Thay đổi căn cước công dân có cần đổi passport (hộ chiếu) không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thay đổi căn cước công dân có cần đổi passport (hộ chiếu) không? Những quy định pháp luật cụ thể như thế nào? Cần lưu ý gì về passport khi thay đổi căn cước công dân? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc thay đổi căn cước công dân có cần đổi passport không.

1. Thay đổi căn cước công dân có cần đổi passport (hộ chiếu) không?

Nhiều người có thắc mắc đổi căn cước công dân có cần đổi hộ chiếu không?

Hiện nay, không có quy định bắt buộc công dân phải đổi passport (hộ chiếu) khi thay đổi số chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân.

Khoản 1 Điều 23 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định trách nhiệm của người được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh phải àm thủ tục cấp mới khi giấy tờ xuất nhập cảnh bị hỏng; khi thay đổi thông tin về nhân thân; đặc điểm nhận dạng, xác định lại giới tính.

Cùng với đó, theo Điều 33 quy định về điều kiện xuất cảnh của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn; còn thời hạn sử dụng; hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên….

Thay đổi căn cước công dân có cần đổi passport không?

Trường hợp phải đổi passport

Theo quy định, trường hợp hộ chiếu còn thời hạn sử dụng dưới 6 tháng; hộ chiếu bị hỏng, mất; hoặc thay đổi thông tin về nhân thân, đặc điểm nhận dạng, giới tính, nếu công dân có nhu cầu xuất cảnh thì cấp đổi hộ chiếu. Như vậy, khi thay đổi số chứng minh nhân dân thành số căn cước công dân tức là thay đổi thông tin nhân thân; thì công dân cần phải cấp đổi hộ chiếu.

Nếu hộ chiếu vẫn còn thời hạn sử dụng trên 6 tháng; có thẻ căn cước công dân mới và không còn giấy chứng minh nhân dân cũ; hoặc chứng minh nhân dân cũ đã bị cắt góc, mờ nhoè, không thể đọc được thông tin rõ ràng; thì công dân phải làm thủ tục cấp đổi hộ chiếu mới; vì trên hộ chiếu cũ có in số chứng minh nhân dân trước đây.

Trường hợp không phải đổi passport

Trong trường hợp hộ chiếu của công dân còn giá trị sử dụng trên 6 tháng; và vẫn có giấy chứng minh nhân dân cũ còn hạn sử dụng; chưa quá thời hạn 15 năm kể từ ngày cấp; chứng minh nhân dân không bị cắt góc; các thông tin trên chứng minh nhân dân không bị mờ nhoè, vẫn hiển thị rõ ràng; thì công dân vẫn có thể dùng hộ chiếu cũ mà không cần phải cấp đổi hộ chiếu mới.

Theo quy định hiện tại, công dân đề nghị cấp hộ chiếu có thể điền tờ khai online trực tuyến; nhưng cần đến trụ cơ cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để nộp hồ sơ và đóng lệ phí làm hộ chiếu.

2. 4 loại giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam

Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 có nhiều điểm mới trong thủ tục làm hộ chiếu phổ thông từ ngày 1/7/2020. Những thay đổi này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân về xuất nhập cảnh.

Theo Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, giấy tờ xuất nhập cảnh hiện nay chỉ gồm có 04 loại là: Hộ chiếu phổ thông; Hộ chiếu công vụ; Hộ chiếu ngoại giao; và Giấy thông hành.

Theo quy định mới, giấy tờ xuất nhập cảnh không còn bao gồm Hộ chiếu thuyền viên nữa.

Cùng với đó, Luật Xuất nhập cảnh mới cũng chỉ gọi chung là Giấy thông hành thay vì chia ra 04 loại Giấy thông hành như hiện nay là: giấy thông hành nhập xuất cảnh, Giấy thông hành hồi hương; Giấy thông hành biên giới, Giấy thông hành.

3. Làm hộ chiếu khi có căn cước công dân

Trường hợp làm hộ chiếu lần đầu

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 của Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14, người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu được thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi công dân thường trú; hoặc ở ngay tại nơi tạm trú.

Riêng người có thẻ căn cước công dân được thực hiện tại cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh ở nơi thuận lợi.

Như vậy, theo quy định mới, người có thẻ căn cước công dân đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu sẽ được lựa chọn nơi cấp hộ chiếu sao cho thuận lợi; thay vì phải thực hiện ở nơi thường trú hoặc nơi tạm trú theo quy định như trước đây.

Trường hợp làm hộ chiếu từ lần thứ 02

Đối với người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông từ lần thứ 02, sẽ được thực hiện tại cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi thuận lợi; hoặc tại cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh của Bộ Công an.

Theo quy định trước đây, chỉ trường hợp cấp lại hộ chiếu còn thời hạn mới thì công dân mới được làm thủ tục tại cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an; còn với hộ chiếu hết hạn thì công dân sẽ phải về Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh của Công an tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương nơi mình thường trú hoặc nơi tạm trú.

Trên đây là giải đáp thắc mắc thay đổi căn cước công dân có cần đổi passport không. Bạn cần xem xét cụ thể về thời hạn sử dụng; tình trạng của hộ chiếu; và chứng minh nhân dân cũ của mình để lựa chọn xem có cần đổi hộ chiếu khi đổi căn cước công dân hay không.

Hoàng Thái

Xem thêm:

Việt Nam Xã hội

Thay đổi căn cước công dân có cần đổi passport (hộ chiếu) không?