Ngành Quản trị kinh doanh thi khối nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngành Quản trị kinh doanh thi khối nào là thắc mắc được nhiều học sinh quan tâm. Trong những năm qua, ngành Quản trị kinh doanh thu hút rất nhiều sinh viên theo học. Tìm hiểu kỹ về những tổ hợp môn thi xét tuyển là điều cần thiết cho học sinh cũng như phụ huynh đang quan tâm tới chuyên ngành này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết ngành Quản trị kinh doanh thi khối nào.

1. Ngành Quản trị kinh doanh thi khối nào?

Ngành Quản trị kinh doanh là chuyên ngành giúp đào tạo những nhà quản trị doanh nghiệp; quản trị tổ chức trong tương lai. Nhiều thí sinh đang tìm hiểu về chuyên ngành này và chưa rõ ngành Quản trị kinh doanh thi khối nào.

Với các em học sinh, việc tìm hiểu ngành Quản trị kinh doanh học khối nào từ sớm sẽ giúp các em chọn môn học phù hợp với năng lực và sở thích của mình; từ đó có định hướng và kế hoạch học tập rõ ràng, chi tiết hơn.

Vậy ngành Quản trị kinh doanh thuộc khối nào?

Nhìn chung, ngành Quản trị kinh doanh sẽ thi tuyển nhóm khối A; D; và C. Cũng có trường xét tuyển khối B00 (Toán - Hóa học - Sinh học) như: trường Đại học Đông Đô (Hà Nội), ĐH Tài nguyên và Môi trường TP. HCM. Tuỳ từng trường đại học cụ thể mà tổ hợp môn xét tuyển sẽ khác nhau.

1.1. Khối A ngành Quản trị kinh doanh

Khối A ngành Quản trị kinh doanh bao gồm các tổ hợp môn xét tuyển là:

  • A00: Toán - Vật lý - Hóa học
  • A01: Toán - Vật lý - tiếng Anh
  • A08: Toán - Lịch sử - Giáo dục công dân (Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội)
  • A09: Toán - Địa lý - Giáo dục công dân (Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
  • A16: Toán - Ngữ văn - Khoa học Tự nhiên (trường Đại học Lâm nghiệp - Hà Nội)

Tuỳ từng trường mà yêu cầu xét tuyển khối A ngành Quản trị kinh doanh sẽ khác nhau.

1.2. Khối D ngành Quản trị kinh doanh

Ngành Quản trị kinh doanh khối D được nhiều trường đại học xét tuyển. Khối D ngành Quản trị kinh doanh bao gồm các tổ hợp xét tuyển dưới đây:

quản trị kinh doanh khối nào
Ngành Quản trị kinh doanh gồm những khối nào? (Ảnh minh họa: Pixabay)

1.3. Khối C ngành Quản trị kinh doanh

Khối C ngành Quản trị kinh doanh bao gồm các tổ hợp xét tuyển dưới đây:

Trong đó, khối C00 ngành Quản trị kinh doanh được nhiều trường đưa ra chỉ tiêu xét tuyển.

Các tổ hợp với các bộ môn khác nhau giúp thí sinh có thêm nhiều lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình.

2. Các trường có ngành Quản trị kinh doanh khối C

Hiện, nhiều thí sinh cũng đang tìm hiểu về các trường có ngành Quản trị kinh doanh khối C. Các trường có ngành Quản trị kinh doanh khối C có thể kể đến như:

  • Đại học Công nghệ Đông Á (Hà Nội);
  • Đại học Công nghiệp Việt - Hung;
  • ĐH Đại Nam;
  • Đại học FPT (Hà Nội);
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật - Công nghiệp (Hà Nội)
  • ĐH Lâm nghiệp;
  • Đại học Nguyễn Trãi;
  • Đại học Tài chính ngân hàng Hà Nội;
  • ĐH Tài nguyên - Môi trường Hà Nội;
  • Đại học Thành Đô;
  • Học viện Chính sách và Phát triển;
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam;
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn;
  • Học viện Phụ nữ Việt Nam;
  • Đại học Công nghệ TP. HCM;
  • Đại học Gia Định;
  • ĐH Giao thông Vận tải (cơ sở phía Nam);
  • Đại học Hùng Vương TP. HCM;
  • Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM;
  • ĐH Quốc tế Hồng Bàng;
  • Đại học Mở TP. HCM;
  • Đại học Văn Hiến;
  • ĐH Văn Lang.

