Thủ tướng, Tổng thống nói gì về Pháp Luân Công?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đài Loan và Trung Quốc có cùng dân tộc, lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong khi chính quyền Trung Quốc đàn áp, bức hại Pháp Luân Công thì tình hình ở Đài Loan hoàn toàn khác hẳn.

Hiến pháp và luật pháp của Đài Loan bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của các học viên Pháp Luân Công, và người dân Đài Loan nói chung tôn trọng Pháp Luân Công như một môn tu luyện tinh thần tích cực. Theo một cuộc khảo sát, hiện có hàng trăm nghìn người Đài Loan tập luyện Pháp Luân Công hàng ngày.

Gần 5000 học viên Pháp Luân Công Đài Loan luyện công tập thể ở Quảng trường Tự Do Đài Loan. (Ảnh Sun Xiangyi - Epoch Times)

Chính phủ Đài Loan cũng kiên quyết lên tiếng phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công diễn ra ở Trung Quốc. Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn, cũng như tất cả các cựu tổng thống, thủ tướng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công.

Trong 18 năm qua, hơn 20 hội đồng thành phố, quận, huyện đã thông qua các nghị quyết nhân quyền do Viện Lập pháp đưa ra để ủng hộ Pháp Luân Công và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. Từ năm 2015 đến 2017, 14 hội đồng thành phố, quận, huyện thông qua nghị quyết ủng hộ các vụ kiện của công dân Trung Quốc đối với Giang Trạch Dân vì bức hại Pháp Luân Công và kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công.

Sau đây là một số hành động và tuyên bố cụ thể của các quan chức chính phủ Đài Loan về Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp):

Tổng thống và Thủ tướng Đài Loan chúc mừng Pháp Luân Công

Nhân dịp Pháp hội của Pháp Luân Đại Pháp tổ chức tại Đài Loan vào ngày 22/12/2001, các lãnh đạo cao nhất của Đài Loan đã gửi điện mừng, theo Minghui.org.

Tổng thống Đài Loan chúc mừng Pháp Luân Công

Dưới đây là điện mừng của Tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển:

"Kinh gửi Chủ tịch Trương Thanh Tây của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công và tất cả những người tham gia hội nghị:
Tôi rất vui được biết rằng hiệp hội của các bạn sẽ tổ chức Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan năm 2001 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Thương mại Thế giới Đài Bắc vào ngày 22/12/2001. Bức điện này được gửi để bày tỏ sự kính trọng của tôi. Tôi hy vọng tất cả chúng ta sẽ nỗ lực hết sức để thúc đẩy sự yên bình của xã hội và bảo vệ sức khỏe của mọi người.
Tôi chúc hội nghị thành công tốt đẹp và tất cả các bạn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Trần Thủy Biển
Ngày 21 tháng 12 năm 2001"

Thủ tướng Đài Loan nói về Pháp Luân Công

Dưới đây là điện mừng của Thủ tướng Đài Loan Trương Xuân Hùng nhân dịp Pháp hội của Pháp Luân Đại Pháp tổ chức tại Đài Bắc năm 2001:

"Kính gửi Chủ tịch Trương Thanh Tây của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công và tất cả những người tham gia hội nghị!
Tôi rất vui được biết rằng hiệp hội của các bạn sẽ tổ chức Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan năm 2001 vào ngày 22/12/2001. Các học viên từ mọi giới sẽ tham dự, và một sự kiện lớn được mong chờ. Tôi đặc biệt gửi bức điện này để chúc mừng hội nghị. Tôi cũng mong rằng hội nghị thành công tốt đẹp và tất cả các đại biểu mạnh khỏe và hạnh phúc.
Trương Xuân Hùng
Ngày 20 tháng 12 năm 2001"

Tổng thống Đài Loan tham dự hoạt động diễu hành của Pháp Luân Đại Pháp

Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu cũng từng nhiều lần tham dự các hoạt động kỷ niệm của Pháp Luân Công tại Đài Loan.

Ông Mã Anh Cửu, cựu Thị trưởng Đài Bắc và Tổng thống Đài Loan, tham dự và phát biểu tại Triển lãm ảnh Hành trình Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh: Minghui)
Ông Mã Anh Cửu, cựu Thị trưởng Đài Bắc và Tổng thống Đài Loan, tham dự và phát biểu tại Triển lãm ảnh Hành trình Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh: Minghui)
Ông Mã Anh Cửu, cựu Thị trưởng Đài Bắc và Tổng thống Đài Loan, đã tham dự một buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của các học viên Pháp Luân Công và lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. (Ảnh: Minghui)
Ông Mã Anh Cửu, cựu Thị trưởng Đài Bắc và Tổng thống Đài Loan, đã tham dự một buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của các học viên Pháp Luân Công và lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. (Ảnh: Minghui)

Phó Tổng thống Đài Loan lên án nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ

Phó Tổng thống Đài Loan, bà Lã Tú Liên, từng tham dự “Trại Hướng dẫn sức khoẻ dân sinh” tổ chức vào ngày 10/4/2005, và tham gia học bài tập công thứ nhất của Pháp Luân Công, theo Minghui.org.

