Tiến sỹ khoa học: Cách mạng khoa học là tiến bộ hay thụt lùi?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tiến sĩ khoa học Hoàng Minh Hà, từng cộng tác tại viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, sau đó bà về nước, theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học

Khi đọc được bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí, bà cảm thấy tò mò và và thích thú “bởi vì Đại sư Lý lý giải nguồn gốc của con người do Thần tạo nên chứ không phải là khỉ tiến hóa thành".

Điều này đối với bà là một sự khai mở đáng kinh ngạc. Sinh ra trong một gia đình trí thức, nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật, từ nhỏ bà được giáo dục trong môi trường không tin vào thần Phật.

Theo bà, đây là lý do mà con người ngày nay không tin vào nhân quả. Bà nhận ra điều đó khi nghĩ lại câu chuyện của chính mình.

“Có một hôm tôi đang đi xe trên đường Lương Định Của, khi tôi dừng lại ở bên đường thì có một cô sinh viên chạy xe tớ vô tình cán qua chân tôi, tôi đã yêu cầu cô ấy phải đi cùng đến bệnh viện để kiểm tra xem chân tôi có bị sao không, chụp phim các thứ chi phí cũng hết mấy trăm ngàn, cô bé sinh viên thì trong túi chỉ có hơn 200 ngàn thôi. Cô bé ấy đã bỏ hết cả tiền ra mà không đủ.

Hôm đó là tôi vừa đi lấy đôi giày khiêu vũ mới đặt xong về và một cái kính đi nắng đắt tiền, thế nhưng khi đi khám tôi bỏ quên luôn ở ghế, không mang về.

Sau này tôi nghĩ lại là mình đã làm một việc mà không có được Thiện. Lẽ ra mình bị thế thôi thì mình có thể tự đi kiểm tra, nó không phải cái gì ghê gớm thì có lẽ mình không nên đòi người ta là phải đi đưa mình đến bệnh viện các thứ như thế. Sau đó tôi nghĩ ra chính cái việc mà tôi mất những cái đồ đấy ngay lúc đi khám là một thứ nhân quả.

Nhân quả không phải chuyện gì lớn mới có, nó vận hành trong sinh hoạt hàng ngày. Như trong câu chuyện trên, nếu tôi có thể cảm thông với cô bé đó, rằng cô bé cũng không cố ý đâm vào mình thì mình sẽ bỏ qua, thế thì cũng không dẫn đến việc mất đồ sau đó.”

Mặt trái của cách mạng khoa học

Theo Tiến sỹ Hoàng Minh Hà, cách mạng khoa học giúp con người tìm ra những phát minh mới ,ví dụ như là trí thông minh nhân tạo, máy vi tính, internet, và nhiều phát minh phục vụ cho đời sống con người.

“Tôi nhớ là khi bắt đầu có phát minh ra túi nilon, người ta rất vui vì sự tiện lợi của nó, nhưng mà bây giờ chúng ta lại đau đầu tìm cách tiêu huỷ nó như thế nào, làm sao ngăn ngừa tác hại của nó với môi trường. Hoặc như pin năng lượng mặt trời, người ta dùng rất là nhiều pin, hiện nay thì tưởng là tốt, nhưng khoảng vài chục năm nữa, chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề rác thải, ô nhiễm chất độc từ pin cũ vứt bỏ... Cuối cùng là ô nhiễm biển, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sống xung quanh mình.”

Bà đặt ra câu hỏi: Ô nhiễm trầm trọng như thế thì là tiến bộ hay là thụt lùi? Khi mà “những cái phát minh tưởng là rất là hay nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi nó sẽ bộc lộ những cái mặt trái của nó mà xử lý hậu quả thì còn mệt hơn rất nhiều.”

Theo bà, con người ngày nay quá chạy theo sự phát triển của khoa học trong khi không còn coi trọng các giá trị đạo đức.

“Quan niệm về cuộc sống hôn nhân gia đình truyền thống và bây giờ khác nhau rất nhiều, xưa người ta đến với nhau không vì tiền, danh vọng, ngoại tình là tội tày đình, còn bây giờ thì có thể chung sống bừa bãi không cần có trách nhiệm với con cái; quan hệ đồng giới dường như là trở thành trào lưu. Chúng ta đều biết là những thứ quan hệ như vậy không chỉ ẩn chứa nguy cơ bệnh tật mà còn khiến người ta không quan tâm đến việc sinh con để duy trì nòi giống, tức là sống hoàn toàn vì mình thôi.”

Bà nói, trong bài viết Vì sao có nhân loại, Đại sư Lý đã chỉ ra sự suy bại về đạo đức sẽ dẫn đến “diệt”: "Hết thảy của [thời] mạt hậu đều sẽ biến thành bất hảo, cho nên mới có ‘diệt’; vì thế xã hội bây giờ mới loạn thế này. Người ta không có thiện niệm, loạn tính7, tâm lý biến thái, những thứ độc hại8tràn lan, không tín Thần, và những loạn tượng9[khác] nảy sinh khắp cả; đó là điều tất nhiên của thiên thể lúc mạt hậu, chính là đã tới thời đó rồi!"

Bà nói: “Tôi thấy rằng là sau khi đọc bài vì sao có nhân loại thì tôi thấy còn rõ ràng là vũ trụ này nó có một quá trình là thành trụ hoại diệt và tôi hiểu rằng là nhân loại là do Thần tạo ra. Con người tạo nghiệp từ nhiều đời khác nhau không phải chỉ có một đời, Thần tạo ra những con người trên trái đất này là để cho họ trả nghiệp.”

Bà nói rằng, những nhà vật lý học nổi tiếng như là Newton hay Einstein đều là những người tin vào một Đấng siêu nhân cai quản con người trên trái đất này. Bà khuyên mọi người nên tìm đọc bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí vì “trong đó giải thích rất rõ ràng về tất cả các khía cạnh của sự ra đời và tồn tại của con người”.

An Hạnh



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Tiến sỹ khoa học: Cách mạng khoa học là tiến bộ hay thụt lùi?