Thí sinh và phụ huynh có thể xem thêm một số trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh tại đây.

Bên cạnh việc tìm hiểu ngành Quản trị kinh doanh thi khối nào, thí sinh cũng cần tìm hiểu thêm điểm trúng tuyển của ngành này ở các trường trong những năm trước để có thể lựa chọn trường phù hợp với khả năng của mình.

3. Các hình thức xét tuyển đại học ngành Quản trị kinh doanh

Hiện nay, có nhiều hình thức xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh được các trường lựa chọn. Các hình thức xét tuyển chủ yếu là:

  • Xét kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
  • Xét học bạ bậc THPT theo nhiều hình thức như: 3 học kỳ, 5 học kỳ; hoặc xét tổ hợp 3 môn thi lớp 12…
  • Xét theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia.
  • Xét theo kết quả kỳ thi riêng của các trường đại học.
  • Ngoài ra, cũng có một số trường đại học xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh theo những phương thức khác như: Sử dụng điểm của các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế; điểm thi học sinh giỏi quốc gia; hay điểm kiểm tra các môn năng khiếu…

Theo những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các trường đại học hiện đã tự chủ tuyển sinh với nhiều phương thức xét tuyển; qua đó tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh đến với nghề nghiệp mà mình yêu thích.

Thí sinh cũng nên đọc kỹ phương thức xét tuyển của mỗi trường để có thể tập trung vào thế mạnh của mình; nâng cao khả năng trúng tuyển.

4. Cơ hội nghề nghiệp với ngành Quản trị kinh doanh

Với sự phát triển về kinh tế và đa dạng các ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam hiện nay, ngành Quản trị kinh doanh mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.

nghề nghiệp quản trị kinh doanh
Cơ hội nghề nghiệp ngành Quản trị kinh doanh. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Từ các doanh nghiệp nhỏ đến công ty lớn; từ mọi ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, ngành Quản trị kinh doanh đều mang đến nhiều vị trí công việc cho người học.

Chuyên viên Quản trị chất lượng

Vị trí chuyên viên Quản trị chất lượng trong doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm việc lên kế hoạch quản lý chất lượng kinh doanh; đồng thời lên kế hoạch thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.

Chuyên viên quản trị chất lượng cũng thực hiện công việc kiểm soát; theo dõi mức độ và tiến độ hoàn thành công việc; từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm về tối ưu quản trị trong doanh nghiệp.

Giảng viên đại học

Công việc giảng viên đại học ngành Quản trị kinh doanh cũng được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Với khả năng truyền đạt tốt; sử dụng ngôn ngữ linh hoạt; kết quả học tập tốt; yêu thích công việc của một giảng viên thì sinh viên có thể được trường đại học mời làm việc tại trường để thực hiện công việc giảng dạy cho sinh viên các khóa sau.

Quản trị nhân lực

Quản trị nhân lực cũng là một chuyên ngành trong ngành Quản trị kinh doanh được nhiều bạn trẻ hướng tới. Vị trí quản trị nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp điều hành, sắp xếp nhân viên vào các bộ phân chuyên môn phù hợp; vừa thúc đẩy năng suất, hiệu quả kinh doanh; vừa góp phần tạo dựng văn hóa doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, trong môi trường hội nhập và quốc tế hóa, ngành Quản trị kinh doanh còn mang đến cho các bạn trẻ nhiều cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp nước ngoài. Cùng với năng lực ngoại ngữ, vị trí công việc trong các doanh nghiệp này mang lại mức lương tương đối cao cho người lao động.

Trên đây là giải đáp ngành Quản trị kinh doanh thi khối nào và những thông tin liên quan. Việc tìm hiểu ngành Quản trị kinh doanh thi môn gì và điểm trúng tuyển sẽ giúp thí sinh tập trung trau dồi kiến thức của môn thi; đồng thời giúp chọn lựa chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường đại học phù hợp.

Thùy Dung

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm:

Việt Nam Giáo dục

Ngành Quản trị kinh doanh thi khối nào?