Thủ tướng nói về Pháp Luân Công
Ảnh: Phó tổng thống Đài Loan, bà Lã Tú Liên, đang tập bài tập công thứ nhất (bà Lã là người trong ảnh ở bên phải).

Bà phó tổng thống tin rằng một trong những trách nhiệm của mỗi con người là giữ gìn sức khoẻ cá nhân, và sức khoẻ cá nhân là khoẻ mạnh toàn diện cả “thân và tâm”.

Ngày 8/4/2007, Phó Tổng thống Đài Loan Lã Tú Liên đã tham dự một buổi họp mặt của giới truyền thông. Tại đây, bà kêu gọi mọi người không tùy tiện đến Trung Quốc để ghép tạng. Bà nói: “Những nội tạng đó đều được lấy từ những người bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại”.

Phó Tổng thống Đài Loan nói về Pháp Luân Công
Phó Tổng thống Đài Loan Lu Hsiu-Lien (phải) nói rằng bảo vệ nhân quyền là mối quan tâm của tất cả các quốc gia.

Phó Tổng thống Lã đã trả lời các câu hỏi của NTD (Tân Đường Nhân) tại buổi họp mặt. Bà cho biết đã đọc bản báo cáo điều tra độc lập của Canada: “Báo cáo điều tra của nghị sĩ và luật sư nhân quyền Canada đã phát hiện rằng nạn thu hoạch nội tạng sống đã diễn ra trong vài năm qua ở đại lục. ĐCSTQ đã nói dối, họ nói rằng nội tạng để cấy ghép là từ các tử tù. Những người từ Đài Loan, Nhật Bản và Đông Nam Á đến Trung Quốc để cấy ghép nội tạng nhưng chưa bao giờ nghĩ về nguồn gốc của nội tạng”.

Phó Tổng thống Lã Tú Liên tiếp tục: “Theo báo cáo điều tra, chỉ có hơn 1.000 tử tù mỗi năm ở Trung Quốc, nhưng đã có hơn 60.000 trường hợp cấy ghép nội tạng trong mỗi năm gần đây”. Bà nói với giọng buồn bã: “Nhiều nội tạng đến từ đâu vậy? Điều này thực sự khủng khiếp và cần phải suy ngẫm. Các nguồn tin nói rằng những nội tạng đó từ các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp”.

Truyền thông quốc tế bắt đầu đưa tin về việc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng bất hợp pháp của các tù nhân trong các nhà tù và trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc từ năm 1994. Vào tháng 3/2006, truyền thông quốc tế tiếp tục vạch trần việc ĐCSTQ xây dựng các trại tập trung bí mật để giam giữ trái phép các học viên Pháp Luân Công và thu hoạch nội tạng để bán, sau đó hỏa táng thi thể nạn nhân để tiêu hủy bằng chứng. Vụ việc đã khiến dư luận thế giới phẫn nộ.

Các nhà điều tra độc lập của Canada là David Matas và David Kilgour đã công bố một báo cáo vào ngày 6/7/2006 với tựa đề “Báo cáo về các cáo buộc mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc”. Sau đó, họ công bố bản cập nhật vào ngày 31/1/2007 với tựa đề “Thu hoạch đẫm máu: Báo cáo cập nhật về các cáo buộc mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc”. Họ thậm chí còn thu thập được nhiều bằng chứng xác thực hơn nữa về việc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng từ các học viên còn sống.

Ông Ethan Gutmann phát biểu tại một diễn đàn ở Vancouver, Canada, ngày 25/10/2014. Ông là nhà điều tra về nhân quyền tại Trung Quốc, tác giả của cuốn sách “The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting, and China's Secret Solution to Its Dissident Problem” (Thảm sát: Giết người hàng loạt, mổ cướp nội tạng và giải pháp bí mật của Trung Quốc cho vấn đề bất đồng chính kiến). (Ảnh: Sheng Yu / The Epoch Times)

Phó Tổng thống Lã Tú Liên nói rằng không có sự khác biệt giữa các quốc gia trong việc bảo vệ nhân quyền. Nạn thu hoạch nội tạng sống đang diễn ra ở Trung Quốc đã thực sự cho thấy một vấn đề lớn về nhân quyền. Bà cảnh báo mọi người không nên đến Trung Quốc để ghép tạng. Bà nói: “Nếu bạn mang theo một bộ phận cơ thể được lấy từ một người còn sống, bị ép buộc, bạn sẽ không cảm thấy thoải mái trong cuộc đời còn lại của mình”.

