Căn cước công dân được cấp như thế nào - 12 Điều cần biết

Giúp NTDVN sửa lỗi

Căn cước công dân là loại giấy tờ tuỳ thân được cấp ở Việt Nam từ năm 2016. Từ ngày 1/1/2021, Bộ Công an Việt Nam bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip. Vậy quy định làm căn cước công dân thay đổi như thế nào? Được cập nhật ra sao? Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn những điều cần biết về thẻ căn cước công dân.

1. Căn cước công dân là gì?

Thẻ căn cước công dân là gì? Căn cước công dân tiếng Anh là Citizen Identity card hoặc Citizen card.

Thẻ căn cước công dân (thường viết tắt là CCCD) là một trong những loại giấy tờ tuỳ thân chính của người dân Việt Nam. Loại giấy tờ này bắt đầu được cấp và có hiệu lực từ năm 2016; là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân.

Theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014, người dân từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ CCCD.

2. Căn cước công dân do ai cấp?

Do ở Việt Nam đang cùng tồn tại 3 loại giấy tờ tuỳ thân là: Chứng minh nhân dân; CCCD mã vạch; CCCD gắn chip; nên có không ít người thắc mắc CCCD do ai cấp, được cấp ở đâu...

Thực tế, cơ quan cấp CCCD của 3 loại thẻ căn cước này có sự khác nhau.

Đối với chứng minh nhân dân

Nơi cấp là Công an tỉnh nơi công dân có hộ khẩu thường trú và đến đăng ký làm thẻ.

Đối với CCCD mã vạch

Nơi cấp thẻ CCCD mã vạch được ghi vào góc dưới bên phải ở mặt sau của thẻ.

Trong đó, thẻ căn cước được làm từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 10/10/2018 thì nơi cấp là Cục Cảnh sát Đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư.

Các thẻ căn cước được làm từ ngày 10/10/2018 thì nơi cấp là Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội.

Đối với loại thẻ CCCD gắn chip

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA, nơi cấp CCCD gắn chip được ghi ở phía bên trái của thẻ.

Cụ thể, nơi cấp được ghi là: Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội.

3. Lấy căn cước công dân ở đâu?

Đối với thẻ CCCD gắn chip thì lấy CCCD ở đâu?

Bạn có thể đến cơ quan công an nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký làm thẻ CCCD của bạn; hoặc lấy CCCD qua đường bưu điện với địa chỉ gửi mà bạn đã đăng ký. Phí dịch vụ chuyển phát thẻ qua đường bưu điện sẽ do bạn chi trả.

4. Căn cước công dân gắn chip mới

CCCD gắn chip là loại giấy CCCD mới; thay thế cho chứng minh nhân dân loại 9 số, 12 số trước đây; và thay thế CCCD mã vạch.

4.1. Căn cước công dân gắn chip khi nào áp dụng?

Từ ngày 01/7/2021, Bộ Công an Việt Nam bắt đầu cấp thẻ CCCD gắn chip trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của diễn biến dịch COVID-19 và nhiều thiếu sót trong khi nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nên tiến độ cấp thẻ CCCD gắn chip bị chậm hơn so với dự kiến.

4.2. Căn cước công dân gắn chip có tác dụng gì?

Nhiều người dân thắc mắc căn cước công dân gắn chip có tác dụng gì? Loại thẻ CCCD gắn chip để làm gì? Có khác biệt so với chứng minh nhân dân; hay CCCD cũ mã vạch đã từng cấp trước đây hay không?

Về cơ bản, CCCD có gắn chip vẫn giữ nguyên giá trị chứng minh về căn cước; lai lịch; đặc điểm nhận dạng; thân nhân của người sở hữu thẻ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, CCCD gắn chip được tích hợp đồng thời thêm nhiều thông tin cá nhân hơn.

Theo Bộ Công an Việt Nam, thẻ CCCD gắn chíp là loại giấy tờ tuỳ thân có độ bảo mật cao; kèm theo dung lượng lưu trữ lớn. Loại thẻ này có thể được tích hợp thêm ứng dụng đi kèm như: ứng dụng chữ ký số; sinh trắc học; ứng dụng mật khẩu một lần...

