Không còn đau đớn trong 20 năm - Vận động viên huy chương Olympic vượt qua chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Cơn đau khủng khiếp và không thể chịu đựng được, thực sự là một trải nghiệm kinh khủng. Tôi phải nằm trên giường từ hai đến ba tuần, ngây người nhìn lên trần nhà, không thể chăm sóc bản thân. Sau hơn một năm điều trị không thuyên giảm, tôi ngập tràn tuyệt vọng”.

Huang Xiaomin, cựu vận động viên bơi lội quốc gia Trung Quốc hiện ở độ tuổi trung niên, đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times vào ngày 19 tháng 12. Nghĩ về nỗi đau khổ thời trẻ, cô cho biết những ký ức đau buồn đó vẫn ám ảnh cô cho đến ngày nay.

Cô Huang là nhân vật nổi bật trong làng bơi lội Trung Quốc những năm 1980 và là ngôi sao trên đấu trường bơi lội toàn cầu. Trong suốt sự nghiệp thể thao kéo dài một thập kỷ của mình, cô đã giành được nhiều huy chương, bao gồm huy chương bạc ở nội dung bơi ếch 200 mét nữ tại Thế vận hội, 11 huy chương vàng trong loạt Giải vô địch bơi lội thế giới và 3 huy chương vàng ở Đại hội thể thao châu Á cho môn bơi ếch.

Cô được mệnh danh là “chị cả” trong “Năm bông hoa vàng” nổi tiếng của đấu trường bơi lội Trung Quốc và giữ danh hiệu cao quý là “Nữ hoàng bơi ếch”.

Câu chuyện về sự gian khổ và nỗi đau

Đằng sau vinh quang là câu chuyện chưa kể về sự gian khổ và cái giá phải trả cho những nỗ lực của Huang Xiaomin. Năm 12 tuổi, khi cô Huang được chọn vào đội tuyển bơi lội quốc gia Trung Quốc, cô đã rời quê hương, cống hiến hết mình cho sự nghiệp vận động viên chuyên nghiệp.

Nỗ lực giành huy chương, cô phải chịu đựng các buổi huấn luyện cường độ cao có hệ thống hằng ngày, dành bảy đến tám giờ dưới nước mỗi ngày và hoàn thành các bài tập bơi dài ít nhất 9,32 dặm (15.000 mét).

Chấn thương cơ và khớp là chuyện thường xuyên xảy ra với cô, thường phải dùng thuốc để giảm đau.

Hơn nữa, với tư cách là thành viên của đội tuyển quốc gia Trung Quốc, cô từng được huấn luyện viên yêu cầu dùng thuốc tăng cường thành tích thử nghiệm. Điều này dẫn đến các tác dụng phụ như chu kỳ kinh nguyệt không đều và cơ bắp bị cứng, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của cô. Kết quả là cô phải ngừng sử dụng chúng.

Nhớ lại 12 năm tập luyện chuyên nghiệp cùng đội tuyển bơi lội quốc gia Trung Quốc, cô Huang nói rằng người bình thường khó có thể hiểu được mức độ đau đớn mà những vận động viên như cô phải chịu đựng. Cô cho rằng, đó là hủy hoại hơn là rèn luyện cơ thể mình.

Ở tuổi 24, cô Huang đã giã từ đội tuyển quốc gia. Ở tuổi 25, cô bắt đầu gặp nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm đau lưng thường xuyên, sốt nhẹ từng đợt, tim đập nhanh và khó thở. Đến năm 26 tuổi, các triệu chứng của cô dần trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là chứng đau lưng.

Sau đó cô được chẩn đoán mắc chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Những cơn đau lưng, kèm theo các triệu chứng thần kinh như mất cảm giác phía dưới đầu gối phải khiến cô chỉ có thể nằm trên giường.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng được đặc trưng bởi sự nhô ra hoặc vỡ của đĩa đệm vào ống sống, gây áp lực bất thường lên dây thần kinh và dẫn đến đau lưng dưới, đau chân và tê liệt.

Dù được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hay không phẫu thuật, khả năng thoát vị đĩa đệm thắt lưng trở lại trong suốt cuộc đời của một người là 20 đến 25%.

Mặc dù đã thử nhiều phương pháp điều trị bảo tồn trong hơn một năm nhưng tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng của cô Huang vẫn không có tiến triển gì. Khi đó, các bác sĩ không khuyến cáo can thiệp phẫu thuật. Họ tin rằng tình trạng này có liên quan đến sự căng thẳng tích lũy và không thể tìm ra giải pháp.

