Ngành Quản trị nhân lực Đại học Thương mại TMU: Cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngành Quản trị nhân lực Đại học Thương mại là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Khoa Quản trị nhân lực của trường Đại học Thương mại được thành lập vào năm 2010. Khoa gồm có 02 Bộ môn là: Quản trị nhân lực doanh nghiệp và Kinh tế nguồn nhân lực.

1. Ngành Quản trị nhân lực Đại học Thương mại học gì?

Sinh viên ngành Quản trị nhân lực Đại học Thương mại được học tập những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội; về quản trị - quản lý và quản trị nhân lực.

Sinh viên cũng được cung cấp những kỹ năng chuyên sâu về quản trị nhân lực doanh nghiệp như: hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch nhân lực; kỹ năng tổ chức và định mức lao động; kỹ năng tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực; thực hiện đánh giá, trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức; các kỹ năng liên quan đến việc thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ lao động trong doanh nghiệp...

Mã ngành Quản trị nhân lực Đại học Thương mại

Mã ngành Quản trị nhân lực Đại học Thương mại là TM23.

Tổ hợp xét tuyển gồm: A01, A00, D07, D01.

2. Chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực của ĐH Thương mại

Dưới đây là chương trình đào tạo chi tiết ngành Quản trị nhân lực của Đại học Thương mại.

chương trình đào tạo ngành quản trị nhân lực đại học thương mại

3. Chuẩn đầu ra của ngành Quản trị nhân lực Đại học Thương mại

Sinh viên ngành Quản trị nhân lực của ĐH Thương mại sau khi hoàn thành chương trình Cử nhân sẽ đạt được yêu cầu năng lực như sau:

Khối kiến thức cơ bản về pháp luật, khoa học xã hội, khoa học chính trị

  • Có kiến thức về pháp luật đại cương; pháp luật kinh tế nói chung; và pháp luật lao động nói riêng.
  • Có kiến thức chung về đường lối, các chính sách và định hướng phát triển của lĩnh vực quản trị nhân lực ở Việt Nam trong từng giai đoạn.
  • Có hiểu biết căn bản về xã hội học; cơ sở văn hóa Việt Nam; và xu hướng thay đổi của lĩnh vực quản trị nhân lực ở quốc gia, khu vực và quốc tế.

Khối kiến thức nhóm ngành quản lý - quản trị

  • Kiến thức về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô; hành vi tổ chức, quản trị học.
  • Kiến thức căn bản về thương mại điện tử, marketing; kinh tế doanh nghiệp, khởi sự kinh doanh.
  • Kiến thức cơ bản về tâm lý học lao động, kinh tế nguồn nhân lực; quản trị nhân lực căn bản, lao động và việc làm...

Khối kiến thức của chuyên ngành Quản trị nhân lực

  • Kiến thức về việc lập kế hoạch; thực hiện tổ chức và giám sát một số hoạt động cụ thể của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp như: Tổ chức và định mức lao động; Trả lương cho người lao động; Tuyển dụng; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Đánh giá hiệu quả công việc...
  • Kiến thức về lĩnh vực quản trị nhân lực trong các tổ chức đặc thù như: quản trị nhân lực công; quản trị nhân lực quốc tế.

Các kỹ năng nghề nghiệp

  • Kỹ năng chuyên môn để xử lý những vấn đề về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp và tổ chức; hoặc các kỹ năng liên quan đến khởi nghiệp...
  • Kỹ năng phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế trong hoạt động quản trị nhân lực trên cơ sở phân tích; tổng hợp; và ứng dụng công nghệ đánh giá dữ liệu, thông tin.
  • Kỹ năng đánh giá hiệu quả công việc sau khi hoàn thành; đánh giá kết quả thực hiện của người lao động.
  • Kỹ năng thông tin: truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác trong tổ chức; phổ biến những kiến thức và kỹ năng trong khi thực hiện công việc...
  • Các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học...

4. Cơ hội thực tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực ĐH Thương mại

Sinh viên ngành Quản trị nhân lực của trường ĐH Thương mại có nhiều cơ hội thực tập chuyên ngành ngay từ những học kì đầu của khóa học.

Đến nay, Khoa Quản trị nhân lực của Đại học Thương mại đã kí kết thỏa thuận hợp tác với hơn 20 doanh nghiệp trong nước.

Ví dụ như: Công ty Cổ phần MISA, Công ty Cổ phần Vận tải 1 Traco; Ngân hàng Vietcombank; Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei; Ngân hàng Maritime Bank; Công ty TNHH Gianni, Công ty TNHH Thương mại và Môi trường Hồng Anh; Công ty Cổ phần Đầu tư giáo dục và Phát triển công nghệ quốc tế Langmaster; Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam - VTVCab; Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo nhân sự chủ chốt – KEYPERSON.

Những cơ hội thực tập tại các công ty và doanh nghiệp uy tín này sẽ giúp các sinh viên trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế; đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động sau khi ra trường.

5. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Quản trị nhân lực ĐH Thương mại

Sinh viên ngành Quản trị nhân lực của trường ĐH Thương mại sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện các công việc về nhân sự ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; và có thể làm việc trong các tổ chức công, cơ quan quản lý nhà nước; công ty tư nhân; hoặc các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy về ngành quản trị nguồn nhân lực; và các tổ chức khác.

Trong doanh nghiệp, bộ phận quản trị nhân sự ngày nay đã trở thành đối tác chiến lược. Đặc biệt, ở các công ty đa quốc gia, vai trò của phòng ban nhân sự ngày càng quan trọng.

Ngoài ra, các cơ quan ban ngành thuộc các Bộ và hệ thống các cơ quan hành chính công cũng rất cần chuyên viên nhân sự được đào tạo bài bản.

Thông tin liên hệ khoa Quản trị nhân lực Đại học Thương mại

Trên đây là những thông tin về ngành Quản trị nhân lực Đại học Thương mại. Đây cũng là một địa chỉ tin cậy đào tạo chuyên sâu ngành này ở khu vực miền Bắc được nhiều sinh viên theo học.

Thùy Dung

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm:

Việt Nam Giáo dục

Ngành Quản trị nhân lực Đại học Thương mại TMU: Cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn