Ngoại trưởng Nga Lavrov 'nói móc' ông Biden về cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba và Ukraine

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm Chủ nhật (30/10), Bộ trưởng Ngoại giao của Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập với Tổng thống Mỹ Joe Biden về vấn đề Ukraine. Ông Lavrov nhấn mạnh rằng, ông hy vọng Tổng thống Mỹ 'đủ khôn ngoan' để đối phó với một cuộc xung đột toàn cầu tương tự như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã châm ngòi cho cuộc đụng độ lớn nhất giữa Moscow và phương Tây kể từ cuộc khủng hoảng Cuba, thời điểm mà Liên Xô và Mỹ đang cận kề chiến tranh hạt nhân.

Sau thất bại của cuộc xâm lược Vịnh Con Lợn cùng với việc Mỹ triển khai tên lửa ở Ý và Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ khi đó là John F. Kennedy phát hiện ra rằng, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã triển khai tên lửa hạt nhân trên Cuba.

Sự kiện Vịnh Con Lợn là cuộc tấn công bất thành vào Cuba của một nhóm người Cuba lưu vong được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tài trợ và huấn luyện, với mục đích lật đổ chính phủ của ông Fidel Castro

Trong một cuộc phỏng vấn cho một bộ phim tài liệu của đài truyền hình nhà nước Nga về cuộc khủng hoảng tên lửa, Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói rằng có "những điểm tương đồng" với năm 1962, chủ yếu là do Nga hiện đang bị đe dọa bởi vũ khí của phương Tây ở Ukraine.

Ông Lavrov nói thêm: “Trong hoàn cảnh hiện tại, tôi hy vọng rằng Tổng thống Joe Biden sẽ có nhiều cơ hội hơn để tìm hiểu xem ai là người ra lệnh và bằng cách nào. Đây là một vấn đề thực sự đáng lo ngại".

Ông Lavrov giải thích: “Sự khác biệt là vào năm 1962 xa xôi, ông Khrushchev và ông Kennedy đã tìm thấy sức mạnh để thể hiện trách nhiệm và sự khôn ngoan, nhưng hiện tại chúng tôi không thấy sự sẵn sàng như vậy ở phía Washington và các nước chư hầu".

Một đại diện của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng từ chối bình luận về phát biểu của Ngoại trưởng Lavrov và chỉ đưa ra bình luận về việc duy trì các đường dây liên lạc cởi mở với Moscow.

Vào ngày 27/10/1962, thế giới tiến gần đến chiến tranh hạt nhân khi một thuyền trưởng tàu ngầm của Liên Xô cố gắng phóng một quả bom hạt nhân. Trước đó, Hải quân Mỹ thả các vật liệu sâu xung quanh tàu ngầm của Liên Xô.

Cuối ngày hôm đó, Tổng thống Mỹ Kennedy bí mật đồng ý rút tất cả các tên lửa của Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy việc ông Khrushchev loại bỏ tất cả các tên lửa ở Cuba. Cuộc khủng hoảng đã được ngăn chặn, nhưng nó trở thành biểu tượng về mối nguy hiểm trong cạnh tranh giữa các siêu cường trong Chiến tranh Lạnh.

Theo Tổng thống Vladimir Putin, một trong những gốc rễ của cuộc xung đột là việc phương Tây bỏ qua mối quan tâm của Nga về an ninh châu Âu thời hậu Xô Viết, đặc biệt là do liên minh quân sự NATO mở rộng về phía đông.

Mỹ và các đồng minh châu Âu cho rằng nỗi sợ hãi của Nga đã bị phóng đại. Theo đó, Moscow không thể viện cái cớ này để biện minh một cuộc xâm lược vào nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ - Ukraine.

Ukraine nói rằng họ sẽ chiến đấu cho đến khi người Nga cuối cùng bị đẩy ra khỏi lãnh thổ của mình. Kyiv mô tả chính sách ngoại giao của Nga là một mưu đồ nhằm chuyển hướng sự chú ý của quốc tế khỏi một cuộc xâm lược lãnh thổ theo kiểu đế quốc. Kyiv từng cảnh báo rằng, cuộc xâm lược này sớm muộn cũng sẽ bị diệt vong.

Khi được hỏi Nga nên làm gì trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hiện nay, Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố, "sự sẵn sàng đối thoại của Nga, bao gồm cả Tổng thống Vladimir Putin, vẫn còn nguyên vẹn".

Huyền Anh

Theo Reuters



BÀI CHỌN LỌC

Ngoại trưởng Nga Lavrov 'nói móc' ông Biden về cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba và Ukraine