Võ đức: Tinh túy của võ thuật truyền thống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Văn hóa truyền thống Á Đông xưa nay đều tôn Đạo trọng đức. Lão Tử nói: “Đạo sinh, đức dưỡng”. Vạn vật có đức thì sẽ tồn tại, mất đức thì sẽ diệt vong. Võ đức chính là gốc rễ mà võ thuật dựa vào đó để kế thừa và phát triển, là thể hiện chung của đạo đức và võ nghệ.

Võ nghệ chứa đựng trong võ đức

Võ đức là gì? chữ Võ (武) gồm chữ Chỉ (止) nghĩa là dừng lại, và chữ Qua (止) nghĩa là ngọn giáo, can qua. Võ nghĩa là ngăn chặn can qua, ngăn chặn chiến tranh, xung đột. Tức là ngăn chặn cái ác, hoằng dương cái thiện. Võ đức là đức hạnh ngăn chặn can qua.

Người học võ nếu không có võ đức tốt, thì không những gây thương tổn, làm hại người khác, mà còn làm hại chính bản thân mình. Trong Hình ý Quyền phổ do truyền nhân của Hình ý quyền là Bảo Hiển Đình viết, có ghi chép về mấy trường hợp về mấy vị truyền nhân của Hình ý quyền, tuy về võ nghệ có những thành tựu, nhưng vì võ đức không tốt nên bị chết trẻ.

Một vị truyền nhân của Hình ý quyền là Mã Tam Nguyên, tính tình cương trực, có công lực thâm hậu, nhưng háo dũng, thích đấu, đã từng thi đấu đánh chết mấy chục võ sư xa gần. Sau này, Mã Tam Nguyên bị bệnh thần kinh, thấy cây lại coi là người, nên dốc sức đánh, dẫn đến chết sớm.

Cách Nhi, con trai của Trương Tụ, một vị truyền nhân Hình ý quyền khác, khi mới 15 tuổi đã có võ nghệ cao cường, cũng thi đấu tỉ võ với rất nhiều võ sư. Những võ sư Hà Nam chết dưới tay Cách Nhi nhiều không kể xiết. Kết quả, năm 20 tuổi, Cách Nhi không may chết trẻ.

Hơn nữa, là sư phụ mà truyền võ nghệ cho người có tâm bất chính thì cũng bị tai họa liên lụy đến bản thân.

Phần Ly Lâu Hạ, sách Mạnh Tử có ghi chép rằng, triều nhà Hạ có người tên là Phùng Mông, theo thầy Nghệ học bắn cung. Sau khi học thành nghề, Phùng Mông nghĩ: Khắp thiên hạ, người có tiễn thuật cao hơn ta chỉ có sư phụ Nghệ, chỉ cần giết Nghệ thì ta sẽ là đệ nhất thiên hạ. Thế là Phùng Mông giết chết Nghệ.

Về việc này, Mạnh Tử nói: “Cũng là do Nghệ có tội”. Mạnh Tử cho rằng, ông ta không nên dạy võ nghệ cho kẻ tiểu nhân vô đức bất nghĩa như Phùng Mông thế này. Vì dạy võ nghệ cho kẻ vô đức nên ông ta mới tự gây ra cái họa bị đệ tử giết chết.

Trong nhiều cuộc thi, các tuyển thủ thể hội võ đức

Võ đức là giá trị cốt lõi mà các cuộc thi võ thuật NTD (Tân Đường Nhân) từ lần thứ nhất đến nay đều luôn luôn chú trọng, cũng là trọng điểm cốt lõi để tính điểm, đánh giá..

