Phương pháp giáo dục đặc biệt giúp trẻ trở nên ngoan ngoãn, hiểu chuyện và hiếu thảo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Úc Thanh, một giáo viên tiểu học ở Đài Loan đã dạy dỗ, giáo dục đạo đức cho các học sinh, giúp các em trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn và hiếu thảo. Cô ấy đã áp dụng phương pháp giáo dục đặc biệt nào? Làm thế nào để giáo dục một đứa trẻ trở lên tốt như vậy? Sau đây là câu chuyện của cô.

Ba năm trước, tôi đã trải qua một giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời, lúc đó mẹ nuôi của tôi rất quan tâm đến tôi và gửi cho tôi một cuốn sách. Vào thời điểm đó, tôi không quan tâm đến bất kỳ tín ngưỡng nào, vì vậy tôi không sẵn lòng mở để đọc cuốn sách ấy.

Tôi từng rất thích đi du lịch, tôi đã đến khoảng 35 quốc gia và cuối cùng tôi đã đến Iceland để được ngắm cực quang nơi đây. Sau khi nhìn thấy cực quang, tôi nghĩ, ồ, danh sách những nơi cần đi của tôi đã hoàn tất, tôi sẽ xem cuốn sách mà mẹ nuôi gửi cho tôi.

Tôi vừa mở cuốn sách ra đọc, đó là sách Chuyển Pháp Luân, tôi đã khóc sau khi đọc được vài trang. Tôi nhận ra, những câu hỏi mà tôi đang tìm kiếm trên khắp thế giới đều nằm trong cuốn sách này và tôi không thể tìm thấy nó ở bất kỳ nơi nào khác, điều này khiến tôi rất sốc.

Tôi đã mất hai hoặc ba tháng để đọc xong cuốn sách, và có rất nhiều trở ngại trong quá trình đọc, nhưng cuối cùng tôi cũng đã đọc xong. Tôi từng cảm thấy rất khó chịu vào kỳ kinh nguyệt, nhưng dần dần đỡ hơn, sau hơn mười năm mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, sau khi luyện Pháp Luân Công, bệnh đã khỏi mà không cần dùng thuốc.

Đây là kinh nghiệm cá nhân của tôi, tôi nghĩ nó rất tuyệt vời. Điều quan trọng nhất là tôi đã vô cùng xúc động khi nhìn thấy 3 chữ Chân Thiện Nhẫn trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân, tuy chỉ là ba chữ đơn giản nhưng tôi đã sống mấy chục năm rồi mà vẫn không biết chân lý của kiếp người. Tôi dường như đã tìm được đường về nhà và nhìn thấy một con đường tươi sáng ở trước mắt.

Những đứa trẻ trở nên chu đáo, tử tế và hiếu thảo

Tôi đã chia sẻ những thu hoạch tuyệt vời này cho bọn trẻ. Tôi từng coi dạy học chỉ là một công việc, hết giờ là về, buổi tối tôi không muốn nghe điện thoại của bố mẹ học sinh. Nhưng sau khi tiếp xúc với Đại Pháp, tôi biết mình cần làm một người tốt theo “Chân - Thiện - Nhẫn”, vì vậy tôi rất thích giúp đỡ cha mẹ học sinh.

Cô giáo Úc Thanh dạy các học sinh cần làm người tốt theo Chân Thiện Nhẫn. (Ảnh: Eoch Times)

Ví dụ, nếu một đứa trẻ không nghe lời ở nhà và cãi lại người lớn, trước đây tôi nghĩ đó là việc của gia đình chúng. Bây giờ tôi sẽ nói với các em học sinh: “Cô giáo đã dạy các con phải Chân Thiện Nhẫn, tại sao các con không làm được với những người yêu thương các con nhất trong gia đình? Điều này khiến cô giáo rất buồn”.

Vì vậy các con đã hiểu chuyện, sau đó sẽ viết thư cảm ơn, thư xin lỗi, hòa giải với cha mẹ. Cha mẹ học sinh cũng nói: “Các con đã trở nên rất chu đáo, tốt bụng và hiếu thảo”.

Tôi đã dạy học được 17 năm, khi đứa trẻ tốt nghiệp, tôi cho rằng duyên phận của tôi với bọn trẻ đã kết thúc. Nhưng từ khi tôi tiếp xúc với Đại Pháp đưa Đại Pháp vào trong giảng dạy, tôi và bọn trẻ dường như gắn bó với nhau mãi mãi, tình cảm của chúng tôi trở nên rất thân thiết, cả tôi và bọn trẻ đều cảm nhận được rằng chúng tôi có chung một lý tưởng, cùng thực hiện một sứ mệnh để góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Lồng ghép Chân -Thiện - Nhẫn vào giảng dạy

Tôi nghĩ việc giáo dục đạo đức lấy tiêu chuẩn “Chân -Thiện -Nhẫn” cần thực hiện mọi lúc, trong từng phút từng giây của cuộc sống.

