Tổng Giám đốc Tân Phát ETEK: ‘Kiếm tiền không phải mục đích đời người'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Nguyễn Minh Tân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Thiết bị Tân Phát (Tân Phát ETEK) - một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tự động hóa, thiết bị phụ trợ cho lắp ráp, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, có trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh ở 3 miền.

Trong bối cảnh nền kinh tế biến động khó lường và rất nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, Tân Phát ETEK có sự phát triển ổn định đi lên trong suốt 20 năm. Sau khi đọc bài viết “Vì sao có nhân loại?” của Đại sư Lý Hồng Chí, ông Tân hiểu ra, ngoài chiến lược kinh doanh tốt, sự thành công của mỗi người còn liên quan đến “đức, nghiệp” tích luỹ từ đời trước. “Bài viết của Đại sư Lý đã thay đổi hoàn toàn nhận thức của tôi về kinh doanh", ông Tân nói.

Phúc phận đời này là nhân quả đời trước

Ông Tân nói rằng, những chân lý trong bài viết của Đại sư Lý giúp ông nhân ra rằng, phúc đức của mỗi người được tạo nên từ đạo đức, phẩm hạnh của họ. “Đại sư Lý đã chỉ ra: “... đời trước tích lũy phúc đức nhiều ít bao nhiêu quyết định đời này hoặc đời sau phúc phận bao nhiêu. Nhiều phúc đức, đời sau có thể dùng phúc đức đổi thành quan cao lộc nhiều, cũng có thể dùng đổi lấy các loại phúc phận như tiền tài, v.v. gồm cả gia đình hạnh phúc hay không, thậm chí con cái thế nào. Đây chính là nguyên nhân căn bản của [việc] có người giàu, có người nghèo, có người làm quan lớn, có người không nhà để về…”

Ông mong muốn các thành viên trong công ty của mình hiểu rõ điều đó, ông cho rằng đạo đức còn quan trọng hơn tài năng của họ, bởi một tập thể không có tâm thái tốt không thể đưa cả tổ chức tiến lên được.

“Bài viết của Đại sư Lý đã thay đổi hoàn toàn nhận thức của tôi về kinh doanh"

Đó là lý do mà ông rất tâm đắc với điều Đại sư Lý giảng về luật nhân quả: “Thực ra hết thảy trong đời người, [điều] đáng nên được hay không đáng nên được, đều là đời trước, lần sinh trước đây làm điều tốt hay không tốt mà thành nhân quả đời sau, lần sinh sau;”

Ông nói: “Đại sư Lý đã giảng rất minh bạch về luật nhân quả, khi chúng ta hiểu rõ nhân quả thì ta biết rằng, những việc mình làm sẽ ảnh hưởng đến chính mình sau này như thế nào”.

Vì thế trong cách quản lý ở Tân Phát ETEK, ông Tân không chỉ chú trọng dùng quy chế để quản lý nhân viên, mà điều ông coi trọng hơn là những nguyên tắc đạo đức. Ông chia sẻ: “Chính sách, quy định công ty minh bạch và rõ ràng là điều rất cần thiết, nhưng điều quan trọng hơn là cái tâm mỗi người phải có một cái pháp lý chỉ đạo".

Đó chính là những nguyên tắc đạo đức tuy vô hình nhưng có tác động lâu dài đối với sinh mệnh.

Ông Tân chủ trì buổi họp công ty Tân Phát

Ông Tân nói: “Tôi thường chia sẻ với nhân viên rằng, khi chúng ta thực hiện một việc thì phải hiểu nếu làm việc này thì sau này chúng ta lãnh hậu quả gì, ví dụ nếu kinh doanh mà nói dối khách hàng, thì sau này khách hàng có thể kiện lại, lời nói thật chỉ cần một lần nhưng một lời nói dối cần rất nhiều sự dối trá khác để che đậy.”

Trong kinh doanh, người ta thường nói ‘thương trường là chiến trường’. Tuy nhiên ông Tân nhìn nhận, cách nói này nói lên sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường, nhưng góc nhìn quá hẹp hòi, chỉ chú ý đến tranh giành lợi ích, và quá tàn khốc. Những người được coi là Thương Thánh như Tử Cống dùng kinh doanh để hoằng dương học thuyết Nho gia Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín, hay Thương Thánh Bạch Khuê dùng kinh doanh để lan truyền nhân nghĩa, họ đều với tiền đề là đề cao đạo đức, nhưng lại là những người thành công nhất trên thương trường. Ông Tân bày tỏ: “Chẳng phải (thương trường) chính là trường tu luyện lớn nhất hay sao?”.

