Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh bao gồm những gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh là mối quan tâm của nhiều bạn trẻ; nhất là với những bạn sinh viên sắp bước vào cánh cửa đại học. Ngành học này cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng gì? Ứng dụng trong công việc thực tế ra sao? Dưới đây là một số thông tin về chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh để bạn tham khảo.

1. Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh bao gồm những gì?

Với sự phát triển về kinh tế, quản trị kinh doanh giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp.

Từ hoạt động sản xuất, văn phòng, nhân sự; tài chính, marketing, đầu tư, logistics; kinh doanh quốc tế... mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều cần có chiến lược quản trị và kiểm soát, đánh giá để hướng tới các mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp.

Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học bao gồm nhiều chuyên môn, đa lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực hoạt động trong công ty yêu cầu có kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản trị riêng. Ví dụ như: chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp; chuyên ngành quản trị Marketing; quản trị nhân sự; quản trị logistics; chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế; quản trị khách sạn và lữ hành...

Xem chi tiết các chuyên ngành thuộc ngành Quản trị kinh doanh tại đây.

Do vậy, trong chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, ngoài những môn học chung cung cấp kiến thức nền tảng, mỗi chuyên ngành sẽ có chương trình đào tạo riêng.

Hiện, ở Việt Nam có nhiều trường đại học đào tạo ngành Quản trị kinh doanh. Dựa vào định hướng và mục tiêu giáo dục của mỗi trường mà chương trình học ngành Quản trị kinh doanh cũng có sự khác nhau.

2. Các môn học ngành Quản trị kinh doanh

Đúng như tên gọi, các môn học ngành Quản trị kinh doanh bao gồm hai mảng kiến thức chuyên môn: về Quản trị; và các kiến thức liên quan đến tài chính - kinh tế; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

chương trình học của ngành quản trị kinh doanh
Chương trình học của ngành Quản trị kinh doanh bao gồm những gì? (Ảnh minh họa: Pixabay)

Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh có thể bao gồm một số môn học tham khảo dưới đây:

2.1. Các môn học thuộc khối kiến thức Giáo dục đại cương

  • Giáo dục quốc phòng - an ninh
  • Ngoại ngữ căn bản (môn ngoại ngữ theo chỉ tiêu tuyển dụng của trường; như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Đức...)
  • Tin học căn bản
  • Triết học
  • Toán cao cấp
  • Xác suất thống kê
  • Pháp luật đại cương
  • Toán kinh tế
  • Logic học đại cương
  • Xã hội học đại cương
  • Cơ sở văn hóa Việt Nam
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Nghệ thuật lãnh đạo và quản trị.

2.2. Các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở của ngành

Chương trình học ngành Quản trị kinh doanh có thể bao gồm một số môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành dưới đây:

  • Kinh tế vi mô
  • Kinh tế vĩ mô
  • Nguyên lý thống kê kinh tế
  • Ứng dụng toán trong kinh doanh
  • Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
  • Luật kinh tế
  • Quản trị học
  • Marketing căn bản
  • Nguyên lý kế toán
  • Kế toán tài chính
  • Tài chính - Tiền tệ
  • Kinh tế lượng
  • Phân tích định tính trong kinh doanh
  • Kế toán quản trị
  • Kế toán tài chính
  • Kinh tế quốc tế
  • Quản trị văn phòng.
Chương trình học ngành Quản trị kinh doanh
Chương trình học ngành Quản trị kinh doanh. (Ảnh minh họa: Pixabay)

2.3. Các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành

Các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh có thể kể đến như:

  • Quy hoạch tuyến tính
  • Ngoại ngữ chuyên ngành, như: Anh văn thương mại...
  • Quản trị tài chính
  • Quản trị sản xuất
  • Kinh doanh quốc tế
  • Quản trị dự án
  • Quản trị chất lượng sản phẩm
  • Thương mại điện tử
  • Quản trị Marketing
  • Quản trị nguồn nhân lực
  • Thị trường chứng khoán
  • Quản trị chiến lược
  • Quản trị chuỗi cung ứng
  • Môn học Quản trị hệ thống thông tin doanh nghiệp
  • Quản trị quan hệ khách hàng
  • Quản trị thương hiệu
  • Mô phỏng tình huống trong kinh doanh
  • Quản trị rủi ro kinh doanh
  • Quản trị liên văn hóa
  • Hệ thống kiểm soát nội bộ
  • Quản lý kỹ thuật và công nghệ
  • Phân tích hoạt động kinh doanh
  • Nghiệp vụ ngoại thương
  • Thuế
  • Khởi sự doanh nghiệp
  • Dự báo kinh tế
  • Tâm lý quản lý....

3. Các công việc với ngành Quản trị kinh doanh

Ngành Quản trị kinh doanh là ngành học bao gồm nhiều chuyên môn, đa lĩnh vực. Do đó, sau khi hoàn thành xong chương trình học của ngành Quản trị kinh doanh, các bạn trẻ có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc trong doanh nghiệp. Có thể kể đến như:

  • Chuyên viên/Trưởng phòng kinh doanh
  • Chuyên viên Marketing; Quản lý Marketing; Trưởng phòng Marketing
  • Chuyên viên dự án, Quản lý dự án
  • Chuyên viên nhân sự, Quản lý nhân sự
  • Nghiên cứu và phân tích thị trường
  • Chuyên viên Logistics; vận hành chuỗi cung ứng...
  • Khởi nghiệp (Start up)
  • Chủ doanh nghiệp
  • Trợ giảng, hoặc Giảng viên trong các trường đại học...

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hội nhập quốc tế, kinh doanh, thương mại điện tử xuyên quốc gia, có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp dành cho những bạn trẻ theo học ngành Quản trị kinh doanh.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh. Nếu là thí sinh sắp bước vào kỳ thi tuyển chọn của trường, bạn nên vào thẳng website của cơ sở đào tạo đó để xem chi tiết chương trình học của ngành Quản trị kinh doanh với chuyên ngành mà mình chọn lựa.

Thùy Dung

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm:

Việt Nam Giáo dục

Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh bao gồm những gì?