Vũ Huấn mở trường học: (Phần 3, Kỳ 2) - Trải đủ muôn vàn khổ cực, vui vẻ đi ăn xin xây trường học

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vũ Huấn khởi đầu không có một xu, mà lại muốn xây dựng trường nghĩa học, thì quả là việc chưa từng có trong lịch sử cổ kim Đông Tây…

Xem lại (Phần 1), (Phần 2), (Phần 3 - Kỳ 1)

6. Cứu tế thiên tai, cứu tế nghèo khổ

Vũ Huấn vô cùng thiện lương, ông có một ít tiền cũng không chỉ dành hết cho xây trường nghĩa học. Năm Vũ Huấn 18 tuổi, vùng Sơn Đông có đại hạn, người chết đói rất nhiều. Ông liền dùng tiền mua 40 bao cao lương để cứu tế người dân vùng thiên tai. Nhưng người anh trai lêu lổng đến mượn tiền thì ông không cho mượn dẫu chỉ một xu. Ông nói: "Số tiền này của em đều là dùng để xây trường nghĩa học, không phải là của nhà em, toàn là tiền nghĩa học". Do đó ông hát rằng:

Chẳng kể người thân chẳng kể quen
Xây trường nghĩa học những mấy phen...

Nhưng gặp những chuyện như cứu tế thiên tai thì ông lại khảng khái bỏ tiền ra. Cháu không có cơm ăn, anh trai hỏi vay tiền thì ông không giúp. Trái lại trong làng có ba mẹ con nọ - gồm mẹ chồng và hai con dâu, nhà không có đàn ông làm việc nặng, nên vô cùng khó khăn. Vũ Huấn bèn tặng họ 10 mẫu ruộng, ông nói:

Người này tốt, người này tốt
Tặng họ 10 mẫu thấy vẫn ít
Người này hiếu, người này hiếu
Tặng họ 10 mẫu để nuôi mẹ

Cháu không có cơm ăn, anh trai hỏi vay tiền thì ông không giúp. Nhưng gặp những chuyện như cứu tế thiên tai thì ông lại khảng khái bỏ tiền ra.
Cháu không có cơm ăn, anh trai hỏi vay tiền thì ông không giúp. Nhưng gặp những chuyện như cứu tế thiên tai thì ông lại khảng khái bỏ tiền ra. (Ảnh: ntdtv.com)

Trời đất, lòng người có cái cân. Có bài thơ "Phúc ca" rằng:

Không tham, thì có dư
Không tranh, thì lại tiến
Không cầu, phúc tự đến
Trân quý, đức tụ về

Không tham thì có dư, không có lòng tham thì bạn luôn cảm thấy giàu có dư dả. Không cầu phúc tự đến, bạn không cầu thứ đó, nếu nó là của bạn thì bạn sẽ tự nhiên có được. Tại sao Vũ Huấn lại cho người tốt, người gặp thiên tai? Vì Vũ Huấn kính Trời, biết mệnh Trời: Trời bảo hộ người tốt. Thế nên Vũ Huấn giúp người tốt cũng là thuận theo ý Trời. Vũ Huấn tặng ruộng cho gia đình nghèo nọ vì họ là người có hiếu, là người tốt, Vũ Huấn cho đi thì ông Trời sẽ bằng cách khác mà bù đắp lại cho ông.

Vũ Huấn làm rất nhiều việc khổ cực nặng nhọc, ban ngày làm việc nặng, tối đến cũng chẳng nghỉ ngơi, ông còn tìm việc để tranh thủ làm thêm như kéo sợi, bện dây. Ông không ở cố định, bởi vì là ăn xin, đến nhà người ta thì ngủ dưới bếp, hoặc bên trong phòng cối xay, đến đâu thì ngủ ở đó, làm gì có gối, chăn, đệm. Ở trong phòng cối xay bụi bặm, dơ bẩn, muỗi đốt, không chăn chiếu rèm màn. Có lúc ông ở ngôi miếu đổ nát, chẳng có chỗ che gió rét đêm đông. Thế nhưng buổi tối ông còn bện thừng, cuộn chỉ, và hát:

Quấn cuộn chỉ, bện dây thừng
Một lòng xây trường nghĩa học
Quấn cuộn chỉ, bện dây thừng
Xây trường nghĩa học mệt nhọc cũng cam.

Ông luôn bận rộn chân tay, và miệng cũng chẳng nhàn, vừa làm vừa hát, thực sự vô cùng vui vẻ.
Ông luôn bận rộn chân tay, và miệng cũng chẳng nhàn, vừa làm vừa hát, thực sự vô cùng vui vẻ. (Ảnh: baike.baidu.com)

Ông luôn bận rộn chân tay, và miệng cũng chẳng nhàn, vừa làm vừa hát, thực sự vô cùng vui vẻ. Bất kể làm việc gì, lúc nào, ở đâu, gặp cảnh ngộ gì thì ông vẫn một lòng một dạ xây trường nghĩa học, từng niệm đầu đều là nghĩa học, do đó biểu hiện của ông thực sự xuất sắc, những người kiên tâm bền chí như thế nhất định sẽ thành công.