Người dẫn chương trình Vũ Hân đang hỏi chuyện học sinh Tường. (Ảnh Epoch Times)

Trong giờ nghỉ trưa, tôi dành thời gian để đọc sách Đại Pháp, bởi vì nó giúp tôi rất nhiều, nó có thể khiến tôi tràn đầy năng lượng vào buổi chiều, và tôi có nhiều năng lượng hơn để chia sẻ với các em. Các em cũng tò mò hỏi: “Thưa cô, chúng con có thể học Pháp và ngồi thiền với cô không?”

Vì vậy trong giờ nghỉ trưa, các em đến và nói chuyện thoải mái với tôi, và chúng tôi xếp thành một vòng tròn, sau đó chúng tôi học Pháp cùng nhau và ngồi thiền. Bọn trẻ rất thích.

Ngoài ra, chúng tôi sẽ tận dụng thời gian rảnh rỗi, để cùng đọc “Hồng Ngâm” - tập thơ của Đại sư Lý Hồng Chí. Sau khi đọc xong bọn trẻ sẽ muốn cô giáo giải thích về ý nghĩa của những bài thơ, và các con cũng có thể phát biểu cảm nghĩ của riêng mình về bài thơ. Ngoài ra, các con cùng nhau chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống.

Khi giáo dục các con, tôi không có phần thưởng đặc biệt nào. Nhưng các giáo viên khác dạy lớp chúng tôi rất yêu quý các cháu, nói rằng các cháu ở lớp tôi rất ngoan và hiểu chuyện.

Trưởng phòng Giáo vụ đề cao giáo dục đạo đức

Ông Hoàng Tuấn Kiệt, Trưởng phòng Giáo vụ nhà trường. (Epoch Times)

Ông Hoàng Tuấn Kiệt, Trưởng phòng Giáo vụ chia sẻ:

Cô Úc Thanh đang thúc đẩy giáo dục đạo đức trên nhiều phương diện, khi tôi đến lớp của cô, tôi thấy cô đọc sách và trong đó còn có phần tu dưỡng bản thân, mọi người đều nhận thấy như vậy.

Vì những đứa trẻ cô ấy dạy dỗ về đều rất ngoan và biết nghe lời, tôi nghĩ đây là điều mà nền giáo dục Đài Loan hiện nay còn thiếu.

Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ nuông chiều con cái hơn nên trẻ em bây giờ ý thức về bản thân nhiều hơn, thêm vào đó có sự ảnh hưởng của internet và nhiều thứ khác.

Trên thực tế, nếu một đứa trẻ nghiện trò chơi điện tử, thứ nhất, cuộc sống và nghỉ ngơi của nó trở lên bất thường; thứ hai, tính tình dễ cáu kỉnh, sự tổn thương này sẽ ảnh hưởng đến tính cách sau này. Có thể một số phụ huynh thực sự quá bận rộn để kiểm soát con cái. Nhưng giáo viên chúng tôi chỉ cố gắng làm những gì giáo viên nên làm, bổ sung những thiếu sót trong giáo dục gia đình.

Học sinh trước kia đều được giáo dục bằng đòn roi và mắng mỏ, chúng tôi hy vọng rằng chúng ta có thể thay đổi phương pháp này, để trẻ hiểu và tự kiểm điểm về hành vi của mình, tôi nghĩ rằng cô Úc Thanh đã làm rất tốt về mặt này.

Phụ huynh học sinh cảm động vì con của họ đã trở nên tốt hơn

Cô Úc Thanh cho rằng, những gì cha mẹ nhìn thấy là biểu hiện của đứa trẻ, nếu họ cảm thấy sự lễ phép và lòng hiếu thảo của đứa trẻ khi về nhà, cha mẹ sẽ hỗ trợ giáo viên rất nhiều. Cô chia sẻ:

Năm ngoái, tôi nhận một học sinh có vấn đề nghiêm trọng, cháu cư xử rất tệ, cháu bị chuyển từ trường khác sang lớp chúng tôi, phụ huynh không thể làm gì được cháu, cháu hay cãi lại, nói dối và cư xử thô bạo.

Khi cháu chuyển đến lớp của chúng tôi, lúc đầu tôi rất sợ hãi và đau đầu, giống như tôi nhận được một củ khoai nóng bỏng tay. Sau đó, tôi dần dần giao tiếp với cháu, và tôi nói với cháu rằng: “Con có tin vào nguyên lý thiện ác hữu báo không?”

Cháu nói rằng cháu chưa từng nghe về điều đó, và sau đó tôi cho cháu cùng học Đại Pháp với tôi, sau khi học các sách Đại Pháp, cháu đột nhiên nhận ra rằng trước đây cháu đã làm rất nhiều điều xấu, đánh nhau và làm tổn thương người khác.

Cháu hỏi tôi: “Cô dạy chúng con “Chân - Thiện - Nhẫn”, cái gì ngược lại với “Chân Thiện Nhẫn”?”