Viện Lập Pháp Đài Loan ủng hộ Pháp Luân Công

Năm 2004, Viện Lập pháp (tương đương Quốc hội) Đài Loan đã thông qua một nghị quyết nói rằng chính phủ Đài Loan “nên làm việc ngay lập tức và thúc giục chính quyền Trung Quốc trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc bị giam giữ và ngừng đàn áp Pháp Luân Công”.

Ngày 7/12/2010, Viện Lập pháp đã nhất trí thông qua một nghị quyết thúc giục chính phủ Đài Loan điều tra kỹ lưỡng tất cả các quan chức Trung Quốc nộp đơn đến thăm Đài Loan và những người có liên quan đến các hành vi vi phạm nhân quyền, bao gồm đàn áp Pháp Luân Công, sẽ bị từ chối nhập cảnh.

Vào ngày 11/12/2012, Viện Lập pháp đã nhất trí thông qua một nghị quyết kêu gọi chính phủ Đài Loan hỗ trợ giải cứu các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc. Viện trích dẫn các báo cáo nhân quyền do Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc đưa ra nói rằng các học viên Pháp Luân Công là những người bị bức hại nhất ở Trung Quốc hiện nay. Nghị quyết cũng viết: “Việc chính quyền Trung Quốc bị tố cáo thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống và các tử tù là một điều thực sự gây sốc, không thể dung thứ và tà ác”.

Các nhà lập pháp Đài Loan do nhà lập pháp Hứa Trí Kiệt (thứ 5 từ trái sang) dẫn đầu đã tổ chức một cuộc họp báo tại Viện Lập pháp để vận động ủng hộ luật hình sự chống mổ cướp nội tạng vào ngày 9/12/2022. (Ảnh: Đài truyền hình NTD)

Chính quyền Trung Quốc từng khen ngợi Pháp Luân Công

Trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, các quan chức ở Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ Pháp Luân Công. Các phương tiện truyền thông nhà nước thường xuyên đưa tin về môn tập này vì những lợi ích sức khỏe và tinh thần công dân tốt của môn tập.

Ngày 21/9/1993, tờ Nhật báo Công an Nhân dân, một ấn phẩm của Bộ Công an, đăng một câu chuyện ca ngợi ông Lý vì những đóng góp của ông “trong việc thúc đẩy đạo đức truyền thống của người Trung Hoa chống lại tội ác, bảo vệ an ninh và trật tự xã hội, và trong việc đẩy mạnh sự chính trực trong xã hội”, theo trang Trithucvn.

Đài truyền hình Thượng Hải, một đài truyền hình của nhà nước, đã phát một đoạn quảng bá môn tu luyện vào ngày 22/7/1998, gần đúng một năm trước khi Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại. Buổi phát sóng tuyên bố: “Khoảng 100 triệu người trên khắp thế giới đang học Pháp Luân Đại Pháp”.

Kiều Thạch và Giang Trạch Dân
Ông Kiều Thạch (phải) và ông Giang Trạch Dân năm 1993 ở Bắc Kinh. (MANNY CENETA/AFP via Getty Images)

Ngay cả khi cuộc đàn áp bắt đầu trở nên gay gắt, nhiều quan chức nhà nước Trung Quốc vẫn ủng hộ Pháp Luân Công và tiếp tục bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với môn tu luyện này. Ông Kiều Thạch, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, đã phát biểu trong kết luận của một cuộc điều tra về Pháp Luân Công rằng: “Pháp Luân Công mang lại hàng trăm lợi ích cho người dân và đất nước Trung Quốc, và không có một chút tác hại nào”.

Thủ tướng Trung Quốc nói về Pháp Luân Công

Năm 1998, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ từng viết thư cho Bộ An ninh Quốc gia, trong đó ông nói rằng Pháp Luân Ðại Pháp đã giúp tiết kiệm cho chính phủ một số tiền rất lớn về thuốc men, và công an nên tập trung sức lực để giữ gìn an ninh thay vì hành hung các đệ tử Pháp Luân Công.

Vào cuối tháng 4/1999, một lá thư của Giang Trạch Dân đã được lưu hành trong giới lãnh đạo chủ chốt của ĐCSTQ. Bức thư mô tả Pháp Luân Công là "kẻ thù của nhà nước", "phải được theo dõi và kiểm soát để bảo vệ sự an toàn của ĐCSTQ".

Khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 7/1999, ĐCSTQ bắt đầu một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ nhằm bôi nhọ môn tu luyện này, để dư luận ủng hộ việc đàn áp.

Trên thế giới, không chỉ Đài Loan, các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia khác cũng lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công và lên án hành động của ĐCSTQ:

Trên đây là thông tin tổng hợp về lãnh đạo các nước như Tổng thống, Thủ tướng nói về Pháp Luân Công.

Video: Thiếu tướng, Đại tá và các cựu lãnh đạo nói gì về Pháp Luân Công?

Chuyên đề


BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Thủ tướng, Tổng thống nói gì về Pháp Luân Công?