Bộ Công an cho rằng các dữ liệu này giúp người dân thực hiện thủ tục, giao dịch công và tư nhân thuận tiện, nhanh chóng hơn. Công dân chỉ cần mang theo thẻ CCCD gắn chip; mà không cần đem theo nhiều loại giấy tờ tuỳ thân khác như trước đây.

4.3. Loại thẻ căn cước công dân gắn chip có thời hạn không?

Loại thẻ căn cước công dân gắn chip có thời hạn không? Thời hạn của CCCD được quy định cụ thể như thế nào?

Theo quy định tại Điều 21 của Luật CCCD 2014, thẻ CCCD gắn chip có thời hạn sử dụng cho đến khi người sử hữu thẻ đến độ tuổi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Thời hạn của thẻ CCCD gắn chip mới được in trực tiếp ở mặt trước; góc bên trái của thẻ.

4.4. Thẻ CCCD gắn chip thay thế cho những loại giấy tờ gì?

Cấu trúc của thẻ căn cước công dân mẫu mới bao gồm một mã QR Code và một con chip điện tử. Do đó, thẻ CCCD gắn chip này có thể thay thể nhiều loại giấy tờ của cá nhân trong khi thực hiện các thủ tục hành chính và giao dịch dân sự.

5. Thời hạn làm CCCD gắn chip

Thẻ căn cước công dân có hiệu lực khi nào? Làm thẻ CCCD có phải đổi không? Thẻ CCCD được đổi khi nào?

Theo yêu cầu của Bộ Công an, từ ngày 22/01/2021, công an các địa phương dừng cấp CMND loại 9 số; CCCD mã vạch; để chuyển sang cấp thẻ CCCD điện tử. Như vậy, trước ngày này, có nhiều người dân vẫn được cấp loại CMND; và thẻ CCCD mã vạch.

Thời hạn đối với CMND

Theo quy định, thời hạn của CMND lên tới 15 năm. Đối với những người dân được cấp CMND vào thời điểm cuối tháng 01/2021 thì 15 năm nữa; tức là đến tháng 01/2036; thẻ của họ mới hết hạn sử dụng. Khi đó, người sở hữu thẻ mới bắt buộc phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip.

Thời hạn đối với CCCD mã vạch

Còn CCCD mã vạch có thời hạn 20 năm. Nghĩa là, đối với những người đủ 40 tuổi được cấp CCCD mã vạch vào thời điểm cuối tháng 01/2021; thì đến năm 60 tuổi; tức năm 2041; họ mới phải bắt buộc đổi thẻ căn cước tiếp theo.

Còn đối với trường hợp những người đủ 38 tuổi đổi thẻ vào cuối tháng 01/2021 (được đổi thẻ trước 02 năm mốc 40 tuổi) thì đến năm 2043 họ mới phải đổi thẻ.

Như vậy, hết năm 2043 là thời tiểm tất cả các thẻ CMND; CCCD mã vạch đã cấp mới hết hạn sử dụng. Đây chính là thời điểm tất cả người dân Việt Nam cùng sử dụng thẻ CCCD gắn chip.

Với trường hợp đặc biệt là những người làm CCCD mã vạch vào thời điểm tháng 01/2021 mà thuộc nhóm thẻ CCCD có giá trị vô thời hạn; thì thẻ căn cước của họ được sử dụng đến hết đời mà không cần đổi sang thẻ CCCD gắn chip.

6. Thủ tục làm căn cước công dân như thế nào?

Hướng dẫn thủ tục làm CCCD cần những gì?

Kể từ ngày 01/7/2021, thủ tục làm CCCD có thay đổi so với trước đây; do Việt Nam chuyển đổi sang thẻ CCCD gắn chip.

Theo đó, thủ tục làm CCCD gắn chip cho công dân đủ 14 tuổi lần đầu tiên làm thẻ; thủ tục đổi CCCD chuyển từ CMND; hoặc CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip có sự khác nhau.