7. Làm những việc người khác không muốn hoặc không thể làm nổi

Vũ Huấn làm những việc người khác không muốn làm hoặc không làm nổi, vì đó đều là việc khổ, việc khó, việc bẩn, việc mệt nhọc... từ sáng đến tối làm việc không ngừng nghỉ.

Bởi vì trong đầu ông chỉ có một lý tưởng, nên ông không sợ khổ mà thấy rất vui. Trong lời ca của ông là sự tự tin, kiên định, thiện lương và hạnh phúc. Vũ Huấn làm việc cật lực, thậm chí ông phải thay súc vật mà kéo cối xay, vừa mệt nhọc vừa phiền phức, nhưng ông vẫn làm. Mùa hè mặt trời như thiêu như đốt, mồ hôi ướt đẫm áo, nhưng ông vẫn làm. Đi lấy phân dọn chuồng xí, vừa dơ bẩn vừa hôi thối, không ai muốn làm, ông vẫn làm.

Có câu chuyện cổ Phật giáo từng được Đức Phật Thích Ca kể lại trong thời kỳ Ngài truyền Pháp như sau:

Có một người lấy phân nọ đang đi trên đường, lũ trẻ trông thấy ông ta đi ngang qua bèn lấy đá ném. Đúng lúc đó, Phật Thích Ca đi tới. Ngài bèn giảng Pháp cho bọn trẻ này. Ngài nói: "Các cháu cần tôn trọng ông ấy". Vừa nói, Phật Thích Ca vừa kéo ông gánh phân lại gần Ngài.

Ở Ấn Độ thời cổ đại, chế độ dòng tộc, đẳng cấp rất nghiêm khắc. Vì vậy ông gánh phân vô cùng kinh sợ. Phật Thích Ca nói với ông ta rằng: "Công việc của tôi với ông đều như nhau".

Bọn trẻ hoàn toàn không hiểu: Phật vĩ đại như thế này, sao lại giống với công việc của người lấy phân? Người lấy phân nói: "Con sao có thể giống Ngài được? Con là một người lấy phân, thân phận hèn kém, ai thấy con cũng ghê tởm, tránh xa".

Phật Thích Ca nói: "Ông dọn sạch rác rưởi vật chất của con người, tôi dọn sạch rác rưởi tinh thần của con người".

Phật Thích Ca nói: "Ông dọn sạch rác rưởi vật chất của con người, tôi dọn sạch rác rưởi tinh thần của con người".
Phật Thích Ca nói: "Ông dọn sạch rác rưởi vật chất của con người, tôi dọn sạch rác rưởi tinh thần của con người". (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0)

Bọn trẻ nghe được những lời này liền xin lỗi ông gánh phân. Phật Thích Ca dạy bọn trẻ biết tôn trọng, tôn kính người khác, cần có lòng cảm ơn đối với ông lấy phân, bởi vì phân hôi thối đó đều là do con người, bao gồm mỗi đứa trẻ này tạo ra. Nếu không có ông lấy phân dọn dẹp thì các nhà vệ sinh trong làng thử hỏi sẽ ra sao? Phật dạy bọ trẻ biết tôn trọng sinh mệnh, có lòng cảm ân với ông lấy phân, tự nhiên chúng cũng sẽ có lòng cảm ân với người khác, với cha mẹ.

Người lấy phân thực ra là làm công việc theo bổn phận, việc làm của ông ấy tốt hay xấu là cần nhìn xem ông ấy có dọn sạch phân không, có làm vương vãi ra đường đi không. Làm bất kỳ việc gì, nếu làm hết chức phận, trách nhiệm thì đó là tốt.

Vũ Huấn cũng làm việc lấy phân, phơi phân, rất hôi thối dơ bẩn, ông đều làm tốt. Có người trả ít tiền, có người quỵt tiền không trả thì ông cũng không tranh cãi. Có lúc ông còn đóng vai hề diễn trò, lúc diễn trò biểu diễn giang hồ: lấy dùi đâm vào thân, dao bổ đầu, khiêng đỉnh lớn, thậm chí nuốt rắn rết, nhai mảnh ngói... Lũ trẻ nói: "Làm ngựa!" Vũ Huấn liền làm ngựa cho chúng cưỡi. Cưỡi đi một vòng chúng cho mấy xu tiền. Có lúc chúng 'đánh ngựa', đánh một trận cho mấy xu. Cứ như thế, Vũ Huấn tích cóp từng xu một.

