Y Thánh Trương Trọng Cảnh để lại bài thuốc và danh ngôn cảnh tỉnh thế nhân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người xưa chú trọng tu đức rồi mới dưỡng tài, các ngành nghề đều được phát triển dựa trên nền tảng đạo đức, nhờ đó danh nhân và kỳ tích xuất hiện ở hầu khắp mọi nơi. Thánh Y Trương Trọng Cảnh là một trong những người như thế...

Tư trị thông giám có viết rằng: "Tài đức vẹn toàn gọi là Thánh nhân". Những Thánh nhân này có thể xuất hiện ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như: âm nhạc, hội họa, văn học, thư pháp, y dược, trà nghệ, binh pháp... họ đều để lại những thành tựu về tinh hoa ngành nghề, tư tưởng triết học và đạo đức nhân sinh rực rỡ, là khuôn mẫu để giáo hóa nhân tâm, gợi mở hướng đi cho đời sau.

"Thương hàn tạp bệnh luận" - trước tác lớn về y học

Trương Cơ, tên chữ là Trọng Cảnh, là danh y những năm cuối đời Đông Hán. Ông viết 16 quyển Thương hàn tạp bệnh luận - còn gọi là Thương hàn tốt bệnh luận vào khoảng năm 210. Bộ trước tác lớn này là bộ kinh điển y học phương Đông đầu tiên trong lịch sử có đầy đủ y lý, phương pháp chữa bệnh, bài thuốc và thuốc. Bộ sách đã xác lập nguyên tắc chữa trị biện chứng luận 6 kinh mạch; đã ghi chép số lượng lớn các bài thuốc hữu hiệu; được các thầy thuốc các triều đại và giới y học Đông - Tây coi trọng; được gọi là "Ông tổ của các bài thuốc".

Bộ sách này được người các đời sau chia làm hai bộ sách là Thương hàn luậnKim quỹ yếu lược. Y gia Trương Chí Thông đời Thanh từng nói rằng: "Không thông tỏ Tứ Thư thì không thể làm nhà Nho được, không thông tỏ bản luận (tức Thương hàn luận) thì không thể làm thầy thuốc được".

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đời Tấn đến nay, các nhà y học trong và ngoài Trung Quốc chỉnh lý, chú thích, nghiên cứu Thương hàn tạp bệnh luận lên tới trên nghìn người. Bộ sách này và tất cả các bài thuốc trong đó đã có tác dụng ảnh hưởng và thúc đẩy ở mức độ khác nhau đối với y học các nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Singapore, Mông Cổ...

Keisetsu Ōtsuka, bác sĩ đạt giải thưởng "Công huân tối cao" của Hội Y học Nhật Bản đã từng nói: "Thương hàn luận là trước tác cổ điển luận thuật về trị liệu học cao nhất thế giới".

Keisetsu Ōtsuka, bác sĩ đạt giải thưởng "Công huân tối cao" của Hội Y học Nhật Bản đã từng nói: "Thương hàn luận là trước tác cổ điển luận thuật về trị liệu học cao nhất thế giới".
Keisetsu Ōtsuka, bác sĩ đạt giải thưởng "Công huân tối cao" của Hội Y học Nhật Bản đã từng nói: "Thương hàn luận là trước tác cổ điển luận thuật về trị liệu học cao nhất thế giới". (Ảnh qua zhihu.com).

Từ triều Nguyên - Minh về sau, Trương Trọng Cảnh được phong là Y Thánh, còn có cả đền thờ ông.

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, tượng Trương Trọng Cảnh ở Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc bị đập vỡ, bia đá ở mộ đình của ông cũng bị đập vỡ, các vật triển lãm trong Nhà lưu niệm Trương Trọng Cảnh cũng bị cướp hết.

Trương Trọng Cảnh chuyên cần tìm lời dạy cổ xưa, y thuật cao siêu

Thời niên thiếu, Trương Trọng Cảnh hâm mộ y thuật của Thần y Biển Thước nên ông rất yêu thích y học. Năm lên 10 tuổi, Trọng Cảnh bái thầy thuốc cùng quận là Trương Bá Tổ làm thầy. Ông khắc khổ học tập, không sợ gian nan. Trương Trọng Cảnh chuyên cần tìm lời dạy cổ xưa, nghiên cứu tỉ mỉ các sách y học cổ đại, người đương thời khen ngợi ông rằng "tri thức, và vận dụng tri thức của còn hơn cả thầy". Ông còn "sưu tầm rộng các bài thuốc", sưu tầm các đơn thuốc, loại thuốc cổ kim. Đối với nhiều phương pháp trị bệnh trong dân gian, ông đều nghiên cứu, tích lũy lượng lớn tài liệu. Khi khám bệnh và học tập, ông đều khảo sát để tìm hiệu nghiệm, cẩn thận từng ly từng tí.

Trương Trọng Cảnh là người khiêm tốn cẩn thận. Trong lời tựa của sách Thương hàn luận, ông nói: "Khổng Tử nói: Người sinh ra đã có trí tuệ là bậc thượng căn, người học rồi có trí tuệ là thứ hai, người học nhiều biết rộng mà có trí tuệ là thứ 3. Ta vốn chuộng phương thuật (luyện đan), xin theo lời nói này".

Y học gia Hoàng Phủ Mật đời Tây Tấn đã viết về câu chuyện Trương Trọng Cảnh chữa bệnh cho Vương Xán (tự Trọng Tuyên) - một trong "Kiến An thất tử" - trong lời tựa sách Châm cứu Giáp Ất kinh như sau:

Năm Vương Trọng Tuyên hơn 20 tuổi, một hôm Trương Trọng Cảnh trông thấy Vương bèn nói: "Ông mắc bệnh rồi, đến 40 tuổi thì lông mày sẽ rụng, sau đó nửa năm sẽ chết. Bây giờ uống 5 thạch thuốc thì có thể tránh được nạn này".

Vương Xán nghe được những lời này cảm thấy không vui, và cũng không uống thuốc.

Ba ngày sau, Trương Trọng Cảnh lại gặp Vương Xán bèn hỏi đã uống thuốc chưa. Vương Xán nói rằng đã uống rồi. Trương Trọng Cảnh nhìn ra ông ta chưa uống thuốc bèn nói: "Tại sao ông lại coi thường sinh mệnh bản thân?". Vương Xán không nói năng gì. 20 năm sau, lông mày ông ta quả nhiên dần dần rụng hết, 180 ngày sau thì qua đời.

Trương Trọng Cảnh có thể biết trước chi tiết bệnh 20 năm sau mới phát tác, ngay cả thời gian cũng đoán chính xác không sai.
Trương Trọng Cảnh có thể biết trước chi tiết bệnh 20 năm sau mới phát tác, ngay cả thời gian cũng đoán chính xác. (Ảnh: Shutterstock).

Trương Trọng Cảnh có thể biết trước chi tiết bệnh 20 năm sau mới phát tác, ngay cả thời gian cũng đoán chính xác không sai. Không chỉ có vậy, ông còn có thể cung cấp phương thuốc tuyệt diệu để tiêu trừ bệnh. Đáng tiếc là người bệnh không nghe theo ông, cuối cùng kết cục đã nghiệm đúng từng câu ông đã nói khiến người ta thán phục.

Y học truyền thống phương Đông tuyệt diệu phi phàm, hàm chứa những huyền cơ như Thiên - Nhân hợp nhất, Âm Dương Ngũ Hành, công năng Thần thông... mà y học phương Tây không thể nào sánh nổi.

Lời tựa "Thương hàn luận" cảnh tỉnh thế nhân

Ngoài nguyên lý chẩn đoán điều trị bệnh và các phương thuốc ra, Trương Trọng Cảnh còn để lại những triết lý nhân sinh sâu sắc.

Lời tựa sách Thương hàn luận có viết: "Trời sắp đặt Ngũ Hành, để vận hành vạn vật, muôn loài. Con người theo Ngũ Thường, có ngũ tạng, kinh lạc phủ tạng, âm dương giao tụ và quán thông, huyền diệu, ẩn chứa, thâm sâu, huyền bí, biến hóa vô cùng vô tận. Nếu không phải là người có tài học cao siêu, kiến thức tinh sâu huyền diệu thì sao có thể tìm tòi được đạo lý và ý nghĩa trong đó được?"

