Vô tình đào được thẻ tre, giải mã bí ẩn cái chết của danh tướng Quan Vũ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có rất nhiều cố sự về Quan Vũ như "rượu ấm trảm Hoa Hùng", "qua năm ải chém sáu tướng", "đơn đao phó hội", "mượn nước dìm bảy đạo quân"... đều được hậu thế truyền miệng, kể chuyện say sưa. Từ những cố sự này chúng ta có thể hiểu được Quan Vũ là một người anh dũng như thế nào, không hổ danh là một trong những mãnh tướng thời Tam Quốc.

Hiện nay có rất nhiều người thích đọc Tam quốc, trong sách mỗi nhân vật đều có tính cách đặc trưng riêng, cũng quyết định con đường tương lai của họ. Quan Vũ có thể nói là tính cách đặc biệt nổi bật trong số họ, và người đời đều ấn tượng ca tụng nhân cách của ông. Quan Vũ sau khi qua đời, cũng dần dần được thần hóa, dân gian xưng là Quan Công, đời nhà Thanh tôn kính ông là Võ Thánh, cùng Khổng Tử nổi danh.

Quan Vũ, tự Vân Trường, người Giải Lương, quận Hà Đông (nay là Vận Thành, tỉnh Sơn Tây), là danh tướng cuối thời Đông Hán Thục quốc. Nghĩa bạc vân thiên, dũng mãnh phi thường, ông là người đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán, được người đời xưng là chiến thần. Có rất nhiều cố sự về Quan Vũ như "rượu ấm trảm Hoa Hùng", "qua năm ải chém sáu tướng", "đơn đao phó hội", "mượn nước dìm bảy đạo quân"... đều được hậu thế truyền miệng, kể chuyện say sưa. Từ những cố sự này chúng ta có thể hiểu được Quan Vũ là một người anh dũng như thế nào, không hổ danh là một trong những mãnh tướng thời Tam Quốc.

Tranh minh họa Quan Vũ
Tranh minh họa Quan Vũ ( Hình ảnh: Bản "Tam Quốc Diễn Nghĩa" Đời nhà Thanh )

Tuy nhiên, Quan Vũ bại trận chạy về Mạch Thành vào 1.800 năm trước, câu chuyện chiến bại bỏ mình này, cho tới nay đều bị hậu nhân rộng khắp tranh luận. Có phải chỉ có My Phương cùng Sĩ Nhân phản chiến, mới có thể giáng cho Quan Vũ một đòn trí mạng? Quyền kiểm soát chính quyền trong tay bọn họ cũng không nhiều, văn thần võ tướng Kinh Châu đều đi đâu? Bách tính Kinh Châu đang làm gì? Vì sao chỉ một quận Công An đầu hàng nước Ngô, mà tất cả bảy quận Kinh Châu đều đã đầu hàng nước Ngô? Những vấn đề này vẫn một mực làm khó mọi người, nhưng tác giả đã không cho chúng ta đáp án. Mỗi người lý giải đều không giống nhau, mãi cho đến hôm nay, sau 1.800 năm, chúng ta khai quật tháp Tẩu Mã (Zouma) ở Trường Sa tỉnh Hồ Nam, đào được một phiến thẻ tre, mới hiểu rõ ngọn nguồn sự tình năm đó, hiểu rõ được phần nào chân tướng.

Vào tháng 6 năm 1996, khi một nhóm xây dựng ở thành phố Trường Sa đang thi công Trung tâm mua sắm ngầm Wuyi, một công nhân bình thường đã đào được một phiến thẻ tre. Trên những thẻ tre này có rất nhiều ký tự, nhưng người công nhân không hiểu kiểu chữ này, vì vậy không thể nhận ra trên thẻ tre viết những gì. Nhưng người công nhân biết sự quý giá của thẻ tre này, vì vậy anh ta không dám thất lễ, lập tức bàn giao lại cho trưởng nhóm xây dựng khi đó. Trưởng nhóm xây dựng đã giao nó cho lãnh đạo cấp trên. Sau một thời gian, phiên thẻ tre đã được gửi đến Văn phòng Di sản Văn hóa thành phố Trường Sa.

Sau khi phán đoán sơ bộ, Cục Di tích Văn hóa đã đưa nhóm khảo cổ đến hiện trường và tiến hành khai quật sâu hơn. Họ đã phát hiện ra rất nhiều các phiến thẻ tre thời nhà Hán, với các di tích văn hóa và giá trị lịch sử rất quan trọng. Sau đó, các chuyên gia đặt tên cho nhóm thẻ tre này là "Trường Sa Tẩu Mã lâu Ngô giản". Lô thẻ tre này ghi lại chi tiết các tình huống khác nhau trong khu vực Kinh Châu từ năm Gia Hòa thứ nhất đến Gia Hòa thứ 6 thời Đông Ngô Tam Quốc.

Và thẻ tre ban đầu được người công nhân kia phát hiện cũng được các chuyên gia giải mã.

Trên đó nói rằng vào năm Kiến Nguyên thứ 24 và trước đó khi Quan Vũ cai trị Kinh Châu, tất cả những người thuộc thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm ở địa khu Trường Sa đều được ghi chép trong danh sách. Không có giao tiếp giữa những người thuộc các phẩm cấp khác nhau này. Cho đến năm khi Quan Vũ chết trong trận chiến, họ đã có một cuộc xâm lược nghiêm trọng lẫn nhau.

Thẻ tre (Hình ảnh: Wikipedia)

Các chuyên gia lại căn cứ vào mô tả về cuộc tấn công "Lã Mông đánh lén Kinh Châu" được ghi chép trong Tam quốc chí , cuối cùng đi đến kết luận: Bởi vì Lã Mông mua chuộc My Phương và Sĩ Nhân, dẫn đến nội bộ Kinh Châu phát sinh tan rã nghiêm trọng. Sau khi Quan Vũ biết được tin tức, vội vàng phái người tiến về hỏi thăm tình hình chỗ Lã Mông, khi biết người nhà ở Kinh Châu đều bình yên vô sự, các binh tướng thủ hạ của Quan Vũ đều đã không có tâm tư để chiến đấu. Nguyên nhân Quan Vũ thất bại căn bản không phải My Phương và Sĩ Nhân hàng Ngô, mà nguyên nhân sâu xa nằm ở mâu thuẫn nội bộ ở Kinh Châu. Loại mâu thuẫn đã gây ra tình trạng hỗn loạn ở Kinh Châu, làm cho các binh sĩ không còn tâm chiến đấu.

Khoảng cách giàu nghèo khác biệt cách xa quá lớn, số lượng người nghèo hạ phẩm quá nhiều, dẫn đến xuất hiện mâu thuẫn trong nội bộ. Loại mâu thuẫn này là không cách nào giải quyết, một khi xuất hiện "dây dẫn nổ", sẽ tạo thành cục diện không cách nào khống chế. Đây cũng chính là nguyên nhân chiến bại của Quan Vũ.

Quỳnh Chi
Theo Sound of Hope



BÀI CHỌN LỌC

Vô tình đào được thẻ tre, giải mã bí ẩn cái chết của danh tướng Quan Vũ