Quy trình làm CCCD mới; cấp đổi CCCD được quy định cụ thể. Bạn có thể xem lộ trình cấp thẻ CCCD chi tiết tại đây.

7. Các giấy tờ làm căn cước công dân

Do thủ tục làm CCCD có sự thay đổi nên hồ sơ làm thẻ căn cước cũng có sự thay đổi.

Thủ tục làm thẻ mới; đổi CCCD cần giấy tờ gì?

8. Căn cước công dân bao nhiêu số?

Căn cước công dân bao nhiêu số? Số CCCD có thay đổi không?

Quy định về số CCCD thuộc Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP về hướng dẫn Luật CCCD.

Theo đó, số định danh cá nhân là một dãy số tự nhiên bao gồm 12 chữ số.

Khoản 2 Điều 19 của Luật CCCD quy định số thẻ CCCD chính là số định danh cá nhân này.

Do vậy, trường hợp sở hữu thẻ chứng minh nhân dân 9 số thì khi đổi sang CCCD gắn chip sẽ phải đổi thành 12 số.

Trường hợp sở hữu chứng minh nhân dân 12 số; và CCCD mã vạch thì số CCCD vẫn được giữ nguyên; không thay đổi.

9. Căn cước công dân online

Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể đăng ký làm CCCD online. Cách đăng ký làm CCCD gắn chip online rất đơn giản. Bạn có thể làm qua cổng dịch vụ công CCCD quốc gia; hoặc cổng dịch vụ công của Bộ Công an.

Các cổng dịch vụ công này cũng cung cấp tính năng cấp lại; thủ tục đổi CCCD online. Bạn có thể truy cập các cổng dịch vụ làm CCCD này và thao tác thuận tiện.

10. Lịch làm căn cước công dân

Lịch làm căn cước công dân được quy định như thế nào? Làm CCCD vào thứ mấy mỗi tuần?

Theo quy định, cơ quan công an có thẩm quyền cấp; đổi; cấp lại CCCD là cơ quan nhà nước làm việc theo giờ hành chính. Do đó, lịch làm việc tại các cơ quan này cụ thể như sau:

  • Buổi sáng: Từ 08h - 12h.
  • Buổi chiều: Từ 13h30 - 17h30.
  • Thời gian làm việc trong một tuần kéo dài từ thứ Hai đến thứ Sáu; thứ Bảy và Chủ nhật nghỉ.

Theo đó, thứ 7 và Chủ nhật là hai ngày nghỉ của cơ quan Nhà nước nói chung; và cơ quan công an có thẩm quyền làm CCCD nói riêng.

Vì vậy, người dân cần chọn ngày làm thẻ CCCD gắn chip điện tử vào các ngày trong tuần; và chọn giờ làm CCCD theo quy định như trên; không vào thứ 7 và Chủ nhật.

11. Thời gian làm căn cước công dân bao lâu?

Căn cước công dân khi nào có? Thời gian làm CCCD bao nhiêu ngày? Quy định thời gian trả thẻ CCCD gắn chip là khi nào?

Thời gian cấp CCCD mới; thời gian đổi CCCD được quy định tại Điều 25 của Luật CCCD 2014. Các trường hợp cấp mới; cấp đổi; cấp lại thẻ CCCD được quy định cụ thể. Bạn có thể xem thời gian làm CCCD tại đây.

12. Cách tra thẻ căn cước công dân nhanh chóng

Để tra thẻ CCCD của mình đã có chưa, bạn có thể (check) kiểm tra CCCD online.

Bạn truy cập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia; hoặc qua ứng dụng Zalo; hoặc liên hệ qua Fanpage Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư. Bằng cách này, bạn có thể tra cứu CCCD đã làm xong chưa một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Trên đây là 12 điều cần biết về căn cước công dân. Hiện, Bộ công an Việt Nam và các địa phương trong cả nước vẫn đang nhanh chóng thực hiện cấp thẻ CCCD gắn chip cho người dân.

Hoàng Thái

Xem thêm:

Việt Nam Xã hội

Căn cước công dân được cấp như thế nào - 12 Điều cần biết