25 năm có thể làm thay đổi số phận: Giúp thế nhân nhìn ra sự thật

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lịch sử đã trôi qua… 25 năm không dài cũng không ngắn. Tuy nhiên đối với một đời người, đó là con số không nhỏ có thể làm thay đổi số phận một cá nhân… nếu tác động trên diên rộng, 25 năm, con số này sẽ có thể làm thay đổi cả một thế hệ.

Sự kiện “25 tháng 04” là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, xảy ra tại nơi quan trọng ở Trung Quốc đại lục. Các học viên Pháp Luân Công đã đến Phòng kháng cáo ở Phố Phủ Hữu và thỉnh nguyện ôn hòa cho Pháp Luân Công, yêu cầu quyền công dân của họ. Họ đề đạt trả tự do cho hơn 40 học viên bị bắt ở Thiên Tân, đề xuất quyền được phát hành các sách về Pháp Luân Công, và quyền tự do tập luyện mà không bị can nhiễu.

Cuộc thỉnh nguyện từ đầu đến cuối rất trật tự, yên lặng, không ồn ào, không giăng cờ biểu ngữ hay tung hô khẩu hiệu…

Thủ Tướng Chu Dung Cơ (đương nhiệm khi đó) đã có cuộc nói chuyện với nhóm đại diện cho những người tập Pháp Luân Công đang tham gia thỉnh nguyện. Vào khoảng 10 giờ tối, một tin đến từ Cửa Tây của Trung Nam Hải: “Các đại diện đã trở lại, và họ đã chuyển các yêu cầu của các học viên đến các lãnh đạo của Hội đồng trung ương. Tất cả các học viên bị bắt bởi cảnh sát Thiên Tân đã được thả ra. Mọi người bây giờ có thể đi về nhà”.

Tất cả học viên Pháp Luân Công đã rời đi sau 20 phút, họ ra về có trật tự và dọn dẹp sạch sẽ đường phố.

Trong quá trình diễn ra cuộc thỉnh nguyện, từ công viên Bắc Hải đến cửa Tây An là một đại lộ. Một số học viên tự động bảo đảm cho sự thông suốt các phương tiện qua lại và người đi bộ, do đó giao thông đã không bị ùn tắc, xe cộ qua lại trôi chảy êm ả cho đến khi công an chặn đường vào buổi chiều. Các học viên bước đi sát các bờ tường ven đường để dành lề đường cho người đi bộ. Họ bình tĩnh và ôn hòa.

Các học viên đứng sát bờ tường để dành lề đường cho người đi bộ ở phố Phủ Hữu. Họ bình tĩnh và ôn hòa, trong khi Cảnh sát đứng nhàn nhã trên đường. (Ảnh minghui.org)

Điều này đã làm rung động thế giới thời điểm đó, vì không có một cuộc biểu tình, thỉnh nguyện nào từ lịch sử tới nay lại diễn ra rất chính khí và ôn hoà đến vậy. Khi kết thúc, hiện trường không một mảnh rác, ngay cả đầu mẩu tàn thuốc lá mà cảnh sát vứt lại trên đường cũng được họ dọn dẹp sạch sẽ.

Tuy nhiên, Chủ tịch ĐCSTQ Giang Trạch Dân (đương nhiệm lúc đó, giờ đã chết) dùng cơ hội này là một cái cớ để phát động chính sách khủng bố, đàn áp vô nhân đạo đối với tất cả các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Giang Trạch Dân đã chỉ thị bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ bóp méo sự kiện cho mục tiêu của họ, nhằm xoá sổ Pháp Luân Công. Cho đến ngày nay, ĐCSTQ vẫn tuyên truyền buộc tội cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 năm 1999 của học viên Pháp Luân Công là “bao vây tổng hành dinh Trung Nam Hải của chính phủ”. Dối gạt rằng 10.000 dân chúng tụ họp như vậy là một đe dọa bạo lực cho quốc gia và các lãnh đạo ĐCSTQ. Đây là một sự dối trá dàn dựng thông tin của Giang Trạch Dân và ĐCSTQ để hợp pháp hoá cuộc đàn áp, lừa mị người dân Trung Quốc cùng tham gia bức hại người tu Phật.

Sự kiện “25 tháng 04” và nỗi oan “bao vây Trung Nam hải"

Bức tường phía Đông Trung Nam Hải nối với Tử Cấm Thành. Bên ngoài bức tường phía Tây của nó là phố Phủ Hữu, cắt với phố Văn Tân ở phía bắc Trung Nam Hải. Ở khu phía Tây là hai phố Phủ Hữu và Trường An giao nhau. Phòng kháng cáo quốc gia nằm ở phố Phủ Hữu nhưng lại không có địa chỉ cụ thể. Lối vào chính của Trung Nam Hải, Tân Hoa Môn, nằm trên phố Tây Trường An, nơi có dòng chữ “Vì nhân dân phục vụ” được khắc ở trên tường.

