'Con xin tặng cha mẹ món quà đặc biệt chiều tất niên đến sớm'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm nay dù suy thoái kinh tế, hàng hoá trượt giá… gánh nặng tài chính đè nặng trên vai nhưng Hạnh vẫn cố gắng thu xếp về quê thăm cha mẹ. Cô đã dụng tâm chuẩn bị một món quà tết thật ý nghĩa và thật tốt để cha mẹ dưỡng tuổi già, báo chút tấm lòng hiếu thảo.

Đã lâu lắm rồi Hạnh mới tìm lại được cảm giác ngồi trên chiếc yên xe đạp thô cứng, gồng mình đạp trong chiều mưa bay lành lạnh…

Ngày nghỉ cuối tuần Hạnh xin cắt thêm mấy ngày phép bay từ Sài Gòn về miền Bắc, nơi vùng quê trung du gập ghềnh sỏi đá. Mùa này ở quê Hạnh rất đặc biệt, thời tiết cuối năm cận tết lạnh mưa phùn nhẹ bay.

Tết này Hạnh phải trực, không về quê đón tết được nên cắt phép về trước tết thăm cha mẹ. Từ sân bay Nội Bài đáp xe về Tam Đảo, chuyến xe khách không còn chật cứng người như hơn 20 năm về trước…

Ngày đó, những năm 70 - 80 của thế kỷ trước đất nước nghèo đói. Hạnh và các bạn đồng lứa đi học bằng xe ‘căng hải’(*) ‘loại xe’ mà đám học sinh ‘trao giải’ bền vĩnh cửu, tuy chạy chậm nhưng máy êm và bền bỉ… Sau năm tiết học chúng dạo xe ‘căng hải’ miết mải về dù nhà gần hay xa, mưa hay nắng... dù bụng đói meo nhưng xe ‘căng hải’ vẫn bon bon đưa chúng trở về nhà.

Thời gian trôi nhanh, nháy mắt lại một năm đã trôi qua. Hai năm Hạnh chưa về thăm nhà vì hậu Covit tài chính eo hẹp. Cũng vì muốn đổi đời chị em Hạnh rời xa vùng quê lam lũ vào Sài Gòn lập nghiệp. Để lại cha mẹ già tự chăm sóc cho nhau.

Từng khung hình kỷ niệm trôi qua loang loáng, xe đi qua khu đồi hoang, nơi có một nghĩa trang năm xưa Hạnh thường đi học qua đây… mỗi buổi chiều muộn Hạnh vẫn sởn da gà và cắm cúi đi thật nhanh qua đó. Ngày ấy làng quê thưa thớt, gió mênh mang, tre làng rậm rạp kêu cót két, con đường mòn bé tẹo hai bên cỏ mọc um tùm…

Bất giác Hạnh bật cười, cái thời mặc quần thủng đít chạy long nhong chẳng biết xấu hổ, nam nữ chơi đuổi bắt vô cùng trong sáng. Cái thời nhà này cách nhà kia chỉ bằng một hàng cây nhỏ lúp xúp gọi là ‘hàng rào’… đúng như một câu hát từng miêu tả:

“Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn…”

Nhà nọ nhìn sang nhà kia, không cần che đậy, không sợ mất cắp, nói có chút ‘chua ngoa’ có thể nhìn thấy mâm cơm hàng xóm hôm nay ăn gì. Cái thời mà đám con nít như Hạnh, đứa lớn nhất học tới lớp 5 vẫn trần truồng mấy chị em đứng ở sân múc từng gầu nước dội ì oẵm, cười khanh khách chẳng buồn để ý có ai nhìn.

Một tuổi thơ nghèo đói nhưng thắm đượm tình làng nghĩa xóm. Thân thiết như gia đình:

‘Gả con thì gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng mang cho…”

Làng Hạnh không cần là ruột thịt mới có bát canh cần, thời đó hàng xóm xung quanh có củ sắn luộc mới dỡ, có bát gạo mới hay đĩa rau muống luộc ngon cũng đều san sẻ mang cho.

Mỗi chiều về khi cơm nước xong xuôi, hàng xóm lại tụ tập bên ấm trà, nhấm nháp nắm ngô rang, rổ khoai luộc... Vào mùa lúa nếp thì chia nhau nắm nếp non rang nổ, vừa ngồi ngắm những vì sao chi chít trên bầu trời vừa buôn chuyện rôm rả. Đám con nít như Hạnh thì chơi ú tìm hoặc đuổi bắt, chán rồi lăn ra ngủ… Cũng chẳng có áp lực bài tập về nhà, cũng không cần học thêm học nếm, đúng với bản chất tuổi thơ hồn nhiên vui vẻ. Những lứa tuổi này lớn lên có nhiều kỷ niệm tuổi thơ tươi đẹp hơn những đứa trẻ sống trong bao bọc đầy đủ bây giờ.

Cuộc sống đơn giản ấm áp như vậy… trẻ em và người lớn đều sống mạnh khoẻ ít ốm đau, không có những căn bệnh của thời hiện đại như huyết áp tim mạch, nghiện game, nghiện internet, nghiệm mua sắm trực tuyến… mua rồi về không biết dùng làm gì, mua chỉ để thoả mãn hay xả stress…

Ngẫm nghĩ lại mới thấy cuộc sống thật luẩn quẩn, mà rồi chẳng ai muốn bước ra cái luẩn quẩn ấy. Ai cũng muốn có một cuộc sống bình yên nhưng lại không chấp nhận sống ở quê nhà vui vẻ với sự đầm ấm vốn có. Lại cứ phải rời xa quê đi lập nghiệp như Hạnh, mong muốn kiếm thật nhiều tiền rồi khi quay trở về thăm quê lại gặm nhấm những năm tháng ngọt ngào vô lo của tuổi thơ…

Nhớ lại những năm tháng cha mẹ dãi dầm mưa nắng lo toan cho con cái được học hành đầy đủ. Chúng lớn khôn rồi bay đi… bay đi. Hạnh ngậm ngùi nhớ lại những năm tháng ấy, cũng vào dịp sát tết như thế này. Mẹ cô tần tảo dậy từ 3 rưỡi sáng, đạp chiếc xe cà tàng lọc xọc, không chắn bùn, phanh đã mòn vẹt đi giữa con đường đất đỏ hoang vắng để kịp đến chợ phiên hẻo lánh.

Bà đạp xe qua từng quả đồi hoang vu trong màn đêm mịt mờ, xa xa tiếng chó sủa văng vẳng, một khung cảnh rất não nề. Cảnh đó khiến Hạnh liên tưởng tới hình ảnh chị Dậu gánh đứa con đi bán trong đêm, vừa đi vừa quẹt nước mắt… cái cảnh ấy in đậm trong tâm trí cô.

Qua những chuyến hàng tết như thế, bà chắt bóp từng hào để nuôi các con học Đại Học ở Thủ đô, lo những cái tết có ‘bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành’... lo cho bầy con mỗi đứa được may bộ quần áo mới.

Những năm tháng đó sẽ đi vào tâm trí những đứa trẻ, chúng sẽ mang ân với cha mẹ và sẽ trở thành những đứa con hiếu thảo. Tình cảm gia đình chính là như vậy, trong gian khó đều luôn sống vì nhau, hy sinh cho nhau, gánh chịu trách nhiệm cho nhau… Đây là giá trị của hai chữ ‘Gia đình’ mà hiện nay người ta đã đánh mất.

Hạnh đã từng cảm thụ và chứng kiến những năm tháng lam lũ hy sinh của cha mẹ, cô tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng báo hiếu với cha mẹ, cố gắng đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục.

Hôm nay sau khi trở về căn nhà yêu thương năm nào, cô lại sách chiếc xe đạp cà tàng đạp qua những con đường cô đã từng gắn bó với tuổi thơ. Hít thở làn gió cuối đông lành lạnh thấm chút mưa bay.

Năm nay dù suy thoái kinh tế, hàng hoá trượt giá… gánh nặng tài chính đè nặng trên vai nhưng Hạnh vẫn cố gắng thu xếp về quê thăm cha mẹ. Cô đã dụng tâm chuẩn bị một món quà tết thật ý nghĩa và thật tốt để cha mẹ dưỡng tuổi già, báo chút tấm lòng hiếu thảo.

Người ta vẫn nói: ‘Sức khỏe là vàng’ – ‘Có sức khỏe là có tất cả’, nên năm nay Hạnh đặc biệt chú tâm tới các sản phẩm về sức khỏe. Nhất là sau Covit hệ miễn dịch cần được tăng cường và phục hồi, nên Hạnh quan tâm đến sản phẩm tối ưu tốt nhất cho sức khỏe. Nhất là trong tình hình bùng phát các loại dịch bệnh liên miên như hiện nay, hết Covit-19, Cúm A, Cúm B lại sốt xuất huyết…

Đứng trước vô vàn các sản phẩm chức năng, thật giả như ma trận, dù là người thông minh hiểu biết cũng khó phân biệt được hàng thật hàng giả. Công nghệ đã phát triển quá hiện đại, hàng giả làm nhái đạt tới trình độ phi thường khó nhận biết.

Trong lúc đang lúng túng không biết nên lựa chọn loại sản phẩm nào vừa tốt lại vừa hợp với túi tiền thì Hạnh gặp được đồng nghiệp cũ. Cô đã từng chứng kiến phẩm chất và đức hạnh của người đồng nghiệp này vì cô ấy là người tu luyện. Khi cô ấy chỉ dẫn cho Hạnh tìm đến sản phẩm Tổ Yến thô và tổ Yến tinh của công ty Đức Thịnh, Hạnh đã hoàn toàn bị thuyết phục và yên tâm.

Hộp yến sào Đức Thịnh - Món quà tặng Tết 2024.
Hộp yến sào Đức Thịnh - Món quà tặng Tết 2024.

Công ty Đức Thịnh làm việc trên tiêu chí: ‘Giữ đức để thịnh’ và nhà Yến của họ được chăm sóc rất tỉ mỉ cẩn trọng, bao gồm cả Hoàng Yến. Sau quá trình nghiên cứu và đến tận nơi thực địa ở Eaknop – Đắk Lắk Hạnh đã thực sự yên tâm và quyết định mua 0,5kg Yến tinh về làm quà cho cha mẹ già.

Bộ quà Tết cao cấp yến sào. (Ảnh: Shenaura)

 

Hạnh mong rằng tấm lòng hiếu thuận của mình sẽ giúp cha mẹ có thêm một năm mới tràn đầy sức khoẻ, dẻo dai để vui sống với con cháu. Hạnh cho biết: ‘sẽ còn quay lại mua thêm tổ Yến của Đức Thịnh cho cha mẹ dùng, vì đây là một sản phẩm thực sự chuẩn sạch. Một địa chỉ đáng tin cậy’.

Tiêu Lạc

(*): Xe ‘căng hải’: Tức là xe ‘hai cẳng’ - hai chân người, một cách nói ví von của văn hoá Việt.

Liên hệ đặt hàng:



BÀI CHỌN LỌC

'Con xin tặng cha mẹ món quà đặc biệt chiều tất niên đến sớm'