Ngoài ra, cô Huang còn bị sốt nhẹ từng đợt, thỉnh thoảng tức ngực, đánh trống ngực và khó thở. Trong khi ngủ, cô thường cảm thấy nhịp tim đột ngột ngừng lại, dẫn đến cảm giác ngột ngạt. Tuy nhiên, các bác sĩ đã không đưa ra được chẩn đoán chính xác về nguyên nhân của tình trạng này.

Vào mùa đông năm 1997, ở tuổi 27, cô Huang lại trải qua một đợt thoát vị đĩa đệm thắt lưng nghiêm trọng khác.

Nằm trên giường với nước da nhợt nhạt và quầng thâm dưới mắt, cô đã đến mức tuyệt vọng tột độ. Cô nghĩ: “Trước đây, mình rất nghị lực và năng động. Bây giờ mình mới hai mươi bảy tuổi, nửa đời còn lại mình phải sống như thế nào? Có lẽ tốt hơn là cứ chết đi!”.

Mẹ cô ôm cô khóc không kìm được. Gia đình lo lắng rằng cô có thể phải nằm liệt trên giường suốt quãng đời còn lại, thậm chí còn lo sợ cô không thể sống được bao lâu nữa. Cho dù đó là những đợt thoát vị đĩa đệm thắt lưng lẻ tẻ hay các triệu chứng đi kèm khác, dường như không có phương pháp điều trị nào mang lại hy vọng cho Huang.

Trí tuệ của người hàng xóm

Một ngày nọ, một người hàng xóm đến thăm, khuyến khích cô tập Pháp Luân Công và nói: “Chỉ có Pháp Luân Công mới có thể cứu được em. Chỉ cần thử một lần".

Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện khí công được ông Lý Hồng Chí giới thiệu vào năm 1992 tại Trung Quốc. Tu luyện Pháp Luân Công tuân theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Pháp Luân Công có năm bài công pháp, bao gồm cả ngồi thiền.

Năm 1997, Pháp Luân Công phổ biến ở Trung Quốc nhờ danh tiếng nâng cao sức khỏe thể chất và đạo đức. Pháp Luân Công đã nhận được nhiều giải thưởng và sự ủng hộ từ những nhân vật nổi tiếng, bao gồm cả cựu Giám đốc Tổng cục Thể thao Trung Quốc, Wu Shaozu.

Cô Huang đã nghe cấp trên của mình, ông Wu, bày tỏ sự khẳng định đối với Pháp Luân Công, nên trong nỗi tuyệt vọng, cô đã nắm lấy chiếc phao cứu sinh và theo đuổi việc tu luyện Pháp Luân Công.

Cô Huang bắt đầu tập Pháp Luân Công hàng ngày với người hàng xóm. Đồng thời, cô tìm hiểu sâu hơn về cuốn sách cốt lõi của Pháp Luân Công, “Chuyển Pháp Luân”.

Vào ngày thứ bảy, trong lúc luyện công, cô Huang cảm thấy một làn gió mát phát ra từ lòng bàn tay phải, giống như không khí trong lành từ một chiếc quạt điện. Cảm giác này mê hoặc cô. Cô suy đoán rằng việc ngâm mình trong nước quá lâu có thể đã khiến cơ thể cô tích tụ cảm giác lạnh và ẩm ướt.

Thông qua việc tu luyện Pháp Luân Công, cô tin rằng những yếu tố tích lũy này có thể bị trục xuất. Theo lý thuyết y học cổ truyền Trung Quốc, những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường lạnh và ẩm ướt sẽ dễ phát triển các triệu chứng liên quan đến đau đớn, vì lạnh và ẩm ướt là hai trong sáu yếu tố bên ngoài gây bệnh.

Sau đó, cô Huang trải qua cảm giác thư giãn sâu sắc, nước da của cô dần trở lại hồng hào và khỏe mạnh. Cường độ thoát vị đĩa đệm thắt lưng trong các đợt giảm đáng kể và cô ấy không bao giờ phải nằm liệt trên giường nữa.

Kiên trì luyện tập, trong vòng 3 tháng, tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng của cô không còn tái phát nữa. Sau khoảng 6 tháng, các triệu chứng sốt nhẹ từng đợt, tim đập nhanh và khó thở cũng biến mất hoàn toàn. Cô đã lấy lại được sức sống hoàn toàn.

