Xu hướng phát triển ngành Quản trị nhân lực: Top 5 xu hướng phổ biến

Giúp NTDVN sửa lỗi

Xu hướng phát triển ngành Quản trị nhân lực có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Nhiều tổ chức đã áp dụng công nghệ mới, mô hình mới, cách thức mới để nâng cao hiệu quả trong việc quản lý nhân sự. Những thay đổi này đặt ra mối quan tâm về vai trò của người làm quản trị nhân lực. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn những xu hướng phát triển ngành Quản trị nhân lực trong thời gian gần đây.

Những năm qua, sự thay đổi nhanh chóng của bối cảnh chung về kinh vế - xã hội đã tác động đến nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Đại dịch COVID-19; sự phát triển của công nghệ tự động hoá; công nghệ máy tính, kỹ thuật số; đặc biệt là sự phát triển của robot và công nghệ AI... đã tác động sâu rộng đến nhiều ngành nghề và người lao động; trong đó có ngành Quản trị nhân lực.

Dưới đây là 5 xu hướng phát triển ngành Quản trị nhân lực phổ biến trong những năm gần đây; và có xu hướng sẽ tiếp tục trong tương lai.

1. Xu hướng quản lý nhân lực từ xa

Quản lý nhân sự từ xa là một trong những xu hướng phát triển ngành Quản trị nhân sự phổ biến hiện nay; đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.

Mô hình làm việc từ xa; hoặc làm việc tại nhà (Work from Home) trở nên phổ biến hơn kể từ khi đại dịch này xuất hiện.

Phương thức làm việc từ xa giúp cho nhân viên không bị gò bó về thời gian và địa lý. Sự phát triển của Internet và các công cụ họp trực tuyến đã xóa bỏ giới hạn về khoảng cách làm việc.

Điều này khiến nhiều tổ chức nới lỏng các quy định về nơi làm việc; và áp dụng mô hình quản lý nhân sự từ xa.

2. Chuyển đổi số bộ phận hành chính nhân sự

Người lao động lựa chọn nghề nghiệp dựa trên nhiều yếu tố; trong đó có điều kiện môi trường làm việc do người sử dụng lao động cung cấp.

Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ hiện đại khiến xu hướng phát triển ngành Quản trị nhân lực có sự thay đổi theo hướng điều chỉnh văn phòng hành chính nhân sự.

Mô hình văn phòng hành chính nhân sự truyền thống được xem là có nhiều hạn chế như: lãng phí chi phí thuê văn phòng; lãng phí chi phí in ấn, bưu phẩm; quy trình nhân sự rườm rà;... dẫn đến lãng phí tài chính và thời gian của doanh nghiệp.

Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm và thực hiện chuyển đổi số quản lý hành chính, nhân sự cho các cấp lãnh đạo và bộ phận hành chính văn phòng. Nhiều phần mềm quản lý nhân sự ra đời đã giúp các tổ chức; công ty đẩy nhanh quá trình số hoá quản trị nhân sự.

Các chuyển đổi số hoá như: phát hành văn bản, quản lý văn bản điện tử; lập hồ sơ công việc; lưu trữ văn thư trên môi trường số (hay môi trường điện tử) được đánh giá là mang lại nhiều ưu điểm hơn so với cách thức quản lý hành chính truyền thống; hay việc phát hành, lưu giữ bản giấy trước đây.

Sự thay đổi này giúp tiết kiệm thời gian và tài chính hơn cho tổ chức; giúp hạn chế những sai sót có thể xảy ra; đồng thời nâng cao hiệu suất làm việc của nhân sự văn phòng hành chính.

3. Thay đổi tư duy về tuyển dụng nhân sự

Thu hút nhân tài hay các nhân sự có chuyên môn cao hiện được coi là một thử thách quan trọng đối với ngành Quản trị nhân sự.

Xu hướng phát triển của ngành Quản trị nhân lực
Xu hướng phát triển của ngành Quản trị nhân lực. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Hiện nay, bộ phận Quản trị nhân sự có thể thu thập nhiều dữ liệu của các ứng viên tuyển dụng; tạo ra các đánh giá và thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tuyến.

Thông qua sự hỗ trợ của các mạng xã hội nghề nghiệp; các số liệu phân tích;... bộ phận quản trị nhân sự có thể tìm kiếm và quyết định chọn nhân sự phù hợp nhất với yêu cầu tuyển dụng.

4. Chú ý hơn đến chính sách đãi ngộ, phúc lợi

Bên cạnh mức lương, các chính sách đãi ngộ và phúc lợi khác cũng là yếu tố giữ chân người lao động; đặc biệt là những nhân sự có chuyên môn cao.

Do vậy, bộ phận quản trị nhân sự và nhà quản lý cần xây dựng chính sách đãi ngộ, phúc lợi tốt. Những chính sách này không chỉ tạo sự thu hút với các ứng viên tiềm năng; mà còn giúp nhân viên muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty.

5. Xu hướng thuê ngoài và hợp tác với lao động tự do

Một trong những xu hướng phát triển ngành Quản trị nhân lực trong thời gian gần đây là việc hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ bên ngoài; hoặc các lao động tự do. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về nhân sự; cũng như giúp tăng hiệu quả của dự án.

Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ như: cảm ứng máy tính; AI... dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong một số ngành nghề. Điều này đòi hỏi người làm quản trị nhân lực phải cập nhật xu hướng để thiết lập sự hợp tác phù hợp.

Trên đây là 5 xu hướng phát triển ngành Quản trị nhân lực phổ biến trong thời gian gần đây. Theo dự báo, những xu hướng này sẽ tiếp diễn trong tương lai. Đặc biệt, sự phát triển nhanh chóng của những công nghệ mới khiến các tổ chức và doanh nghiệp phải thay đổi mô hình; và cách thức làm việc để thích ứng. Điều này yêu cầu các nhà quản trị nhân sự phải nhanh chóng học hỏi; và ứng dụng để tối ưu hiệu quả công việc.

Thùy Dung

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm:

Việt Nam Giáo dục

Xu hướng phát triển ngành Quản trị nhân lực: Top 5 xu hướng phổ biến