Trương Trọng Cảnh còn nói: "Những kẻ sĩ đời nay, đã không chuyên tâm vào y dược, không nghiên cứu sâu phương thuật (luyện đan). Những thuật này trên thì có thể chữa bệnh cho hoàng thân quốc thích, dưới thì có thể cứu chữa cho người dân nghèo, giữa thì có thể bảo toàn thân thể, dưỡng sinh trường thọ. Trái lại họ chạy theo vinh hoa quyền thế, ngưỡng mộ quyền quý, coi danh lợi là thứ quan trọng nhất, sùng chuộng cái ngọn mà vứt bỏ cái gốc, bên ngoài tuy hào hoa phú quý mà bên trong thân thể suy bại héo tàn. Da đã không còn thì lông bám vào đâu được?"

Những kẻ sĩ đời nay, đã không chuyên tâm vào y dược, không nghiên cứu sâu phương thuật (luyện đan). Những thuật này trên thì có thể chữa bệnh cho hoàng thân quốc thích, dưới thì có thể cứu chữa cho người dân nghèo, giữa thì có thể bảo toàn thân thể, dưỡng sinh trường thọ. Trái lại họ chạy theo vinh hoa quyền thế, ngưỡng mộ quyền quý, coi danh lợi là thứ quan trọng nhất, sùng chuộng cái ngọn mà vứt bỏ cái gốc, bên ngoài tuy hào hoa phú quý mà bên trong thân thể suy bại héo tàn. Da đã không còn thì lông bám vào đâu được?"
Những kẻ sĩ đời nay, đã không chuyên tâm vào y dược, trái lại họ chạy theo vinh hoa quyền thế, ngưỡng mộ quyền quý, coi danh lợi là thứ quan trọng nhất...

"Da đã không còn thì lông bám vào đâu được?", câu hỏi này rất phù hợp với xã hội hiện nay. Người hiện đại theo thuyết vô Thần, thích tranh đấu, đã vứt bỏ đạo đức truyền thống, tinh hoa kỹ thuật và những bài học giáo huấn của tiền nhân. Phải chăng con người hiện đại đang bận rộn trên con đường đầy nguy hiểm mà "bỏ gốc lấy ngọn"?

1900 năm trước, bộ sách Thương hàn luận đã mở ra cục diện mới cho y học khắp vùng châu Á, đã cứu được vô số người dân.

Ngày nay, ngay tại quê hương của Trương Trọng Cảnh, những tinh túy của y học truyền thống đã thất truyền. Người hiện đại tin theo thuyết vô Thần, không tin vào những gì khoa học hiện đại chưa lý giải nổi, cho rằng thuận ứng với Thiên Đạo, với ngũ hành là không còn thích hợp. Không chỉ có vậy, nhiều thầy thuốc và người sản xuất kinh doanh dược phẩm đã vứt bỏ nguyên tắc cơ bản cứu người giúp đời của nghề y dược; lang băm, thuốc giả khắp nơi, thậm chí vắc-xin độc hại cũng tiêm vào cơ thể người. Con người nếu không có đức, không có lòng nhân, không có phương pháp, kỹ thuật nhân đạo thì thuốc hay cũng khó mà tìm nổi.

Những di sản văn hóa truyền thống độc đáo dạy con người đối nhân xử thế cho đến trị vì thiên hạ. Trong tất cả các giai tầng của xã hội đều có thể tìm được lợi ích từ những giá trị quan truyền thống. Người có thể giữ gìn chất phác, cầu tìm chân lý, khiêm tốn tự xét mình thì nhất định sẽ có đời sống vui vẻ, sung mãn. Xã hội có những người như thế này thì sẽ tránh xa được họa hoạn, mới phồn vinh, hưng thịnh.

Thanh Hà (biên dịch)

Tác giả: Du Âm - epochtimes.com.



BÀI CHỌN LỌC

Y Thánh Trương Trọng Cảnh để lại bài thuốc và danh ngôn cảnh tỉnh thế nhân