Kế hoạch cuộc đời

“Tôi nhớ một nhà hiền triết dạy rằng: ‘Nếu đời người là 100 tuổi, thì 25 tuổi ban đầu là con người sinh ra và trưởng thành về thể chất, học tập và tích lũy các kiến thức cơ bản để làm người, sẵn sàng tiến nhập vào cuộc sống tự lập. Từ tuổi 25 đến 50 là thời gian dành trọn vẹn sức lực trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng gia đình, công danh sự nghiệp, phát huy hết thảy trí tuệ của mình để đạt được tối đa thành tựu về mặt vật chất.

Nhưng bắt đầu từ tuổi 50 đến tuổi 75, con người phải biết buông bỏ dần công danh sự nghiệp, tiến nhập vào tìm hiểu thế giới tâm linh. Để khi đến tuổi 75 trở đi ta có thể buông bỏ được những được mất trên thế gian để thực hiện được sứ mệnh kiếp làm người” - ông Tân bộc bạch.

Thuở nhỏ, ông Tân thường được đi cùng cha mẹ đến chùa, tham gia một số hoạt động của các phật tử. Dù gia đình có truyền thống hướng Phật, từ nhỏ ông đã đọc các kinh sách của Phật giáo, nhưng bao nhiêu câu hỏi về nhân sinh, kiếp người, mục đích ý nghĩa của đời người, thì ông vẫn chưa tìm được lời giải trong bất kỳ kinh sách nào.

Cho đến khi ông biết đến những bài giảng của Đại sư Lý Hồng Chí, và đặc biệt khi đọc được bài viết “Vì sao có nhân loại" mà Ngài công bố lần đầu tiên trên phương tiện truyền thông toàn cầu, ông Tân thấy như được “mở ra một bầu trời mới về vũ trụ quan và nhân sinh quan, hiểu được sứ mệnh làm người” của mình. Đồng thời ông cũng hiểu ra, trong quá khứ do thiếu hiểu biết, sống trong vô minh mà vô tình làm nhiều việc không tốt…

Ông kể, trong suốt thời gian đi học, từ nhỏ đến trung học ông luôn giữ vị trí lớp trưởng. Đến khi trưởng thành, đi làm thì luôn ở cương vị lãnh đạo. Nhưng đứng đầu không phải chỉ có hào quang của sự thành công, thậm chí còn có những mặt trái.

Nhưng đứng đầu không phải chỉ có hào quang của sự thành công, thậm chí còn có những mặt trái.

Chính vì luôn đứng đầu nên ông sinh ra nhiều tính xấu, nóng tính, gia trưởng. Ở nhà hay quát mắng, áp đặt vợ con phải thuận theo quan niệm, cách nhìn nhận của mình. Ở nơi làm việc, ông luôn yêu cầu cấp dưới phải lắng nghe mình, không vừa ý thì quát mắng…

“Chúng ta đều trong vô minh mà đã làm nhiều việc không tốt. Nếu như ai cũng được đọc bài viết của Đại sư Lý Hồng Chí, thì tôi tin rằng, chúng ta sẽ đều thật lòng muốn sửa chữa những sai lầm của mình, thật sự muốn làm một người tốt, hành Thiện như lời khuyên của Đại sư” - ông Tân chia sẻ.

Chết có mang theo được gì?

“Có lẽ hầu như ai trong chúng ta cũng sợ chết, chết là sự ra đi với bàn tay trắng, ra đi không mang được theo cái gì” - ông Tân nói - “cho nên người ta thường chung một nỗi tiếc nuối, càng những người giàu có càng nuối tiếc khi phải đối mặt với cái chết, tài sản vật chất đều không mang theo được.”

Tuy nhiên từ lý giải trong bài viết “Vì sao có nhân loại”, ông Tân tin rằng có thể cái chết không phải là tận cùng, cũng không phải là không mang theo được gì. Thế giới của những điều vô hình huyền bí mà con người không biết, được tiết lộ trong bài viết của Đại sư Lý, thật sự có thể khiến nhân loại thức tỉnh.

Từ lý giải trong bài viết “Vì sao có nhân loại”, ông Tân tin rằng có thể cái chết không phải là tận cùng, cũng không phải là không mang theo được gì.

Người Nhật có câu: “Sống là chuẩn bị cho cái chết”, ông Tân nói: “Nếu nghe thế bạn sẽ thấy rất kỳ lạ phải không, sống là để hưởng thụ chứ sao lại sống để chuẩn bị cho cái chết?” Đến khi đọc bài viết của Đại sư Lý thì ông hoàn toàn minh bạch ý nghĩa thâm sâu đằng sau câu nói đó. Ông nói: “Đại sư Lý đã giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của Đức và Nghiệp mà ta tạo ra ở kiếp này, và mang nó đến kiếp sau chứ không phải chỉ hai bàn tay trắng".

