Vì sao nhân quả báo ứng có lúc hiện tiền, lúc lại không thấy?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sinh mệnh con người còn có kiếp sau hay không? Đây là cái mê khiến rất nhiều người không khỏi phiền não... 

Phật gia cho rằng chủ thể chân chính của sinh mệnh là nguyên thần, nguyên thần là bất diệt, nhục thân mang tải nguyên thần chỉ là ngoại hình xác thịt mà thôi. Hơn nữa mỗi một kiếp, mỗi một đời thì thân hình xác thịt là khác nhau, đây chính là nhân quả mà tự bản thân mỗi người ở kiếp trước làm nên. Con người cũng không phải đời đời kiếp kiếp đều có thể làm người, Phật giáo giảng sinh mệnh là tuân theo luật báo ứng ở lục đạo luân hồi.

Theo Tam thế nhân quả kinh, trong Phật giáo có cách nói: “Tam thế nhân quả là chỉ nhân quả có quan hệ với tam thế: Quá khứ, hiện tại và tương lai”. Hiện tại có được những phúc báo hay khổ nạn chính là quả báo của bản thân đã làm từ kiếp trước mà ra. Còn tất cả những gì làm ở hiện tại thì lại là phúc phận và khó nạn trong tương lai.

Liệu tất cả những hành vi của sinh mệnh đều thật sự có nhân quả báo ứng hay không?

Trong kinh Phật có nhắc nhở con người, mọi chuyện đều có quan hệ nhân quả: “Nhân có thể sinh quả, quả nhất định là có nhân".

Hành thiện tạo nhân, phúc báo là quả, hành ác tạo nhân, khổ báo là quả.

Có nhiều người không thấy báo ứng thiện ác trước mắt mà trong tâm nghi hoặc. Trên thực tế, thiện ác đều có báo, chỉ là thời gian chưa đến mà thôi.

Bằng chứng về nhân quả báo ứng...

Những năm cuối triều đại Đông Hán có một vị cao tăng là An Thế Cao từ Tây Vực đến Trung Thổ. Ông là người biên dịch cuốn Tam thế nhân quả kinh và chính bản thân ông cũng lưu lại những chứng cứ về nhân quả của mình, khiến người đời không khỏi giật mình sửng sốt.

Theo: Quyển 1 - Thần tăng truyện; phần Thế Cao truyện có ghi chép lại rằng: An Thế Cao là thái tử của một quốc gia nằm ở Trung Đông (thuộc Iran ngày nay). Từ nhỏ đã vô cùng hiếu thuận, thông minh, lại siêng năng học hành, nên thông suốt hết các điển tích ngoại quốc, cùng bảy diệu (mặt trời, mặt trăng, tinh tú), ngũ hành, y thuật, khí tượng, thiên văn. Sau khi phụ vương qua đời, ông là người được kế thừa ngôi vua, nhưng ông đã nhường lại cho chú của mình và xuất gia theo con đường tu hành. An Thế Cao đi qua rất nhiều nước để hoằng dương Phật Pháp. Đến đời Hán Hoàn Đế (147-167), ông qua Đông Độ tới đất Trường An. Từ đó, ông bắt tay vào việc phiên dịch kinh sách với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như kinh An Ban Thủ Ý, Âm Trì Nhập, Đại Thập Nhị Môn, Tiểu Thập Nhị Môn, v.v…

Với Thần thông xuất chúng, tiếng tăm của An Thế Cao vang truyền khắp nơi. Bản thân ông cũng nhìn được nhân quả của chính mình ở đời trước:

Kiếp trước ông là người xuất gia, vì để trả món nợ ở đời trước nên ông đến Quảng Châu và chết dưới lưỡi đao của một gã thiếu niên. Sau khi hoàn trả xong một mạng ở kiếp trước, ông lại chuyển sinh thành thái tử của nước An Tức, cũng tên là An Thế Cao.

Kiếp trước ông là người xuất gia, vì để trả món nợ ở đời trước nên ông đến Quảng Châu và chết dưới lưỡi đao của một gã thiếu niên.
Kiếp trước ông là người xuất gia, vì để trả món nợ ở đời trước nên ông đến Quảng Châu và chết dưới lưỡi đao của một gã thiếu niên. (Ảnh: Shutterstock)

Dưới thời Linh Đế Khiển tam niên (năm 170 TCN), Đông Hán hoạn quan tranh quyền. Giặc giã nổi lên không ngừng. Vì vậy, ông phải rời thành Lạc Dương, đến vùng Giang Nam để tiếp tục hoằng pháp. An Thế Cao biết kiếp trước mình không chỉ nợ một mạng người và vẫn còn những món nợ chưa trả xong, do đó ông lại tiếp tục con đường trả nợ. Trên đường đi ông qua Lô Sơn và hoàn thành tâm nguyện của mình ở kiếp trước. Chuyện kể rằng kiếp trước khi xuất gia tu hành, ông có một người đồng tu. Mặc dù tu luyện tinh tấn nhưng mỗi lần đi xin ăn gặp phải người nào không bố thí, liền tức giận và ôm hận trong tâm. An Thế Cao cố gắng khuyên nhủ đồng tu kia nhưng trải qua hơn 20 năm, tính tình anh ta vẫn không thay đổi. An Thế Cao nói với ông ta: “Về phương diện thông thạo kinh sách và tinh tấn tu luyện, tôi còn kém anh xa, nhưng do anh hay oán hận, nên kiếp sau nhất định sẽ thác sinh vào một sinh mệnh có hình thể xấu xí, quái ác. Nếu tôi đắc đạo, nhất định sẽ quay lại hoá độ cho anh”.

Cũng chính vì tâm nguyện này mà khiến ông đến Lô Sơn.

Lại nói, người đồng tu kiếp trước của ông kiếp này làm Thần Công trông coi miếu Cung Đình Hồ, tuy nhiên bởi kiếp trước vẫn chưa tu bỏ được tâm oán hận nên hình dáng thác sinh kiếp này là một con trăn xấu xí, vì không thể có thân người nên không thể tu hành. Kiếp trước tu hành, phúc phận bố thí đều đã dùng hết. Giờ số mệnh sắp hết, sau khi chết sẽ bị đày vào địa ngục. An Thế Cao đã đặc biệt siêu độ và giúp anh ta thoát khỏi hình hài quái ác đó để kiếp sau đầu thai vào Thiện đạo.

Sau đó An Thế Cao đi thẳng đến Quảng Châu để tìm người thiếu niên đã giết ông ở kiếp trước, khuyên nhủ anh ta đạo lý tuần hoàn nhân quả, vứt bỏ ân oán và thoát thai ra khỏi ác đạo trong luân hồi. Đã mấy chục năm trôi qua, cậu thanh niên năm nào nay đã thành ông lão bạc đầu. Nhìn thấy An Thế Cao liền có cảm giác đã quen từ trước. Sau khi nghe Phật Pháp, người này vội vàng quỳ xuống sám hối tội nghiệp của mình, hơn nữa còn nguyện ý theo ông đến Cối Kê tiếp tục hoàn trả món nợ. Khi An Thế Cao cùng người đó vừa đến chợ, đúng lúc gặp hai gã nọ đang cầm gậy đánh nhau. Một người chợt đánh nhầm vào đầu của An Thế Cao khiến ông vong mạng. Chứng kiến hai lần nhân quả báo ứng, người đó bèn phát tâm tinh tấn tu hành Phật pháp và cũng thường kể lại câu chuyện có thật này cho mọi người nghe. Bất luận người nào, hễ nghe qua câu chuyện này cũng đều tin về nhân quả báo ứng trong ba đời là có thật.

Vì sao có những lúc không thể nhìn thấy nhân quả?

Thiện ác hữu báo, quả báo sẽ không tiêu mất mà đều sẽ được tính lên thân người làm ra sự việc. Vậy vì sao có lúc không nhìn thấy quả báo? Bởi vì quả báo có thể sau khi tích lũy từ rất nhiều kiếp rồi mới phát sinh! Tam thế nhân quả: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai đều có tương thông với nhau và luân chuyển không ngừng nghỉ. Người Trung Quốc có câu: “Không phải là không báo mà là chưa tới”. Đến khi nhân duyên hội hợp đúng thời, cũng chính là lúc quả báo hiện tiền.

Người Trung Quốc có câu: “Không phải là không báo mà là chưa tới”. Đến khi nhân duyên hội hợp đúng thời, cũng chính là lúc quả báo hiện tiền. 
Người Trung Quốc có câu: “Không phải là không báo mà là chưa tới”. Đến khi nhân duyên hội hợp đúng thời, cũng chính là lúc quả báo hiện tiền. (Ảnh: Pexels)

Tuy nhiên, từ một người phàm trần bị rơi vào cõi mê mà nói, bởi vì chịu hạn chế của thời không sở tại, nên cũng chỉ nhìn thấy một góc của nhân quả mà thôi.

