.

Trong Lễ Ký - Quan Lễ có viết: “Thành nhân chi giả, tương trách thành nhân lễ yên dã. Trách thành nhân lễ yên giả, tương trách vi nhân tử, vi nhân đệ, vi nhân quân, vi nhân thiếu giả chi lễ hành yên. Tương trách tứ giả chi hành ư nhân, kỳ lễ khả bất trùng dư". Nghĩa là đã là người trưởng thành thì cần phải có yêu cầu lễ nghi của người trưởng thành để làm một người con, người huynh đệ, quân thần, hậu bối một cách đúng đạo, cũng như trách nhiệm của bản thân với xã hội với gia đình, có như vậy mới đúng là một đấng nam nhi chân chính.

Nghĩa là đã là người trưởng thành thì cần phải có yêu cầu lễ nghi của người trưởng thành
Đã là người trưởng thành thì cần phải có yêu cầu lễ nghi của người trưởng thành. (Ảnh: Epochtimes.com)

Theo cuốn Nghĩa Lễ - Sĩ Quan Lễ ghi chép thì nam nhân gia đình quyền quý khi đủ 20 tuổi sẽ do phụ thân đứng ra tiến hành làm Quan Lễ tại tông miếu. Trước lúc đó phải bốc quẻ xem ngày tốt và tìm người có uy đức phụ trách làm chủ lễ để gia Quan. Ngoài ra cũng cần mời một người phụ giúp, gọi là Tán Giả (người tán dương).

Khi tiến hành Quan Lễ, cần phải 3 lần gia Quan, sau mỗi một lần Quan mức độ tôn quý càng cao hơn. Đầu tiên là dùng mũ "chuy bố" (vải đen), ý nghĩa không được quên cái gốc làm người từ gian khó mà đi lên. Tiếp nữa là dùng mũ "bì biện" làm từ da hươu trắng, biểu thị có nghĩa vụ phục binh dịch, bảo vệ xã tắc. Và cuối cùng là dùng mũ "tước biện" làm từ vải lanh có màu đỏ xen lẫn sợi đen gọi là "văn quan" (mũ văn), biểu thị có đủ thân phận để tham gia tế lễ trong các buổi lễ quan trọng.

Sau khi trải qua ba lần "gia quan", người chủ lễ tiến hành kính rượu chúc mừng cho người được thụ quan. Người được thụ quan dựa theo lễ tiết mà thụ rượu, bái tạ chủ lễ, tiếp đó vào trong bái tạ song thân. Sau khi bái tạ song thân xong quay ra chủ lễ sẽ đặt cho tên tự. Thời xưa chỉ có người bề trên mới được gọi tên người bề dưới, còn thông thường mọi người hay xưng hô nhau bằng tên tự. Nói cách khác, tên tự chính là danh xưng của người thời xưa trong cuộc sống thường ngày chứ không gọi tên thật, tên cúng cơm.

Thụ tên tự xong sẽ quay ra bái kiến huynh đệ, tỷ muội và người thân. Người thụ quan sau đó sẽ thay y phục mới, đội mũ Huyền Quan, mặc Huyền phục và phối Tế Tất màu đen đỏ (Miếng vải từ thắt lưng đến đầu gối phía trước), dùng thân phận người trưởng thành đi bái kiến quốc quân, khanh đại phu (quan ở địa phương). Xong xuôi phụ thân người thụ quan sẽ tạ lễ cho chủ tế, kết thúc buổi lễ.

Minh Vũ

Theo secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao nam nhân ngày xưa đủ 20 tuổi phải làm lễ đội mũ trưởng thành