Tất cả việc làm của Vũ Huấn đều không vì bản thân, dốc toàn tâm sức chỉ vì một mục đích duy nhất, vì để trẻ em sau này được đi học, bản thân ông không từ bất kỳ nỗi khổ nào. Ông không tiêu một xu nào vì mình, cũng không tiêu một xu nào vì người thân.

Tất cả việc làm của Vũ Huấn đều không vì bản thân, dốc toàn tâm sức chỉ vì một mục đích duy nhất, vì để trẻ em sau này được đi học, bản thân ông không từ bất kỳ nỗi khổ nào.
Tất cả việc làm của Vũ Huấn đều không vì bản thân, dốc toàn tâm sức chỉ vì một mục đích duy nhất, vì để trẻ em sau này được đi học, bản thân ông không ngại bất kỳ nỗi khổ nào. (Ảnh: Epoch Times)

8. Quỳ xin cử nhân Dương giữ tiền giúp

Thông qua xin ăn và làm việc nặng nhọc, Vũ Huấn tích cóp được chút tiền, ông không biết cất giữ ở đâu. Trong làng có một cử nhân là Dương Thụ Phương, vốn là người nhân đức. Vũ Huấn bèn đến cầu xin cử nhân Dương cất giữ tiền giúp ông. Vũ Huấn quỳ ngoài cổng nhà họ Dương để người gác cổng chuyển lời cầu kiến đến cử nhân Dương. Cử nhân thời xưa gặp quan huyện lệnh cũng không phải quỳ. Họ là người có thân phận như thế, người dân thường đâu có thể tùy tiện gặp được.

Nhìn thấy Vũ Huấn quần áo rách rưới, người hầu nhà họ Dương chẳng buồn để ý đến ông. Vậy là hàng ngày ông đều phải đến cổng nhà họ Dương quỳ xin cầu kiến, trong khi tay vẫn không nhàn rỗi, vẫn kéo chỉ, bện thừng... Người nhà vẫn không cho gặp, hôm sau ông lại đến cổng quỳ. Cứ thế ông đã quỳ 7, 8 ngày liền, người gác cổng vẫn không cho ông đi gặp chủ nhân, sợ cái ông “thần kinh” này gây phiền toái cho chủ nhân. Trong lúc quỳ ở đó, có phân chim rơi lên mình, ông vẫn quỳ bất động. Có lúc trời mưa, có viên ngói trên nóc cổng rơi xuống trúng đầu ông, khiến ông vỡ đầu chảy máu, nhưng ông vẫn không để ý đến, vẫn quỳ ở đó. Ông hát rằng:

Chim ỉa xuống người không để ý
Xây trường nghĩa học mới hoan hỉ
Ngói rơi vỡ đầu không bực tức
Xây trường nghĩa học tôi dốc sức!

Vũ Huấn vỡ đầu chảy máu vẫn quỳ ở đó. Cuối cùng cử nhân Dương một lần đi ra tiễn đưa khách, trông thấy tình cảnh đó thì rất cảm động, đồng ý cất giữ tiền giúp: "Thấy ông thành tâm như thế này, nếu thực sự muốn xây trường nghĩa học thì tôi nhất định sẽ giúp ông cất giữ tiền, và tôi sẽ làm người quyên góp hỗ trợ ông cả đời".

Trường học tư nhân thời Trung Hoa Dân Quốc.
Trường học tư nhân thời Trung Hoa Dân Quốc. (Ảnh: secretchina.com)

Sau này, cử nhân Dương còn triệu tập người giúp ông lập kế hoạch xây dựng và quản lý trường nghĩa học. Đến khi số tiền dành để xây trường đã tươm tất, có thể xây dựng được rồi, cử nhân Dương khuyên ông rằng: "Ông nên lấy vợ sinh con cho tròn chữ Hiếu rồi hãy xây dựng trường".

Cử nhân Dương là người rất có uy tín và có trách nhiệm, tuy nhiên Vũ Huấn bày tỏ rất kiên quyết:

Không lấy vợ, chẳng sinh con
Xây trường nghĩa học còn trọng hơn…

Vũ Huấn chịu khổ cực là vậy, thử hỏi người bình thường ai có thể chịu nổi? Nếu ông lấy vợ sinh con, để cả nhà cùng chịu khổ chịu tội, như thế không thể được. Do đó vì để xây trường nghĩa học, ông cũng đã không cần những thứ tốt đẹp trong cuộc sống như gia đình êm ấm, vợ hiền con ngoan nữa.

(Còn tiếp...)

Thanh Hà
Theo Đồng Hân



BÀI CHỌN LỌC

Vũ Huấn mở trường học: (Phần 3, Kỳ 2) - Trải đủ muôn vàn khổ cực, vui vẻ đi ăn xin xây trường học