Vương tử, công chúa, quốc cữu và con trai tỷ phú tìm Đạo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thái tử Tất Đạt Đa năm 29 tuổi từ bỏ gia đình và hoàng cung đi tìm Đạo giải thoát chân chính. Sau khi trải qua quá trình tìm kiếm và khổ tu, cuối cùng Thái tử đã khai ngộ, thành tựu Phật quả chính đẳng chính giác.

“Ta là sai? Từ đâu đến? Sẽ đi đâu?”. Hàng ngàn năm nay, những câu hỏi này luôn là nỗi sầu muộn trong tâm mọi người. “Khi chưa sinh ra ta thì ai là ta? Khi sinh ra ta rồi thì ta là ai?”. Con người luôn tìm kiếm cội nguồn của sinh mệnh, và vẫn tiếp tục kéo dài từ xưa đến nay.

Các phương tiện truyền thông đưa tin, Ananda Krishnan, một tỷ phú người Malaysia, sở hữu một đế chế truyền thông đa phương tiện, bao gồm 2 công ty viễn thông, 3 vệ tinh viễn thông và tài sản ngành vận tải. Ông có tài sản trị giá 8.1 tỷ đô la, có tên trong danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes.

Con trai duy nhất của ông từng du học ở Anh. Nói về xuất thân, tài năng, dung mạo và của cải, anh đều áp đảo mọi người. Nhưng khối tài sản 8.1 tỷ đô la cuối cùng đã không thể nào giữ được tâm nguyện tìm Đạo của anh. Anh từ bỏ tất cả sự nghiệp của gia tộc, nương mình nơi cửa Phật, sống cuộc sống đơn giản của tăng nhân trong núi sâu rừng già với Pháp danh là Ajahn Siripanno.

Câu chuyện tu Đạo của những quý tử ngàn vàng được ghi chép khá nhiều ở phương Đông. Trong lịch sử có không ít hoàng tộc, quý tộc, tuy có phú quý vinh hoa vô tận chốn nhân gian, nhưng vẫn có một mong muốn vô hạn tìm kiếm ý nghĩa nhân sinh, trở về Thiên quốc.

Thái tử Tất Đạt Đa ở Ấn Độ cổ đại tìm Đạo

Hơn 2500 năm trước, miền Trung Ấn Độ có một vị vương tử tên là Kiều Đạt Ma Tất Đạt Đa (Gautama Siddhartha). Vị Vương tử này có thiên chất thông tuệ và sức mạnh hơn người. Đối với tất cả các tri thức thiên văn địa lý, Vương tử đều tinh thông mà không có người thầy nào truyền thụ. Nhưng khi Vương tử trống thấy con chim ăn côn trùng thì sinh lòng thương xót, cảm thấy lo lắng cho vận mệnh vô thường của chúng sinh.

Đứng trước cung đình hoành tráng, cung tần mỹ nữ xinh đẹp, đối với Vương tử mà nói, tất cả những phồn hoa này đều như một giấc mộng. Náo nhiệt và rực rỡ, phồn hoa và ca múa, trong chớp mắt là trôi mất, khiến người ta nảy sinh nỗi niềm thê lương. Thế nên đối với chân tướng của nhân sinh và vũ trụ, Thái tử Tất Đạt Đa vẫn luôn mong muốn đi tìm kiếm ngọn ngành, để nhận biết rõ ràng.

Thế là năm 29 tuổi, Thái tử Tất Đạt Đa rời bỏ hoàng cung đi tìm kiếm Đạo giải thoát chân chính. Sau khi trải qua quá trinh tìm kiếm và khổ tu, cuối cùng Thái tử đã khai ngộ, phát ra ánh sáng vô lượng, khiến cho mặt đất chấn động. Thái tử thành Đạo, nhìn thấu nhân duyên các đời quá khứ, nhìn thấy hết thảy sự vật trong Thập phương thế giới tương lai, thành tựu Phật quả chính đẳng chính giác, đó là Phật Như Lai Thích Ca Mâu Ni.

Thái tử Gautama Siddhartha đạt tới khai ngộ (Ảnh: miền công cộng)

Đương thời, thế nhân ngụp lặn trong ánh sáng của Phật Đà, vui mừng nhảy nhót, không còn bất kỳ nghi hoặc sợ hãi nào. Mọi người vứt bỏ những thói xấu như kiêu mạn, keo kiệt, tật đố, nịnh hót, lừa dối. Ánh sáng từ bi của Phật Đà cũng khiến chúng sinh ở Địa ngục tiêu tan thống khổ, tạm thời được hít thở. Tất cả súc sinh không còn loài mạnh ăn thịt loài yếu nữa, không còn tàn sát lẫn nhau nữa.

Nhưng nơi u ám ở thế gian đều vì sự từ bi của Phật Đà phổ chiếu như mặt trăng mặt trời, từ trong hắc ám được chiếu sáng. Từ Thiên thượng đến nhân gian, hết thảy chúng sinh đều vui mừng nhảy múa. Duy chỉ có Ma Vương là trong lòng lo lắng sầu muộn, không nén nổi than thở đau thương.