Các học viên Pháp Luân Công đứng trên vỉa hè ở phía tây của phố Phủ Hữu (Ảnh chưa được công bố trước đây - Nguồn ảnh minghui.org)

Từ báo cáo của kênh CCTV và nhiều bức ảnh khác, mọi người có thể thấy bức tường đằng sau các học viên không phải là Trung Nam Hải – nó cắt ngang qua con phố từ chỗ họ. Ngày 25 tháng 04 năm 1999, không có một người nào gần Tân Hoa Môn, lối vào Trung Nam Hải. Các học viên đều tập trung ở Phủ Hữu và phố Tây Trường An.

“Bao vây Trung Nam Hải” hoàn toàn là điều lừa dối, để đánh lừa những ai không có mặt ở đó. Để bao vây một nơi có nghĩa là phải bao vây nó từ mọi phía, nhưng lối vào chính lại được mở rộng, và không có ai tấn công hay bao vây. Thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp những người đại diện vào ngày hôm đó, và công an thì tán ngẫu gần đó. Với sự tin tưởng lẫn nhau như thế, thì cuộc tấn công ở đâu?

Bức ảnh được chụp từ tây sang đông. Bạn có thể thấy lối vào phía tây của Trung Nam Hải. (Ảnh: minghui.org)

Trung Nam Hải là nơi đặt Hội đồng nhà nước. Một sự kiện liên quan đến 100 triệu học viên là một sự kiện của quốc gia, vì vậy điều này hoàn toàn hợp lý để Hội đồng nhà nước giải quyết vấn đề. Các học viên Pháp Luân Công đã yêu cầu một cách ôn hòa các quyền của họ mà không có bạo lực hay la hét, chỉ dùng lòng từ bi của người tu luyện để giải quyết vấn đề. Không phải là họ làm điều đó cho sự hòa bình và yên ổn của quốc gia hay sao?

Ý nghĩa của Trường An - “Nơi an toàn yên bình vĩnh cửu” chỉ còn hư danh

Phố Trường An là một trong những con phố quan trọng ở Trung Quốc. Nhiều người Trung Quốc tin rằng đó là “con phố đứng đầu trong vùng đất của Thần”. Phố Trường An được xây dựng trong thời nhà Minh, tại cùng thời điểm mà cung điện được xây dựng, và nó có tên là Trường An từ thời nhà Thanh, nghĩa là “một nơi an toàn và yên bình vĩnh cửu”.

Văn hóa tu luyện của người Trung Quốc đã tồn tại trong thời gian dài và có nội hàm thâm sâu. Các học viên Pháp Luân Công tuân theo tiêu chuẩn của “Chân – Thiện – Nhẫn” hướng đến việc trở về bản tính nguyên thủy của họ. Điều này thích hợp khi họ tụ tập và tập các bài công pháp tại phố Trường An để quảng bá văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Bức hại khiến lòng người bất an

Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 năm 1999 là cơ hội cho ĐCSTQ chọn lựa giữa đối thoại hòa bình và đàn áp chính trị. ĐCSTQ đã chọn đàn áp, khiến cho không chỉ hủy hoại hoàn toàn đạo đức của quốc gia mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội, ảnh hưởng đến toàn bộ người dân Trung Quốc. ĐCSTQ đã cố hết sức mình để tuyên bố rằng đó chỉ là việc cố thiết lập một “xã hội hài hòa”, lừa dối người dân tin vào chính sách cứng rắn sẽ giúp xã hội ổn định và tăng trưởng kinh tế, nhưng sự thực thì ngược lại.

Gần đây, một nghiên cứu xã hội của Đại học Thanh Hoa đã chỉ ra rằng ngay cả khi ngân sách an ninh đã đạt 75 tỷ đô la, tương đương với chi phí quân sự, mâu thuẫn vẫn nảy sinh liên tục, và xã hội đã bị chìm vào vòng luẩn quẩn của “càng muốn duy trì ổn định, thì ổn định càng ít”. Nguyên nhân cơ bản là chính phủ hiện tại chính trị hóa các mâu thuẫn xung đột lên người dân, do liên quan đến những lợi ích và quyền cơ bản đã ngăn chặn tàn bạo và đàn áp người dân.