Câu chuyện sinh mệnh của An Thế Cao chính là triển hiện chân thực của “tam thế nhân quả”. Quả báo có thể tích luỹ qua hơn 3 đời, thậm chí còn lâu hơn nữa. Công đức hành khiến An Thế Cao kiếp sau được làm thái tử và kế thừa ngôi vua. Tuy nhiên, phúc báo này cũng không thể tránh được việc ông muốn đi hoàn trả nợ nghiệp, mặc dù ác nghiệp có thể bởi vì cơ duyên hành thiện mà được chuyển thành báo ứng nhẹ hơn. Nhưng nghiệp lực tạo thành từ kiếp trước sẽ không theo thời gian qua đi mà tự tiêu mất. Người đồng tu kiếp trước của An Thế Cao bởi vì quả báo oán hận mà khiến kiếp sau không thể đắc được thân người. Qua đó cũng cho thấy rằng: nếu như không coi trọng tâm tính khi tu hành thì cũng chẳng có tác dụng gì.

Câu chuyện thực tế về nhân quả ở Phương Tây

Ở Tây phương có nhà ngoại cảm nổi tiếng Edgar Cayce (1877—1945), ông còn được mệnh danh là: “Nhà tiên tri ngủ gật”.

Nhà tiên tri Edgar Cayce thông qua trạng thái nhập định có thể thu được những tín tức siêu việt về tri thức và thời không của nhân loại. Chỉ cần đưa cho ông tên, ngày sinh và địa điểm của một người là ông có thể miêu tả một cách chính xác về ưu nhược điểm, bệnh tật, chuyên môn, tính cách và hoàn cảnh sở tại của người đó... Thậm chí ông còn nhìn được đời đời kiếp kiếp và dự đoán về tương lai của họ.

Cả đời Edgar Cayce đã tiến hành qua 15.000 nghìn lần tiên tri dưới trạng thái nhập định và chúng đều được ghi chép, bảo tồn một cách cẩn thận.

Những lời tiên tri của ông chủ yếu là chuẩn đoán bệnh tật, trong đó có 8986 bệnh án. Với mỗi một người, ông lại tiên đoán nhân quả một cách minh xác và tìm ra căn nguyên bệnh tật của người đó, ông cho rằng chúng không phải đến từ vật chất không gian trong một đời này, mà nó đến từ nghiệp lực luân báo ở những kiếp trước. Đó chính là những điều đã làm sai trái ở kiếp trước mà tạo thành bệnh tật ở kiếp này, gieo nhân nào thì gặp quả nấy.

Thông qua tiên tri, Edgar Cayce cho rằng: con người khó có thể khỏi được bệnh tật triệt để thông qua việc điều trị bằng thuốc thang, đồng thời ông chỉ cho con người cách thoát ly khỏi luân hồi báo ứng mà bước trên thiện đạo. Muốn khỏi bệnh, thì nhất định phải đề cao bản thân từ trên tinh thần, nghĩa là cần phải tu tâm tính.

con người khó có thể khỏi được bệnh tật triệt để thông qua việc điều trị bằng thuốc thang, đồng thời ông chỉ cho con người cách thoát ly khỏi luân hồi báo ứng mà bước trên thiện đạo. Muốn khỏi bệnh, thì nhất định phải đề cao bản thân từ trên tinh thần, nghĩa là cần phải tu tâm tính.
Con người khó có thể khỏi được bệnh tật triệt để thông qua việc điều trị bằng thuốc thang. Muốn khỏi bệnh, thì nhất định phải đề cao bản thân từ trên tinh thần, nghĩa là cần phải tu tâm tính. (Ảnh: Shutterstock)

Một ví dụ thực tế được ông tiên đoán và ghi chép lại trong cuốn: Những ngôi nhà - Câu chuyện của Edgar Cayce về luân hồi. Câu chuyện kể về một phụ nữ bị mắc bệnh tê liệt từ lúc 6 tháng tuổi, khiến xương sống bị vẹo, đi lại khó khăn. Sau khi trưởng thành, cha cô không chút quan tâm gì tới cô, thậm chí còn cướp đi số tiền bán trứng mà cô vất vả dành dụm được. Người yêu đầu tiên của cô bị chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó cô kết hôn với một người đàn ông, người này sau đó cũng bỏ cô mà đi. Tuy nhiên, khổ nạn vẫn chưa dừng lại ở đó, một lần cô bị ngã cầu thang lại khiến xương sống bị tổn thương và lại phải nằm trên giường bệnh. Edgar Cayce nhìn thấy người phụ nữ nhiều bệnh nạn này từng xuất thân trong một gia đình quý tộc trong thời La Mã. Trong kiếp đó, cô thường cười chế giễu trước những cái chết của những đấu sĩ thua trận trong các đấu trường. Điều này biểu thị, một người xem thường và chế giễu đối với những khổ nạn mà người khác gặp phải thì đều sẽ tạo thành nghiệp lực cho bản thân. Khoản nợ này sẽ theo người đó suốt đời và cho đến khi nó được hoàn trả hết mới thôi.