Cho nên theo ông, “trên đời này sống bao nhiêu năm không quan trọng mà quan trọng là những thứ vô hình chúng ta mang theo bên mình khi lìa cõi nhân gian”

Kiếm tiền quan trọng nhưng không phải mục đích cuối cùng

Là một doanh nghiệp lớn thành công trên thị trường, trước đây ông Tân cho rằng trong kinh doanh “miễn sao kiếm được nhiều tiền như thế là thắng lợi”, nhưng sau khi đọc xong bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí, thì ông nhận ra kiếm tiền không phải là mục đích cuối cùng của đời người, “mà tất cả những việc chúng ta làm, đó là phương tiện để chúng ta tu nhân tích đức, Đại sư Lý đã tiết lộ thiên cơ trong bài viết của mình và chỉ cho chúng ta cơ hội được giải thoát khi đến cái thời kỳ mà chúng ta gọi là thời kỳ mạt hậu” - ông Tân nói.

“Chúng ta khi đến trong cuộc sống này để làm gì" - ông Tân chia sẻ, đây có lẽ là câu hỏi mà ai cũng từng tự vấn. Nhưng “ngay cả những tỷ phú siêu giàu, khi nhắm mắt xuôi tay ra đi rồi có thể vẫn không trả lời được câu hỏi đó. Nhưng chúng ta rất may mắn, khi ngay trong thời đại của mình, được Đại sư Lý Hồng Chí tiết lộ cho chúng ta ý nghĩa, mục đích của sinh mệnh”.

Nhiều tôn giáo, dự ngôn đã nhắc đến thời kỳ “diệt", khi đạo đức con người đã xuống cấp, đến mức không thể tồn tại được nữa.

Sau khi đọc xong bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí, thì ông nhận ra kiếm tiền không phải là mục đích cuối cùng của đời người

Ông Tân chỉ ra rằng, hiện nay nếu quan sát, chúng ta đều thấy xã hội nhân loại không phải đang phát triển dựa trên các thành tựu khoa học kỹ thuật, mà ngược lại. Môi trường sống đang bị huỷ hoại. Những cái gọi là thành tựu khoa học dẫn đến thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm ngày càng sử dụng nhiều hoá chất và độc hại.

“Chúng ta hô hào với nhau làm thủy điện nhưng các bạn biết rằng, khi một một thủy điện sinh ra thì hàng loạt môi trường sinh thái ở phía thượng nguồn bị phá hủy hoàn toàn, mất đi sự cân bằng sinh thái. Những bức ảnh chụp từ trên cao xuống cho chúng ta thấy những mạch nước, con sông, suối như những như là những mạch máu con người vậy, và những công trình thuỷ điện, đập nước như chặn cái mạch máu đó lại.”

Theo ông, sự phát triển khoa học kỹ thuật không tốt đẹp như bề ngoài...

Theo ông, sự phát triển khoa học kỹ thuật không tốt đẹp như bề ngoài, nó khiến môi trường sống, môi trường xã hội ngày càng đi xuống, và đây chính là thời kỳ nguy hiểm như Đại sư Lý đã chỉ rõ trong bài viết “Vì sao có nhân loại": “Hiện nay thế gian con người chính đang diễn ra quá trình cuối cùng của “diệt” trong thành-trụ-hoại-diệt. Hết thảy của [thời] mạt hậu đều sẽ biến thành bất hảo, cho nên mới có ‘diệt’; vì thế xã hội bây giờ mới loạn thế này. Người ta không có thiện niệm, loạn tính, tâm lý biến thái, những thứ độc hại tràn lan, không tín Thần, và những loạn tượng [khác] nảy sinh khắp cả; đó là điều tất nhiên của thiên thể lúc mạt hậu, chính là đã tới thời đó rồi!”

Trong quá khứ, rất nhiều nền văn minh đã bị huỷ hoại chỉ trong chớp mắt. Đây cũng chính là điều mà Đại sư Lý tiết lộ trong bài viết, nhưng khác tất cả những gì ông Tân từng được đọc, “Đại sư Lý chỉ ra cho chúng ta lối thoát khi vũ trụ vào thời kỳ diệt, đó là chúng ta phải biết kính Trời, kính Thần, làm việc Thiện”.

Ông cảm tạ Đại sư đã giúp ông minh bạch, liễu giải mọi câu hỏi, hoài nghi về ý nghĩa và sự tồn tại của sinh mệnh, giúp chúng ta hiểu rõ sứ mệnh của mình khi đến thế giới này, đồng thời chỉ ra cho con người một lối thoát vào thời kỳ Diệt của vũ trụ, hơn cả một lối thoát, đó còn là“một nấc thang bước lên Trời".

An Hạnh

 



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Tổng Giám đốc Tân Phát ETEK: ‘Kiếm tiền không phải mục đích đời người'