Phật Thích Ca Mâu Ni có đại trí huệ nhìn thấu tương lai. Khi còn trụ thế, Ngài đã dự ngôn 3000 năm sau, tức ngày hôm nay. Ngài nói rằng, xã hội nhân loại sau 3000 năm sẽ là thời “Thập độc ác thế”, khi đó, Chuyển Luân Thánh Vương sẽ đến nhân gian phổ độ chúng sinh. Kinh Phật ghi chép rằng, Chuyển Luân Thánh Vương (Cakravartin) là vị quân chủ vĩ đại nhất trong vũ trụ, là vị Như Lai lớn nhất cả về Pháp lực lẫn thần thông trong thế giới 10 phương, là vương của vạn vương của Pháp giới. Ngài sẽ dùng Từ Bi và Trí Huệ để trị sửa thế giới và toàn vũ trụ. Thế nhân vì để chờ đón Chuyển Luân Thánh Vương giáng lâm nên đã xây dựng những ngôi chùa hoặc tượng Phật có liên quan đến Chuyển Luân Thánh Vương, ví dụ như chùa Pháp Luân ở Nội Mông, Hồ Nam, Liêu Ninh, tu viện Labrang ở Cam Túc…

Kinh điển Phật giáo còn nói, Khi hoa Ưu Đàm Bà La 3000 năm mới xuất hiện khai nở, đó là lúc Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân. Ngày nay, hoa Ưu Đàm Bà La đã nở rộ trên toàn thế giới, thắng cảnh cát tường xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới.

Công chúa Diệu Thiện thành tựu chính giác cứu độ khổ nạn

Tượng Quán Âm Đức Hóa Diêu đời Minh

Từ xưa đến nay có rất nhiều người tin rằng, khi gặp phải khó khăn khổ nạn, chỉ cần tụng niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Âm thì Bồ Tát Quán Âm sẽ nghe thấy và đến giải cứu, khiến người gặp nạn lật tức được giải thoát.

Nam Hải Quán Âm Bồ Tát mà mọi người biết đến thì có một thuyết cho rằng, đó là do người con gái thứ 3 của Diệu Trang Vương là Công chúa Diệu Thiện tu thành. Hơn 2000 năm trước, vào cuối thời nhà Chu, các nước vùng Trung Nguyên chiến tranh không ngừng, nhưng nước Hưng Lâm ở Tây vực lại quốc thái dân an. Quốc vương nước Hưng Lâm là một vị quân chủ hiền minh, tên là Bà Ca, niên hiệu Diệu Trang. Diệu Trang Vương và Vương hậu Bảo Đức sinh được 3 cô công chúa, trong đó công chúa thứ 3 tên là Diệu Thiện.

Một hôm, Công chúa Diệu Thiện đem theo một cung nữ đến hoa viên dạo chơi, vô tình trông thấy một đàn kiến vàng trên và một đàn kiến đen đang đánh nhau trên mặt đất, hai bên không phân thắng bại. Công chúa trông thấy thì trong lòng thầm nghĩ, những con kiến bé tí xíu này, cho dù các ngươi yên ổn sống thì vận mệnh một đời cũng đã rất ngắn ngủi rồi, sao lại tàn sát lẫn nhau, tự giảm tuổi thọ vậy? Thế là Công chúa nghĩ ra một cách, dùng thức ăn chia tách lũ kiến ra, để chúng không tiếp tục tàn sát lẫn nhau nữa.

Mùa hè một năm nọ, Công chúa Diệu Thiện ra ngoài tản bộ, cô ngồi trên chiếc ghế đá dưới bóng liễu hóng mát. Trên cây chỉ có một con ve kêu không ngừng nghỉ, còn xung quanh thì yên lặng như tờ. Công chúa Diệu Thiện ngẫm nghĩ rằng, người thế gian vất vả bôn ba, tranh danh đoạt lợi, cuối cùng cũng không tránh được rất nhiều khổ nạn, chịu nhiều khổ cực. Khi cô nghĩ đến việc người thế gian đến chết mà vẫn chưa thể tỉnh ngộ, thì cô thực sự cảm thấy thương xót cho mọi người. Thế là trong lòng cô nghĩ, nếu có phương pháp nào có thể khiến người thế gian đại triệt đại ngộ, tránh được cái khổ luân hồi thì tốt biết bao.

Sau khi mẫu hậu qua đời, Công chúa Diệu Thiện nảy sinh tâm nguyện vào cửa Phật, lập chí tu hành, để báo đáp ân sâu của từ mẫu, đồng thời tiêu trừ tội nghiệt sâu dày của bản thân. Thế là cả ngày cô tụng kinh lễ Phật, bởi vì cô biết, Phật Pháp có thể siêu vượt Tam giới, cứu độ hết thảy khổ nạn.