Tái hiện các hình thức tra tấn của ĐCSTQ lên các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đại lục (theo chiều kim đồng hồ): Ghế cọp, đánh đập tàn bạo, giường chết, sốc điện bằng dùi cui điện, giường kéo căng, treo lên bằng còng tay, bức thực qua đường mũi, ghế sắt, tiêm thuốc độc hay chất có hại, bức thực tàn bạo, đánh đập bằng dùi cui điện, v.v. (Ảnh từ Minghui.org)

Báo cáo viết “dữ liệu nghiên cứu đã chỉ rõ rằng nguyên nhân của nhiều xung đột là sự thiếu liên kết và biểu đạt của người nắm lợi ích. Nếu chúng ta không giải quyết những vấn đề cơ bản của việc mất cân bằng lợi ích và công bằng trong xã hội, mà chỉ đàn áp và ngăn chặn những người có lợi ích hợp pháp dưới cái tên ổn định, thì chỉ làm tăng thêm nhiều vấn đề, gia tăng xung đột, đó là nguyên nhân gây mất ổn định trong xã hội”.

Lý do vì sao dẫn đến cuộc thỉnh nguyện 25/4/1999 của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc?

Đầu tháng 6 năm 1996, Bộ tuyên truyền của Hội đồng trung ương ra chỉ thị cho các cấp chính phủ để chỉ trích Pháp Luân Công. Tin tức Nhật báo Quang Minh đã phát khởi cuộc tấn công đầu tiên với bài viết “Tiếng chuông báo động tiếp tục reo vang”.

Ngày 11 tháng 4 năm 1999, anh rể của La Cán (Luo Gan) là Hà Tộ Hưu (He Zuoxiu) viết một bài đả kích Pháp Luân Công và đăng trên báo “Thanh thiếu niên” do trường Đại học Sư phạm Thiên Tân phát hành. Các học viên Pháp Luân Công tại nơi đó đã đến Đại học Sư phạm Thiên tân và các cơ quan có liên quan để giải thích sự thật về Pháp Luân Công. Tuy nhiên, Sở An ninh Công cộng đã điều động công an chống bạo động đến và đánh đập các đệ tử Đại Pháp, có nhiều học viên bị thương và 45 người đã bị bắt dù không có lý do chính đáng nào.

Khi các học viên địa phương yêu cầu trả tự do cho các đệ tử bị bắt, thì chính quyền thành phố Thiên Tân nói rằng vì có dính líu đến Sở An ninh Công cộng và nếu không có sự đồng ý của Bắc Kinh, thì họ sẽ không thả các đệ tử đó.

Công an tại Thiên Tân cũng đề nghị là các học viên Pháp Luân Công “nên thỉnh nguyện tại Văn phòng thỉnh nguyện của chính phủ tại Bắc kinh”, và họ đã làm đúng như vậy.

Trước ngày 25 tháng 4, cảnh sát khắp nơi đã bắt đầu tịch thu các sách Pháp Luân Công, và can nhiễu các nơi tập công. Văn phòng xuất bản tin tức sau đó cấm xuất bản, phân phát và bán các sách Pháp Luân Công.

Việc bắt giữ các học viên của cảnh sát Thiên Tân là một sự leo thang của khủng bố. Thúc đẩy rắc rối đến mức độ không thể giải quyết mà không có sự can thiệp của lãnh đạo cấp cao từ Hội đồng trung ương.

Thật sự có bao nhiêu người đã đi thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4?

Con số 10.000 nghìn học viên tham gia buổi thỉnh nguyện chỉ là con số thực tế ở hai con đường Phủ Hữu và phố Tây Trường An.

Còn từ Cửa Nam của Công viên Bắc Hải đến phía Tây của Cửa Tây An, và từ đường Phủ Hữu đến lộ Tây của nó — chỉ hai nơi này, đã có ba mươi ngàn người.

Các học viên đến sau bị chặn ở các chu vi bên ngoài. Các học viên từ ngoại thành không được phép rời các trạm xe lửa, hoặc bị chặn tại các trạm kiểm soát trên xa lộ và không được phép đi vào Bắc Kinh. Chính quyền Trung Quốc chỉ nhìn nhận con số giảm bớt là mười ngàn người, nhưng con số thật là lớn hơn đó rất nhiều.

Một khúc mắc chưa được giải quyết cho đến tận hôm nay

Thủ tướng Chu Dung Cơ hỏi các đại diện lúc bấy giờ là họ đã đọc điều ông viết về Pháp Luân Công chưa? Các đại diện Pháp Luân Công nói rằng họ chưa bao giờ được thấy nó. Nhiều người tự hỏi ai đã giữ lại bức thư đó, và bằng cách nào đó nó đã bị giữ lại. Điều này vẫn còn chưa được làm sáng tỏ cho đến tận ngày hôm nay.

Bài viết từ trang Trở Về Truyền Thống trên Gan Jing Worrld
Xem bài gốc ở đây



BÀI CHỌN LỌC

25 năm có thể làm thay đổi số phận: Giúp thế nhân nhìn ra sự thật