Khi tôi nói: “Đó là "giả - ác - đấu".

Cháu đã bị sốc, cháu nghĩ rằng cháu không nên làm một người "giả - ác - đấu", vì vậy cháu thực sự đã thay đổi rất nhiều.

Còn một học sinh nữa là bé Huyên, bé đã từng rất thô lỗ với bố mẹ khi về nhà, từ khi học Đại Pháp, cháu đã biết “Chân”, tức là nói thật, làm thật, đối xử tử tế với bố mẹ, không làm họ lo lắng. Khi bị bố mẹ mắng, cháu cũng biết “Nhẫn”. Vì vậy khi bố mẹ cháu nhìn thấy cháu đã thay đổi từ một đứa trẻ ngỗ nghịch thành một đứa trẻ sẵn sàng bao dung và thấu hiểu, bố mẹ cháu đã rất cảm động, đây là một ví dụ đặc biệt.

Bé Huyên đang trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình. (Epoch Times)

Bé Huyên nói: “Khi cháu học lớp một và lớp hai, thái độ của cháu hơi tệ, đôi khi cháu rất dễ mất bình tĩnh. Kể từ khi cô Úc Thanh dạy cháu, mẹ cháu nói rằng cháu ít mất bình tĩnh hơn, bởi vì cô Úc Thanh đã dạy chúng cháu trở thành một người theo “Chân - Thiện - Nhẫn”. Mẹ cháu nói rằng cháu đã thay đổi. Cháu không còn nóng nảy, đánh nhau với anh trai hay kén ăn nữa, cô giáo nói rằng thức ăn rất quý, là của trời cho”.

Gieo hạt giống “Chân Thiện Nhẫn” trên toàn thế giới

Trong một môi trường tự do, mọi người có thể rèn luyện mình theo “Chân Thiện Nhẫn”, nhưng môi trường thời hiện đại ngày nay, nhiều đứa trẻ hay những thanh niên ở độ tuổi đôi mươi, họ không biết sự cao quý của đức tin, họ không biết được rằng đức tin tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần như thế nào, thậm chí những người có đức tin lại bị bức hại.

Cô Úc Thanh nói:

Tôi nghĩ thế giới cần có “Chân-Thiện-Nhẫn” và mỗi người đều phải có “Chân-Thiện-Nhẫn” trong tâm mình, bởi vì đó là viên ngọc quý giá nhất trong trái tim chúng ta. Nếu con người không có “Chân Thiện Nhẫn” trong tâm, tôi nghĩ cuộc sống của người đó sẽ rất trống rỗng và đầy đau khổ.

Vậy tại sao tôi lại chia sẻ điều đẹp đẽ nhất này với những học trò yêu quý nhất của mình là vì tôi nghĩ rằng nó quá tốt. Pháp Luân Đại Pháp đã làm cho cuộc sống của tôi hạnh phúc và đầy đủ hơn, tôi yêu công việc của mình hơn và mối quan hệ của tôi với gia đình trở nên tốt đẹp hơn.

Những người ở phía bên kia (Trung Quốc) họ cũng là đồng bào của tôi, tôi thực sự cảm thấy tiếc cho họ, tôi hy vọng họ có thể biết rằng “Chân Thiện Nhẫn” là tốt nhất và Pháp Luân Đại Pháp là tốt!

Chính những hạt giống thiện lương được gieo trồng từ khi còn nhỏ, cả về thể chất lẫn tinh thần, là điều rất quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ sau này. Những đứa trẻ được Úc Thanh dạy dỗ, chúng biết hướng nội là như thế nào, chúng đã biết mình đã làm sai điều gì, biết lỗi lầm của mình và biết xin lỗi người khác, thật là một nhân cách cao đẹp.

Cô nói tiếp: “Tôi cảm thấy hiện nay, ngày càng có nhiều người trên thế giới nhận thức được “Chân Thiện Nhẫn” là giá trị phổ quát xuyên suốt nền văn minh đạo đức nhân loại”.

Trong thời đại mà đạo đức con người đang xuống dốc trầm trọng, làm thế nào để hạt giống “Chân Thiện Nhẫn” lan rộng khắp thế giới, tôi nghĩ đây có thể là ưu tiên hàng đầu. Tôi hy vọng thông qua hạt giống của mỗi giáo viên và mỗi bậc cha mẹ, chúng ta có thể ươm mầm cho thế hệ tương lai của mình theo cách này, để mỗi người chúng ta tràn đầy sự thiện lương trong tâm. Nếu chúng ta chiểu theo “Chân Thiện Nhẫn” thì thế giới này sẽ rất tươi đẹp.

(Biên dịch từ bài phỏng vấn của Vũ Hân - Epoch Times)

Lý Ngọc



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Phương pháp giáo dục đặc biệt giúp trẻ trở nên ngoan ngoãn, hiểu chuyện và hiếu thảo