A recent photo of Huang Xiaomin. (Photo courtesy of Huang Xiaomin)
Ảnh Huang Xiaomin gần đây. (Ảnh do Huang Xiaomin cung cấp)

Hôm nay, đã hơn 20 năm trôi qua, tôi chưa từng bị tái phát bất kỳ căn bệnh nào. Tôi đã trở nên rất khỏe mạnh”, cô bày tỏ với lòng biết ơn. “Pháp Luân Công đã cho tôi cơ hội sống thứ hai”.

Cô chia sẻ rằng cô đã nỗ lực một cách có ý thức để tuân thủ nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” do Pháp Luân Công giảng dạy. “Tôi dần dần phát triển xu hướng ưu tiên người khác hơn bản thân mình, sẵn sàng chịu đựng những thất bại cá nhân vì lợi ích lớn hơn. Tính thiếu kiên nhẫn và nóng nảy trong tôi cũng dần vơi đi”.

Ngoài ra, thông qua đọc “Chuyển Pháp Luân”, cô đã tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi khiến cô trăn trở từ khi còn nhỏ: “Mục đích của cuộc sống là gì?” “Sau khi chết chúng ta sẽ đi đâu?”

Năm 1999, cô Huang chuyển đến Hàn Quốc, làm giáo sư đại học chuyên ngành bơi lội và làm huấn luyện viên cho đội tuyển ba môn phối hợp của Hàn Quốc. Đề cao nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, cô giao tiếp với các học sinh của mình một cách hòa nhã và kiên quyết, tránh tức giận hoặc trừng phạt thể xác.

Thay vào đó, cô tham gia vào các cuộc thảo luận, kết bạn và thường xuyên đưa ra những lời động viên. Kết quả là nhiều học sinh của cô đã đạt được kết quả xuất sắc, một số giành được danh hiệu vô địch quốc gia và một người giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao châu Á.

Nghiên cứu: Thiền có thể làm giảm đáng kể cơn đau mãn tính

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền có thể làm giảm đáng kể cơn đau mãn tính. Lịch sử thiền có từ hàng nghìn năm trước, với nhiều kỹ thuật bắt nguồn từ truyền thống phương Đông.

Thiền đề cập đến nhiều phương pháp thực hành khác nhau nhấn mạnh đến sự hòa hợp giữa tâm trí và cơ thể, nhằm mục đích làm dịu tâm trí và nâng cao sức khỏe tổng thể. Nó cũng được bao gồm trong năm bài công pháp của Pháp Luân Công.

Y học hiện đại đang tích cực khám phá các cơ chế giúp thiền định làm giảm đau. Một đánh giá toàn diện được công bố trong the Annals of the New York Academy of Sciences năm 2016 chỉ ra rằng, thiền chánh niệm có thể làm giảm đáng kể nhận thức về cơn đau trong não thông qua nhiều cơ chế thần kinh.

Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy thực hành thiền và chánh niệm có hiệu quả làm giảm trầm cảm, căng thẳng và đau đớn ở những bệnh nhân bị đau thắt lưng mãn tính. Hơn nữa, những thực hành này góp phần cải thiện giấc ngủ, tăng khả năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hiệu quả của Pháp Luân Công trong việc kiểm soát các bệnh mãn tính

Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên the Health Behavior and Policy Review, với sự tham gia của hơn một nghìn học viên Pháp Luân Công Đài Loan, đã phát hiện ra rằng những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, các vấn đề về phổi và huyết áp cao đã cải thiện hoặc hồi phục từ 70 đến 89% sau khi tập luyện Pháp Luân Công.

Vào tháng 5 năm 1998, Tổng cục Thể thao Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát ngẫu nhiên đối với các học viên Pháp Luân Công. Trong số 12.553 học viên được khảo sát, có 10.475 cá nhân, tương đương 83,4%, cho biết họ mắc một hoặc nhiều bệnh trước khi tập Pháp Luân Công.

Sau khi luyện tập từ vài tháng đến vài năm, những học viên này đã đạt được tỷ lệ hồi phục là 77,5%, tỷ lệ cải thiện là 20,4%. Kết hợp lại, tỷ lệ hiệu quả tổng thể đạt 97,9%.

Lisa Bian - The Epoch Times

Thiện Tâm biên dịch

  • Mọi người có thể tham gia lớp thiền định online miễn phí tại đây.



BÀI CHỌN LỌC

Không còn đau đớn trong 20 năm - Vận động viên huy chương Olympic vượt qua chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng