Hòn đảo 'đông đúc' ở châu Phi: Hàng nghìn người sống trong 2.000 m2 nhưng không ai muốn rời đi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong thế giới này, dường như không gì là không thể xảy ra. Đôi khi, bạn có thể thấy một gia đình sống trong một ngôi nhà chỉ khoảng chưa đầy mười mét vuông ở một khu vực nào đó, sống cuộc sống khá chật chội; bạn cũng có thể thấy ở một số thành phố lớn quốc tế, vì giá nhà cực kỳ cao, một số cư dân phải chật vật sống trong không gian nhỏ. Những người đã trải qua cuộc sống chật chội chắc chắn sẽ than thở rằng, có cơ hội thì hãy cố gắng thoát khỏi tình trạng chật chội này và sống ở một nơi rộng rãi hơn.

Trong thế giới này, dường như không gì là không thể xảy ra. Đôi khi, bạn có thể thấy một gia đình sống trong một ngôi nhà chỉ khoảng chưa đầy mười mét vuông ở một khu vực nào đó, sống cuộc sống khá chật chội; bạn cũng có thể thấy ở một số thành phố lớn quốc tế, vì giá nhà cực kỳ cao, một số cư dân phải chật vật sống trong không gian nhỏ.Những người đã trải qua cuộc sống chật chội chắc chắn sẽ than thở rằng, có cơ hội thì hãy cố gắng thoát khỏi tình trạng chật chội này và sống ở một nơi rộng rãi hơn.

Tuy nhiên, trên thế giới này, có một hòn đảo khá chật chội với diện tích chỉ vỏn vẹn 2000 mét vuông, nhưng lại có hàng nghìn người sống trên đó, và không ai trong số họ muốn rời đi. Hôm nay mời các bạn cùng khám phá hòn đảo bé nhỏ này nhé!

Không phải là hòn đảo nhỏ nhất nhưng lại là hòn đảo chật chội nhất

Hòn đảo này là hòn đảo chật chội nhất trên thế giới, nhưng nó không phải là hòn đảo nhỏ nhất thế giới. Hòn đảo Migingo có diện tích tổng cộng là 2000 mét vuông, tương đương với khoảng một nửa diện tích của một sân bóng đá, mặc dù không lớn, nhưng cũng không phải là quá nhỏ.

Migingo trước đây là một nơi hoang vu không có dấu vết con người sinh sống, mãi cho đến khi một số ngư dân Kenya đến đây để định cư vào năm 1991 thì khu vực này ngày càng đông đúc dần lên.

Ở khu vực biển gần hòn đảo này, có nguồn thức ăn dồi dào từ biển cả. Mặc dù hòn đảo này mang lại hiệu suất kinh tế cao nhưng cũng có những khía cạnh không được thuận lợi.

(YASUYOSHI CHIBA/AFP- Getty Images)

Con người cần ăn uống ba bữa mỗi ngày, vì vậy thực phẩm và nước uống của ngư dân trên hòn đảo chủ yếu phải phụ thuộc vào tàu cá vận chuyển ra đảo.

Đồng thời, điều kiện khí hậu trên hòn đảo cũng khá khắc nghiệt, vì nằm trong vùng nhiệt đới, vào buổi tối hòn đảo trở thành như một cái lồng hấp lớn, khiến người ta có cảm giác rất khó chịu.

Hòn đảo này tuy khá nhỏ nhưng vẫn xây dựng thêm những căn nhà, nhà hàng, quán bar, quán cà phê và các khu giải trí khác.

Khi hòn đảo ngày càng phát triển thịnh vượng thì những xung đột lớn nhỏ cũng bắt đầu xuất hiện, trong đó cuộc tranh chấp về chủ quyền của hòn đảo này là một trong những xung đột gay gắt nhất.

Cuộc tranh chấp về hòn đảo

Chủ quyền của hòn đảo này từ xưa luôn không rõ ràng, thậm chí còn không ai để ý quan tâm, cho đến khi có những người đầu tiên đến định cư trên hòn đảo và dần dần dân cư nơi đây đông lên, việc quyết định chủ quyền của hòn đảo trở thành một vấn đề quan trọng.

Hòn đảo Migingo đón nhận bước chân đầu tiên của hai ngư dân Kenya. Mặc dù theo quy định lãnh thổ, Migingo thuộc Kenya, điều này rất rõ ràng về mặt pháp lý. Tuy nhiên, thực tế lại phức tạp hơn khi Uganda cho rằng những ngư dân này đang hoạt động trong phạm vi biển của họ. Sự không nhất quán giữa hai quan điểm này đã tạo nên tình thế tranh chấp ngày càng căng thẳng và không dễ dàng giải quyết.

Năm 2008, một xung đột nghiêm trọng đã xảy ra khi Uganda triển khai binh sĩ đến hòn đảo, nhằm trục xuất ngư dân Kenya và chiếm đóng lãnh thổ. Hành động này đã khiến quan hệ giữa hai bên leo thang lên mức căng thẳng cực độ.