Luyện võ không phải là để vượt hơn người khác, mà là trên cơ điểm vượt lên chính mình để tu luyện bản thân. (Ảnh: Epochtimes)

La Quốc Duy, võ sư phái Tùng Khê, Võ Đang, bày tỏ, cuộc thi võ của NTD khiến cho tất cả các tuyển thủ đều cảm thấy được tôn trọng, cuộc thi đang thực sự tuyên dương võ đức. Võ đức rất quan trọng đối với người luyện võ. Ông nói, rất nhiều các sư phụ già thà đem võ công xuống mộ chứ nhất định không truyền cho người khác. Ý nghĩa đằng sau đó là, nếu đem võ công truyền thụ cho người không có quan niệm về võ đức, thì chính là đang tiếp tay cho họ làm việc xấu, trái lại chính là làm hại họ. “Kẻ thù lớn nhất của một người là chính mình. Luyện võ không phải là để vượt hơn người khác, mà là trên cơ điểm vượt lên chính mình để tu luyện bản thân”.

Rèn luyện chính mình, trừ bỏ tâm tranh đấu

Trương Ngộ Nạp, đệ tử đời thứ 13 của phái Huyền Môn Đan, Võ Đang, người vinh dự đoạt giải quán quân Nội gia quyền trong Cuộc thi võ thuật NTD lần thứ nhất, từ 4 tuổi đã bắt đầu luyện võ. Anh nói: “Đương nhiên khi mới bắt đầu, muốn giữ được cái tâm thái không có suy nghĩ ‘muốn thắng’. thì quả là rất khó làm được. Ban đầu, mỗi lần tôi tham gia các cuộc thi, trong tâm đều có tạp niệm ‘muốn thắng’, nhưng tôi phát hiện rằng, trình diễn võ thuật của tôi cũng theo đó mà trở nên không được tốt. Sau này, có một lần, tôi được huy chương bạc, trong tâm tôi rất khó chịu. Tôi nói với mình rằng, mình không được như thế này. Từ đó trở đi, tôi tham gia các cuộc thi, tôi luôn luôn rèn luyện mình, không được có cái tâm tranh đấu”.

Luyện võ hơn 30 năm, đã học được “nhẫn nại”

Tống Oánh, quán quân Quyền thuật nữ năm 2009, bày tỏ, cô đã luyện võ hơn 30 năm, thu hoạch rất lớn của cô là đã học được “nhẫn nại”. “Khi làm việc, nhất định phải có thể nhẫn được, nâng cao cảnh giới của mình. Người luyện võ nhất định phải tu luyện thân tâm bản thân, điều quan trọng nhất là làm người, nếu không có võ đức thì chớ luyện võ”.

Cô cười và nói, trước đây, khi cô gặp chuyện bất bình, ban đầu thường muốn ra tay, nhưng cần phải khắc chế bản thân, nghĩ rằng, không được động tay, không được làm tổn hại người khác.

Kỹ thuật càng cao, càng phải khiêm tốn

Lâm Chí Kiệt, võ sư Tân Võ Môn, Đài Loan, là người thường thắng trong các cuộc thi võ thuật NTD. Anh bày tỏ: “Từ nhỏ luyện võ thuật, là để thân thể khỏe mạnh, là do hứng thú. Sau khi đến một trình độ nhất định, thì sẽ là tu hành. Đến nay, điều tôi học được chính là đạo đức trong võ thuật. Kỹ thuật dẫu có tốt thề nào chăng nữa, cũng phải cực kỳ khiêm tốn với mọi người. Điều mấu chốt tôi ngộ được là: Kỹ thuật càng cao, càng phải khiêm tốn”.

Học được trí tuệ đối diện với bị ức hiếp

Hai cha con Lưu Văn Hòa và Lưu Thượng Bằng đạt thành tích huy chương bạc và huy chương đồng trong cuộc thi Quyền thuật nam năm 2009. Các cuộc thi lần sau, họ đều tích cực tham dự, và đã trở thành những người bạn tốt của mọi người rồi. Thượng Bằng 9 tuổi bắt đầu học võ, phụ thân thường răn dạy: “Bát cực quyền mà con đang luyện có lực sát thương cực lớn, nếu không phải vào thế liên quan đến sống chết, thì không được ra tay”.

