Yêu con là bản năng, lập quy tắc là trách nhiệm, yêu thế nào là tốt nhất?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên đời này, sẽ có một người xuất hiện vì bạn, và sẽ luôn yêu bạn hết lòng...

Đó là con trẻ.

Dù lúc trẻ còn non bé, yếu ớt nhưng sẽ cố gắng hết sức để quấn lấy, ôm lấy bạn và làm tan chảy bạn bằng tình yêu chân thành nhất.

Tình yêu của trẻ thơ như tia sáng le lói thắp sáng cuộc đời bạn.

Yêu thương con cái là bản năng, và tình yêu cha mẹ dành cho con là mãi mãi.

Cha mẹ biết yêu thương con cái sẽ đặt ra những quy tắc cho chúng, đây là trách nhiệm của mỗi bậc cha mẹ.

Vậy yêu thế nào mới là yêu trẻ? Làm thế nào để thiết lập các quy tắc cho trẻ?

Giáo dục Montessori đã đưa ra giải thích về vấn đề yêu thương trẻ em và việc lập ra các quy tắc.

Tình yêu là gì? Hiểu được sức mạnh của tình yêu

Mỗi đứa trẻ là một Thiên sứ được Thượng đế ban đến cho chúng ta, vì vậy hãy cảm ơn trẻ vì đã đến với chúng ta.

Chúng ta nên để trẻ em cảm nhận được tình yêu thương, bởi chỉ khi chúng hiểu được tình yêu thương, chúng mới có sức mạnh của tình yêu thương!

Tình yêu của trẻ thơ như tia sáng le lói thắp sáng cuộc đời bạn.
Mỗi đứa trẻ là một Thiên sứ được Thượng đế ban đến cho chúng ta. (Ảnh: Pixabay)

Tình yêu là gì?

Tiến sĩ Montessori đã viết trong cuốn sách "Bí mật của tuổi thơ" rằng:

Tình yêu không phải là một nguyên nhân, mà là một kết quả.

Nó giống như một hành tinh, nhận ánh sáng do mặt trời phát ra.

Động lực này là một bản năng, sức mạnh để tạo ra cuộc sống.

Sức mạnh của tình yêu thương tồn tại sâu trong trái tim của mỗi chúng ta. Đó là bản năng và quan trọng hơn là sức sáng tạo của cuộc sống, và trong quá trình sáng tạo đó sẽ sinh ra yêu thương.

Một đứa trẻ yêu môi trường của mình theo bản năng và không quan tâm đến giàu hay nghèo như người lớn thường nhìn.

Một đứa trẻ yêu mọi người xung quanh theo bản năng, bất kể những người này đẹp hay xấu trong mắt người khác.

Con cái yêu cha mẹ theo bản năng, và dù bị từ chối nhiều lần, chúng vẫn không do dự mà dũng cảm yêu thương cha mẹ.

Khi còn nhỏ, dù bạn có hung dữ đến đâu, trẻ ấy vẫn yêu bạn.

Đó là trẻ em, là sức mạnh của tình yêu.

Nhà tâm lý học Rogers cho rằng, tình yêu là sự thấu hiểu sâu sắc và chấp nhận. Tiến sĩ Montessori cho rằng trẻ em là cội nguồn của tình yêu thương.

"Yêu" không phải là tôi nghĩ bạn nên thế nào, "yêu" là việc hiểu được trạng thái của người khác.

Đứa trẻ được tự do là chính mình trước mặt bạn.

Đây là tình yêu.

giáo dục trẻ Tình yêu là gì?
Trẻ em là cội nguồn của tình yêu thương. (Ảnh: Pixabay)

Yêu như thế nào? Đọc hiểu những bí mật của tuổi thơ

Nhà tâm lý học người Áo Alfred Adler từng nói: Những người may mắn cả đời đều được thời thơ ấu chữa lành, còn những người bất hạnh thì cả đời đều đi chữa lành tuổi thơ.

Tuổi thơ chiếm phần quan trọng nhất trong cuộc đời của một người. Thời thơ ấu là giai đoạn quan trọng đối với sự trưởng thành của một người, đặc biệt là ở độ tuổi từ 0-6 tuổi.

Tiến sĩ Montessori chỉ ra rằng thời thơ ấu là giai đoạn quan trọng để một đứa trẻ phát triển nhân cách lành mạnh và thói quen học tập tốt. Điều này sẽ đóng một vai trò tích cực trong cuộc sống của đứa trẻ.

Mỗi chúng ta đều lớn lên có tuổi thơ, nhưng khi lớn lên, chúng ta luôn quên rằng mình cũng từng là những đứa trẻ.

Khi giáo dục con cái, thường có thói quen lấy tiêu chuẩn của người lớn mà yêu cầu trẻ, vì vậy trẻ thường bị tổn thương dưới danh nghĩa "tình yêu".

Đồng hành cùng trẻ, chỉ có tình yêu thương thôi chưa đủ, chỉ khi hiểu được những bí mật của tuổi thơ, chúng ta mới có thể trở thành những phụ huynh đủ tiêu chuẩn.

Vậy, bí mật của tuổi thơ là gì?

Đóng góp lớn nhất của Tiến sĩ Montessori cho giáo dục là bà đã khám phá ra bí mật về tuổi thơ của một đứa trẻ.

Tiến sĩ Montessori chỉ ra rằng trẻ em và người lớn hoàn toàn khác nhau. Tâm lý và hành vi của trẻ đều có quy tắc mà chúng ta cần phát hiện.

Yêu như thế nào? Đọc hiểu những bí mật của tuổi thơ
Khi giáo dục con cái, thường có thói quen lấy tiêu chuẩn của người lớn mà yêu cầu trẻ, vì vậy trẻ thường bị tổn thương dưới danh nghĩa "tình yêu". (Ảnh: Pixabay)

Đây là bí mật của tuổi thơ.

Bất kể đứa trẻ sinh ra ở quốc gia nào, đứa trẻ đó đều có cái mà Tiến sĩ Montessori gọi là "lực thu hút".

Trẻ em là một người quan sát nhiệt tình, chúng đặc biệt bị thu hút bởi hành vi của người lớn và bắt chước theo.

Đứa trẻ bắt đầu cuộc sống của chính mình bằng cách bắt chước những người lớn mà nó tiếp xúc.

Bà Montessori tin rằng trẻ em có động lực học theo vốn có, cũng như khả năng học hỏi và tiếp thu môi trường xung quanh mạnh mẽ, điều này khiến trẻ tiếp tục khám phá môi trường ngay từ khi mới sinh ra.

Nếu người lớn muốn thúc đẩy sự trưởng thành của trẻ em, điều quan trọng nhất là tạo ra một môi trường an toàn đầy “tình yêu thương” cho chúng.

Tình yêu thương là điều kiện tiên quyết của mọi nền giáo dục.

Bất kỳ hoạt động giáo dục nào nếu muốn có hiệu quả giáo dục mầm non thì trước hết phải có tình yêu, mến trẻ thì giáo dục mới có sức mạnh.

Nếu bạn thực sự yêu trẻ, hãy đọc những bí mật của tuổi thơ và là người khám phá trẻ thơ.

Tình yêu thương là điều kiện tiên quyết của mọi nền giáo dục.
Trẻ em là một người quan sát nhiệt tình, chúng đặc biệt bị thu hút bởi hành vi của người lớn và bắt chước theo. (Ảnh: Pixabay)

Làm thế nào để thiết lập các quy tắc?

Hiểu ý nghĩa thực sự của tình yêu và hiểu những bí mật của tuổi thơ. Tôn trọng trẻ và đặt ra các quy tắc xuất phát từ tình yêu với trẻ.

Đây mới là tình yêu có lý trí.

Tuy nhiên, trong quá trình trẻ trưởng thành sẽ không tránh khỏi những sai lầm, và việc trẻ bướng bỉnh, ăn vạ là điều thường thấy.

Điều kiêng kỵ nhất trong giáo dục con cái là thô bạo. Các bậc cha mẹ nên hiểu rõ rằng cáu giận là một việc chỉ có hại chứ không có lợi.

Kẻ thù lớn nhất của giáo dục là sự nóng nảy của cha mẹ.

Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đã từng chỉ ra rằng: Nghèo đói sẽ không dẫn đến thất bại trong giáo dục, nhưng ngược đãi về tinh thần chắc chắn sẽ dưỡng thành một đứa trẻ có vấn đề.

Vậy, giáo dục con cái như thế nào? Tiến sĩ Montessori dạy trẻ em với ba nguyên tắc: không làm tổn thương bản thân, không quấy rầy người khác và không phá hủy môi trường.

Trẻ chỉ cần làm được ba nguyên tắc này thì có thể được tự do hoạt động.

Yêu con thì cần đặt ra quy tắc, không có quy tắc sẽ không thành tiêu chuẩn.

Nhất định chúng ta cần cho trẻ hiểu rằng chỉ khi tuân thủ các quy tắc, chúng mới có thể biết cách tự chịu trách nhiệm.

Tiến sĩ Montessori chỉ ra rằng từ 3-6 tuổi là giai đoạn quan trọng để hình thành thói quen về các quy tắc và hành vi sớm của trẻ.

Vì vậy, khi tính tự quản của trẻ bắt đầu nảy mầm, cần nắm bắt cơ hội để cùng trẻ thiết lập các quy tắc.

Kẻ thù lớn nhất của giáo dục là sự nóng nảy của cha mẹ.
Hiểu ý nghĩa thực sự của tình yêu và hiểu những bí mật của tuổi thơ. Tôn trọng trẻ và đặt ra các quy tắc xuất phát từ tình yêu với trẻ. (Ảnh: Pixabay)

Quy tắc dành cho trẻ từ 3-6 tuổi là gì?

* Tự làm những gì trẻ có thể

Dù có yêu thương con cái đến đâu, cha mẹ cũng không thể đồng hành cùng con đi hết chặng đường đời.

Đường đời của con chỉ có thể phụ thuộc vào chính bản thân mình.

Vì vậy, khi trẻ còn rất nhỏ, nên trau dồi khả năng tư duy độc lập và trau dồi ý thức tự làm việc của mình.

Tới ngày cha mẹ buông tay sẽ không phải quá lo lắng, bởi trẻ tự mình hoàn toàn có khả năng kiểm soát mọi thứ, và chúng sẽ không sợ hãi.

Đây chính là điều mà Tiến sĩ Montessori khởi xướng, đừng bao giờ giúp trẻ những gì chúng nghĩ rằng có thể làm được.

* Tự do lựa chọn, phát triển thói quen kỷ luật tự giác.

Nhà triết học Kant người Đức từng nói: Tự do là kỷ luật bản thân, và kỷ luật bản thân là tự do lớn nhất.

Tương lai trẻ phải tự đi con đường của mình và không ai có thể thay thế được, tính tự giác là điều cần thiết nếu chúng muốn có nhiều lựa chọn và cơ hội hơn trong tương lai.

Trẻ có thể hình thành thói quen tự kỷ luật tốt, đó là giải phóng trẻ và cũng là giải phóng chính mình.

Cốt lõi của kỷ luật tự giác không thể tách rời khỏi sự tập trung.

Chỉ khi trẻ ở trong trạng thái tập trung, chúng mới có thể phát triển tính tự kỷ luật. Trẻ biết tự kỷ luật cuối cùng sẽ đạt được sự tuân theo: tuân theo trật tự tự giác đã được thiết lập bên trong chúng.

Kỷ luật bản thân không phải tự nhiên mà có, nó là một khả năng cần học hỏi để liên tục phát triển.

Vì vậy, trong lớp học Montessori, trẻ tự do lựa chọn đồ dùng học để hoạt động, tự do lựa chọn thời lượng giờ học, tự do lựa chọn địa điểm học. Các quy tắc có tự do giúp trẻ hình thành thói quen kỷ luật tốt.

Yêu thương con cái là bản năng, đặt ra quy tắc là trách nhiệm, và yêu thương con cái có lý trí mới là tình yêu lâu dài.

Minh An
Theo aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Yêu con là bản năng, lập quy tắc là trách nhiệm, yêu thế nào là tốt nhất?