Trải qua mấy độ lạnh đến nóng đi, Diệu Thiện đã trải qua ngàn loại khổ hạnh, càng là khó khăn ở phía trước, cô càng kiên định vượt qua, giữ vững tâm sáng trong, khiến nó trong suốt không mảy may bụi trần. Cô được Phật Đà điểm hóa đến núi Tu Di tìm Bạch liên hoa, đã có được một chiếc bình bằng ngọc trắng. Khi tịnh bình đầy nước, cành liễu sinh ra, Công chúa Diệu Thiện đã thành tựu Chính quả. Công chúa trở thành Bồ Tát Quán Âm, Bà đã dùng vạn loại thiện biến hóa để độ nhân thoát khỏi khổ nạn.

Quốc thích nước Tống tu tâm luyện tính

Tác phẩm đời Minh, bên trái là Tào Quốc Cữu và Trương Quả Lão, bên phải là Hán Lý Quyền trong Bát Tiên. (Phạm vi sử dụng cộng đồng)

Trong tín ngưỡng Đạo gia, câu chuyện một trong Bát Tiên là Tào Quốc Cữu không ham vinh hoa, tu tâm luyện tính thành Tiên đã được mọi người truyền tụng qua các thế hệ. “Tống sử” có ghi chép, Tào Quốc Cữu vốn tên là Tào Dật, là cháu của danh tướng Tào Bân triều Bắc Tống, và là em trai của Từ Thánh Hoàng hậu của Tống Nhân Tông.

Đạo giáo kể lại rằng, em trai của Tào Dật là Tào Cảnh Trực cậy Tào gia là hoàng thân quốc thích nên thường hung hăng hành ác, không chỉ cướp đoạt ruộng của người dân, mà còn chiếm con cái của người khác để hưởng lạc. Đương thời có khá nhiều kẻ ác và bọn tiểu nhân có nguồn gốc là môn hạ của ông ta.

Tào Quốc Cữu luôn dốc sức khuyên can, nhưng Tào Cảnh Trực không những không sửa mình mà con coi anh trai như kẻ thù. Quốc Cữu nói: “Đạo lý trong thiên hạ là người tích thiện thì hưng thịnh, kẻ tích ác thì diệt vong, đây là phép tắc không thể nào thay đổi. Tào gia chúng ta xưa nay vốn hành thiện tích âm công nên mới có phú quý ngày hôm nay. Ngày nay em trai ta lại luôn tích ác, đã đạt đến cực điểm. Tuy nó có thể thoát được sự trừng phạt của pháp luật, nhưng lưới Trời lồng lộng khó thoát. Nếu một khi tạo họa ập xuống thì toàn thể gia đình sẽ mất mạng, lúc đó muốn dắt con chó đi dạo cửa Đông cũng không thể được”.

Tào Quốc Cữu cảm thấy xấu hổ vì hành vi của em trai, lại lo lắng sẽ xảy ra tai họa toàn gia đình mất mạng. Thế là ông bán hết gia tài đem chu cấp cho người dân nghèo khốn khổ. Sau đó ông từ biệt gia đình và bạn bè, khoác áo Đạo, một thân một mình ẩn cư chốn núi sâu rừng già, tu tâm luyện tính.

Mấy năm sau, ông đã đạt được cảnh giới tâm hợp với Đạo, hình hóa theo thần. Bỗng một hôm, Hán Chung Ly, Lã Động Tân tiên du đến nói Tào Quốc Cữu tu Đạo, họ hỏi ông rằng: “Lúc nhàn cư ông tu dưỡng việc gì?”

Tào Quốc Cữu trả lời rằng: “Tôi không làm bất kỳ việc gì khác, chỉ muốn tu Đạo mà thôi”.

Hai vị Tiên nhân hỏi ông: “Đạo ở nơi nào?”

Quốc Cữu chỉ lên trời. Hai vị Tiên nhân lại hỏi: “Trời ở nơi nào?”

Quốc Cữu chỉ vào cái tâm của mình.

Hán Chung Ly cười và nói: “Tâm là trời, trời là Đạo, ông đã ngộ được ý nghĩ đích thực của Đạo rồi”.

Dưới sự chỉ dẫn của hai vị Tiên nhân, Tào Quốc Cữu dốc tâm tu luyện, sau này phi thăng đến Thiên cung, được vào hàng ngũ Bát Tiên.

Từ xưa đến nay, trong vũ trụ mênh mang, nhân loại ngày nay chỉ có tuổi thọ trung bình là 72 tuổi, sinh mệnh rất ngắn ngủi. Sinh mệnh ngắn ngủi như thế này thì làm thế nào có thể nhận thức được thời không vô hạn và ý nghĩa của sinh mệnh? Tìm kiếm ý nghĩa đích thực của nhân sinh đã trở thành chủ đề vĩnh hằng của nhân loại. Nhìn lại hàng nghìn năm nay, biển người mênh mông, con người sẽ đi đâu về đâu? Mấy vị quý tộc tìm Đạo này, câu chuyện của họ có lẽ sẽ đem lại những gợi mở cho người thế gian.

Tường Hòa
Theo Epochtimes

Tài liệu tham khảo:

  • Tài liệu tham khảo nhân vật Phật gia
  • Truyền kỳ tu luyện của con giá Diệu Trang Vương
  • Đông du ký



BÀI CHỌN LỌC

Vương tử, công chúa, quốc cữu và con trai tỷ phú tìm Đạo