Vì sao nỗ lực học tập mà thành tích vẫn không tốt?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mặc dù một số người học chăm chỉ và nắm kỹ các tài liệu của khóa học, nhưng kỳ thi vẫn không lý tưởng, vì sao?

Là do bạn chưa biết cách học hiệu quả. Vậy làm thế nào để học hiệu quả? Bước đầu tiên là tìm ra vấn đề của bạn là gì và cách giải quyết nó.

Dưới đây là 9 lý do phổ biến nhất khiến học sinh học hành chăm chỉ nhưng kết quả không được như ý, cùng các giải pháp tham khảo.

1. Lo lắng thi cử

Nếu kỳ thi của bạn căng thẳng đến mức não của bạn trống rỗng, điều này khiến bạn khó nhớ những gì đã học và khó tập trung trả lời các câu hỏi trước mặt.

Nếu bạn đã học và nắm chắc tài liệu, hãy cố gắng thư giãn một chút trong ngày thi. Hãy suy nghĩ tích cực rằng: “Mình đã học và nắm chắc nội dung sách giáo khoa rồi”. Tập hít thở sâu trong khi làm bài thi.

Nếu kỳ thi của bạn căng thẳng đến mức não của bạn trống rỗng, điều này khiến bạn khó nhớ những gì đã học và khó tập trung trả lời các câu hỏi trước mặt. (Ảnh: Pexels)

2. Không tìm hiểu kỹ, chỉ học thuộc lòng

Chỉ quan tâm học thuộc lòng mà không suy nghĩ nội dung sâu hơn của tài liệu.

Không chỉ nhớ tài liệu đang học mà còn phải hiểu ý nghĩa. Nghĩ xem tài liệu bạn đang xem có liên quan như thế nào đến các chủ đề và ý tưởng khác. Điều này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn và đầy đủ hơn về những gì mình đang học.

3. Không bắt đầu học từ sớm

Trì hoãn trong việc học và không dành đủ thời gian để tiếp thu tài liệu trước kỳ thi.

Vậy chúng ta nên làm gì để khắc phục? Hãy tạo thói quen thường xuyên ghi chú các nhận xét. Hãy dành vài phút mỗi buổi tối để xem lại các ghi chú trên lớp. Xem lại liên tục sẽ giúp đảm bảo trí nhớ lâu dài về nội dung đã học.

4. Thức quá khuya học bài

Cận ngày thi mới ra sức học bù đêm hôm, vậy sao không dành một ít thời gian học mỗi ngày trước kỳ thi?!

Trong khi ngủ, não bộ sẽ chuyển vật chất từ ​​trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, vì vậy một giấc ngủ ngon trước kỳ thi sẽ hiệu quả hơn thức khuya. Lên kế hoạch trước và bắt đầu ôn tập ít nhất ba ngày trước kỳ thi, để tránh phải học quá sức vào đêm cuối cùng.

Cần lên kế hoạch trước và bắt đầu ôn tập ít nhất ba ngày trước kỳ thi, để tránh phải học quá sức vào đêm cuối cùng. (Ảnh: Pexels)

5. Kéo dài thời gian học

Bạn học liên tục hàng giờ liền mà không bị gián đoạn. Nhưng dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu không có nghĩa là bạn sẽ hiểu rõ hơn về tài liệu.

Đừng sử dụng khoảng thời gian lớn mà hãy sử dụng phương pháp chia nhỏ. Điều này có nghĩa là đặt thời gian học cố định cho mỗi giai đoạn, và nghỉ một chút giữa hai giai đoạn. Điều này sẽ giúp não bộ của bạn tiếp thu và ghi nhớ tài liệu hiệu quả hơn.

6. Thiếu kế hoạch học tập

Bạn không có kế hoạch cụ thể khóa học, vì vậy rất khó xác định rõ những gì nên tập trung.

Đặt mục tiêu phải hoàn thành cho mỗi buổi học. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ và nhận ra những lĩnh vực cần được bổ sung.

7. Thiếu nội dung học tập

Quá trình ôn tập của bạn diễn ra tốt đẹp, nhưng khi ngồi làm bài thi, bạn mới thấy một số câu hỏi chưa được học trong phần ôn tập.

Vậy phải làm sao? Hãy bắt đầu ghi chú học tập có tổ chức và hiệu quả hơn. Trong lớp, hãy chú ý lắng nghe những gì giáo viên nói, nhất là những điều được lặp lại nhiều lần, lập tức ghi chú và tìm hiểu thêm sau đó.

Hãy chú ý lắng nghe những gì giáo viên nói, nhất là những điều được lặp lại nhiều lần, lập tức ghi chú và tìm hiểu thêm sau đó. (Ảnh: Pexels)

8. Vì kiểm tra mới học

Chuẩn bị thi mới học.

Hãy bỏ thói quen không tốt này ngay bây giờ. Thay vào đó, tận dụng các cơ hội học tập khác nhau, chẳng hạn như thảo luận trong lớp, học nhóm và xem lại ghi chú sau giờ học. Học một chút mỗi ngày sẽ giúp mọi thứ dễ dàng hơn và có thể đối diện với kỳ thi một cách bình tĩnh.

9. Phương pháp học sai

Phương pháp đang áp dụng không phù hợp với thói quen học tập của bạn.

Tìm ra cách học của riêng bạn, có thể tham khảo cách sách hướng dẫn, và chọn ra phương pháp phù hợp nhất với mình, ví như:

Người học thính giác: đọc to các ghi chú trong khi đọc tài liệu.

Người học trực quan: trực quan hóa tài liệu thông qua bản đồ tư duy hoặc sử dụng các yếu tố trực quan như màu sắc.

Người học đọc viết: đọc ghi chú trên lớp và viết các ghi chú mới để xem lại.

Người học thực hành: tạo các hoạt động học tập thực hành, chẳng hạn như trò chơi kết hợp.

Cao Nguyên

Theo Epochtimes

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Vì sao nỗ lực học tập mà thành tích vẫn không tốt?