Vì phần lớn dân cư trên hòn đảo là người Kenya, nên khi họ bị trục xuất, hòn đảo ngay lập tức trở nên vắng vẻ.

(YASUYOSHI CHIBA/AFP- Getty Images)

Tuy nhiên, khi không còn người dân sinh sống, sản xuất hay không ai quan tâm đến hòn đảo này nữa thì mặc dù có tiềm năng phát triển đến mấy, hòn đảo vẫn trở thành một nơi hoang vu như trước đây, có thể nói đây là một thiệt hại lớn cho cả hai bên.

Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua, tình thế này đã có chuyển biến trở nên tốt hơn. Vào năm 2016, hai bên đã bắt tay vào một thỏa thuận, đó là công dân Kenya và Uganda có thể một lần nữa đến hòn đảo để đánh bắt cá, cả hai bên đều cam kết sẽ bảo vệ ngư dân khỏi sự quấy phá của cướp biển.

Sau khi xung đột này được giải quyết, hòa bình hai bên được lập lại thì lại nảy sinh vấn đề mới. Hòn đảo này ban đầu chỉ có diện tích 2000 mét vuông, nhưng đến năm 2017, số lượng người trên đảo đã đạt đến con số đáng kinh ngạc là 1000 người, điều này có nghĩa là diện tích trung bình của mỗi người dân trên đảo chỉ có 2 mét vuông, vấn đề nan giải về bùng nổ dân số nơi đây đã nảy sinh.

Bí ẩn về sự chật chội nơi hòn đảo này

Trong thời gian ngắn vài năm, tại sao dân số lại gia tăng đến mức như vậy? Hơn nữa, tại sao dân số lại tăng lên đến mức không có chỗ đứng, nhưng cư dân trên đảo vẫn không muốn rời đi? Thực tế do nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, là sự giàu có của nguồn lợi xung quanh mang đến.

Cá lăng là loài cá có giá trị nhất ở địa phương, mỗi tháng đánh cá trên hòn đảo có thể kiếm được khoảng gấp hai hoặc ba lần so với công việc khác ở địa phương. Nếu có thể kiếm được nhiều tiền hơn, người ta tự nhiên sẽ hội tụ đông đảo đến nơi đây, điều này cũng dễ lý giải về vấn đề quá tải dân số nơi đây.

Thứ hai, họ không dám đến "đảo lớn" gần đó.

Cách hòn đảo Migingo vài dặm có một hòn đảo lớn gọi là đảo Ugingo, nhưng theo truyền thuyết, có dấu vết của quỷ ở trên hòn đảo này, điều này khiến nhiều người sợ hãi và thà ăn ở sinh sống chật chội trên hòn đảo nhỏ này cũng không ai dám bước chân lên hòn đảo lớn kia.

Mặc dù nghe có vẻ khó tin nhưng thực tế là vậy. Thời đại hiện nay rất nhiều người không còn tin vào những điều tâm linh ấy và cho đó là mê tín, nhưng ở châu Phi, nơi giáo dục còn tương đối sơ khai, việc có chút suy nghĩ tin vào điều tâm linh cũng không có gì là lạ.

(YASUYOSHI CHIBA/AFP- Getty Images)

Thứ ba, sự phát triển của ngành du lịch.

Khi thông tin về hòn đảo xuất hiện trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ du khách, nhiều người đã đến tham quan hòn đảo nhỏ này. Điều đặc biệt là tính "chật chội" của hòn đảo đã trở thành điểm đặc sắc, không chỉ tạo nên sự nổi tiếng mà còn mang lại lợi ích lớn cho ngành du lịch.

Với lợi ích này, người dân trên đảo đương nhiên càng không muốn rời đảo.

Với ba lý do trên, hòn đảo Migingo không chỉ không trở nên thoải mái, ngược lại còn trở nên "chật chội" hơn, và hòn đảo đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở châu Phi.

Hiện nay, giao thông trên toàn cầu đã phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho việc giao lưu giữa các quốc gia và khu vực trở nên thường xuyên hơn. Chúng ta có những con đường kết nối mọi nơi mà con người có thể đến, do đó mở ra nhiều trải nghiệm thú vị và cơ hội để khám phá cảnh quan văn hóa mới.

Đối với những người đam mê du lịch, đảo Migingo - hòn đảo đông đúc nhất thế giới này, không có bãi biển, ánh nắng và phụ nữ xinh đẹp. Nơi này chỉ có những ngôi nhà sắt thép lộn xộn, tạo nên một không gian độc nhất vô nhị trên thế giới, khiến du khách phải ghé thăm trong đời để trải nghiệm cảm giác "đông đúc" nhất thế giới.

Theo Vương Hoà- Aboluowang

Khả Vy biên dịch

 



BÀI CHỌN LỌC

Hòn đảo 'đông đúc' ở châu Phi: Hàng nghìn người sống trong 2.000 m2 nhưng không ai muốn rời đi