Làm sao để thoát khỏi tam thế nhân quả?

Người ác người sợ, còn trời thì không sợ. Người thiện người lừa, trời không lừa. Vậy làm thế nào mới có thể thể thoát khỏi tam thế nhân quả và vĩnh viễn không còn qua luân hồi? Những câu chuyện thực tế về nhân quả ở Đông, Tây phương đều nhắc đến hai chữ: “Hành thiện”. Chỉ có hành thiện, tu tâm tính, đề cao tầng thứ của sinh mệnh mới có thể cải thiện được số mệnh.

Trong văn hoá Trung Hoa truyền thống cũng có câu nói nổi tiếng: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo”.

Trong Chu dịch - Hệ từ hạ có ghi chép: “Thiện không tích, không đủ thành danh; Ác không tích, không đủ diệt thân”. Điều này hoàn toàn phù hợp với cách nói bên Phật gia: “Làm việc tốt đắc phúc báo tốt, tận lực làm việc ác sẽ khiến hình thần toàn diệt”.

Trong Kinh dịch -. khôn quái có viết: “Nhà tích thiện, ắt có điều lành; nhà không tích thiện ắt có tai ương”.

Những câu chuyện về ‘Thiện có thiện báo’

Trong Tam thế nhân quả kinh có viết: “Mạch đạo nhân quả người không thấy, xa là con cháu gần là thân”.

Dưới đây là một câu chuyện minh minh chứng cho quy luật ‘thiện có thiện báo’ xuất hiện ở Đài Loan:

Hơn 100 năm trước, ở Đài Loan có một con tàu bị đắm khiến hơn 90 người chết. Một cậu thanh niên 16 tuổi tên Lâm Thanh Kỳ cũng gặp nạn trên con tàu đó nhưng sau được một chú rùa cứu mạng đưa vào bờ trong tình trạng hôn mê. Cha của Thanh Kỳ là Lâm Gia Mỗ, ông là một nhà từ thiện. Bởi vì trên lưng chú rùa khi đó có khắc 5 chữ lớn: ‘Lợi Nguyên Hiệu phóng sinh’ nên người ta nhận ra đây chính là chú rùa ông đã cứu mạng.

Điều này chứng minh rằng thiện không chỉ có thiện báo mà còn mở rộng cho con cháu đời sau. Đa số người dân Đài Loan đều biết đến câu chuyện này.

Nhân quả báo ứng báo thế nào?

Theo quan điểm của ‘nhân quả báo ứng’, làm nhiều việc tốt, thì tất nhiên đắc được báo ứng tốt.

Còn theo kinh Phật, con người ở thế gian từ bi thiện hành, sẽ đắc được 5 loại phúc báo này:

1.Kéo dài thọ mệnh; 2.Thân tâm khoẻ mạnh; 3.Không bị làm hại bằng đao kiếm, hổ sói, bệnh độc; 4.Sau khi chết vãng sinh vào thế giới Cực Lạc; 5.Kết thúc thiên mệnh, chuyển sinh thành người lại được phúc phận sống lâu, ít bệnh.

Làm điều ác, thì ác báo là gì? Theo kinh Phật, có 10 loại ác báo: 1.Không có ngũ căn (tay chân bại liệt); 2.Già neo đơn (goá vợ hoặc chồng, không con cái); 3. Sứt môi (thiếu ngũ quan); 4.Bệnh tật liên miên (khó chữa, chữa không khỏi); 5.Mồ côi từ nhỏ (không gia đình, không người thân); 6.Huỷ diệt về thể xác (nghiêm trọng là bại liệt); 7.Chịu khổ chết đói (khó sống qua ngày); 8.Nhiều bệnh nhiều nạn (cuộc sống không ngày nào yên); 9.Tai vạ bất ngờ (chết thảm); 10.Địa phủ kết án (chết nhập địa ngục).

Linh Chi (biên dịch)
Nguồn: epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao nhân quả báo ứng có lúc hiện tiền, lúc lại không thấy?