Làm thẻ căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Làm thẻ "căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không" là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực tế, nhiều người dân vẫn đang sở hữu CMND loại 9 số; CMND 12 số; hoặc thẻ căn cước công dân mã vạch chưa hết hạn sử dụng.

1. Làm thẻ căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không?

Nhiều người dân tại các tỉnh, thành chưa rõ căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không.

Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an), hiện nay, Việt Nam không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định việc chấm dứt giá trị sử dụng của thẻ chứng minh nhân dân; hay căn cước công dân mã vạch (không gắn chip).

Do vậy, các loại giấy tờ tuỳ thân này vẫn có giá trị sử dụng cho đến khi hết thời hạn theo quy định.

Với thẻ chứng minh nhân dân loại cũ, thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.

Với thẻ căn cước công dân 12 số mã vạch, thời hạn sử dụng được ghi ở phần mặt trước của thẻ.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, không phải tất cả mọi công dân đều bắt buộc phải chuyển đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip.

2. Bộ Công an khuyến cáo làm căn cước công dân gắn chip

Thực tế không có quy định pháp luật bắt buộc mọi người dân phải đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip.

Tuy nhiên, theo C06, Bộ Công an đang khuyến cáo người dân nên sớm thực hiện các thủ tục chuyển sang loại thẻ căn cước công dân gắn chip. Bộ Công an cho rằng việc sử dụng căn cước công dân gắn chip sẽ mang lại nhiều thuận tiện, lợi ích hơn cho người sở hữu thẻ.

Theo Bộ Công an, loại thẻ căn cước công dân gắn chip có độ bảo mật cao; dung lượng lưu trữ lớn; có khả năng tích hợp thêm nhiều ứng dụng đi kèm.

Việc sử dụng loại giấy tờ tuỳ thân này sẽ giúp người dân thuận lợi hơn trong các giao dịch hành chính; cũng như nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước.

Cụ thể, loại thẻ này được tích hợp đầy đủ các thông tin. Người dân không phải mang theo nhiều loại giấy tờ như trước đây; mà chỉ cần dùng căn cước công dân gắn chip là có thể thực hiện được các giao dịch.

Loại thẻ căn cước công dân gắn chip này có thể thay thế được cho khoảng 30 loại giấy tờ cá nhân như: sổ hộ khẩu; giấy tạm trú; thẻ ATM; thẻ bảo hiểm; giấy phép lái xe;...

Theo C06, người dân có thể liên hệ với cơ quan công an tại địa phương để thực hiện các thủ tục làm mới; hoặc đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip một cách nhanh chóng, dễ dàng.

3. Những trường hợp bắt buộc làm căn cước công dân gắn chip

Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không; những trường hợp nào bắt buộc? Nhiều người dân thắc mắc căn cước công dân 12 số có phải đổi không?

có bắt buộc làm căn cước công dân không
Có bắt buộc làm căn cước công dân?

Theo quy định của pháp luật, có một số trường hợp bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip. Khi gặp những trường hợp theo quy định này, công dân cần nhanh chóng đăng ký làm thủ tục cấp thẻ; để thực hiện thuận lợi các giao dịch trong cuộc sống, công việc.

3.1. Đối với người sở hữu CMND

Điều 5 Nghị định 05/1999 NĐ-CP quy định những trường hợp bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip gồm:

  • CMND đã hết thời hạn sử dụng;
  • Khi CMND bị hư hỏng, không sử dụng được;
  • Trường hợp công dân thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh;
  • Khi công dân có thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Khi thay đổi đặc điểm nhân dạng.
  • Trường hợp công dân bị mất CMND.

Nếu công dân thuộc những trường hợp trên thì bắt buộc phải đổi; cấp lại thẻ ngay. Hiện nay, khi công dân thực hiện đổi; cấp lại từ CMND thì sẽ được cấp căn cước công dân gắn chip.

3.2. Đối với người sở hữu căn cước công dân mẫu cũ

Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định những trường hợp bắt buộc phải đổi căn cước công dân mẫu cũ (mã vạch) sang căn cước công dân gắn chip bao gồm:

  • Khi người sở hữu thẻ đủ 25 tuổi; đủ 40 tuổi; và đủ 60 tuổi;
  • Khi thẻ căn cước công dân bị hư hỏng, không sử dụng được;
  • Trường hợp thay đổi thông tin về họ; chữ đệm; tên, đặc điểm nhân dạng;
  • Khi công dân xác định lại giới tính, quê quán của mình;
  • Trường hợp có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân hiện tại;
  • Khi công dân có yêu cầu.

Trường hợp sở hữu thẻ căn cước công dân được cấp lại thẻ căn cước công dân gắn chip trong những trường hợp sau đây:

  • Khi công dân bị mất thẻ căn cước công dân cá nhân;
  • Khi công dân trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Nếu công dân thuộc những trường hợp quy định trên thì phải bắt buộc làm thủ tục đổi; cấp lại thẻ ngay. Hiện nay, trong trường hợp đổi; cấp lại từ căn cước công dân thì công dân sẽ được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi "căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không". Hiện, công an các địa phương đang khuyến cáo người dân đổi/cấp mới thẻ căn cước công dân gắn chip.

Hoàng Thái

Xem thêm:

Việt Nam Xã hội

Làm thẻ căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không?