Thượng Bằng ngoan ngoãn nghe theo lời cha, luôn ghi nhớ trong tâm. Nhưng sau khi học cấp 2, do Thượng Bằng có thành tích xuất sắc nên bị một số bạn học đố kỵ, và không ngừng ức hiếp bắt nạt cậu. Thượng Bằng ghi nhớ lời cha dạy, chỉ đau khổ nhẫn chịu, không bao giờ đánh lại.

Một lần, phụ thân phát hiện ra trên thân Thượng Bằng có những vết thương, truy hỏi mới biết, ở trường học, Thượng Bằng đã phải nhẫn chịu sự ức hiếp của các bạn học đã nhiều năm. Cũng may, Lưu Văn Hòa cũng là người luyện võ có võ đức, ông nhẫn được cơn giận dữ và sự sót thương đối với Thượng Bằng, trầm tĩnh suy nghĩ làm thế nào để ứng phó với việc này. Cuối cùng, bằng thiện niệm, ông đã khiến việc này kết thúc tốt đẹp.

Sự thể hiện võ đức cao thượng của các tuyển thủ có ở khắp mọi nơi, bài viết chỉ liệt kê vài trường hợp. Trong quá trình thi, các tuyển thủ quan sát, thảo luận, học tập lẫn nhau, yên tĩnh chăm chú xem màn biểu diễn của các tuyển thủ trên sàn thi, cũng là một sự thể hiện của võ đức. Rất nhiều tuyển thủ đều bày tỏ rằng, đến với cuộc thi võ NTD (Tân Đường Nhân), cảm giác được tôn trọng, rất yêu thích không khí lễ ngộ, trang trọng và hòa ái trong suốt quá trình thi.

Cuộc thi võ thuật NTD (Tân Đường Nhân) với cốt lõi là “võ thuật truyền thống”, coi trọng truyền thống truyền thừa, hoằng dương võ đức. Các tuyển thủ phải là người truyền thừa của các môn phái võ truyền thống. Hảo thủ được giải ngoài việc là người thực hành kungfu truyền thông cao siêu ra, còn phải là người tài năng có đủ cả võ thuật và võ đức.

Hảo thủ được giải ngoài việc là người thực hành kungfu truyền thông cao siêu ra, còn phải là người tài năng có đủ cả võ thuật và võ đức. (Ảnh: Epochtimes)

Hai chữ “Kungfu” cũng chứa đựng những câu chuyện kungfu thấm từng giọt từng giọt máu và nước mắt của mỗi môn, mỗi phái, và của truyền nhân mỗi đời trong quá trình truyền thừa. Những giá trị truyền thống bị xã hội hiện đại dần quên lãng như có môn quy, có tổ huấn, dạy người dưỡng đức, chọn người để dạy, không gặp người có đạo đức thì không được tùy tiện truyền thụ… Những giá trị này được tìm thấy và lưu giữ trong các cuộc thi võ thuật NTD. Dùng võ để tu đức, võ thuật và đạo đức cùng tu, đó mới là võ đức của nền văn minh Thần truyền Trung Hoa.

Cuộc thi Võ thuật Truyền thống Trung Hoa Toàn thế giới lần thứ 7 của NTD (Tân Đường Nhân) năm 2022 sẽ được tổ chức ở New York, Mỹ, từ ngày 25-18 tháng 8 năm 2022.

Khu vực dự thi gồm New York và Đài Loan. Các tuyển thủ có thể tùy ý đăng ký dự thi vòng sơ khảo ở khu vực dự thi nào cũng được. Hiện nay đã bắt đầu đang ký.

Chi tiết, xin xem thêm trang Web của cuộc thi:martialarts.ntdtv.com

Đường dây nóng:1-888-77-9228

Trung Hòa
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Võ đức: Tinh túy của võ thuật truyền thống