‘Chuyến đi cảnh báo’ của Ngoại trưởng Mỹ, buộc Bắc Kinh phải lựa chọn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ cảnh báo Trung Quốc về việc hỗ trợ quân sự cho Nga trong chuyến thăm Trung Quốc vào tuần này. Ông Blinken dự kiến ​​sẽ đến Thượng Hải và Bắc Kinh từ ngày 24 đến 26/4 để truyền đạt "quan ngại sâu sắc" của Washington về vấn đề này.

Quan chức này nói thêm rằng Hoa Kỳ "sẵn sàng hành động" chống lại các công ty hỗ trợ đáng kể cho nỗ lực chiến tranh của Nga. "Khi chúng tôi thấy cần thiết, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với các công ty vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và gây ra tổn hại đáng kể cho an ninh của Ukraine và châu Âu", quan chức này nói.

'Chuyến đi cảnh báo' của ông Blinken

Trên thực tế, hai ngày trước, tại cuộc họp ngoại trưởng của Nhóm 7 nước phương Tây, ông Blinken đã cảnh báo rõ ràng với Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc phải đưa ra lựa chọn giữa Nga và phương Tây.

“Trung Quốc không thể đạt được điều tốt nhất cho cả hai bên và cũng không thể gánh chịu những hậu quả như vậy”. Ông Blinken cho biết, ông cũng cáo buộc Trung Quốc "cố gắng xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước châu Âu đồng thời thúc đẩy 'mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh châu Âu kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh'" và kêu gọi sáu ngoại trưởng còn lại tăng cường áp lực lên Trung Quốc.

Tờ Financial Times dẫn lời một số người quen thuộc với vấn đề này nói rằng Hoa Kỳ đang xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức tài chính và các thực thể khác của Trung Quốc. Theo danh sách được Mỹ công bố vào tuần trước, đến năm 2023, 90% chip nhập khẩu của Nga đến từ Trung Quốc và được sử dụng để sản xuất tên lửa, xe tăng và máy bay. Trong quý cuối cùng của năm ngoái, 70% máy công cụ nhập khẩu của Nga đến từ Trung Quốc và có thể được sử dụng trong sản xuất tên lửa đạn đạo.

Nhiều biện pháp trừng phạt đang được tiến hành. Thứ Tư tuần trước (17/4), Chủ tịch Ủy ban đặc biệt của Hạ viện Hoa Kỳ, ông Gallagher, cùng với ba Nghị sĩ Liên đảng đã đề xuất ‘Dự luật Không giới hạn’, yêu cầu thực hiện "phong tỏa và trừng phạt toàn diện" đối với các công ty quân sự Trung Quốc cung cấp vật chất hỗ trợ cho Nga.

Dự luật này nêu chi tiết danh sách hơn 50 công ty Trung Quốc, bao gồm Chery, Haval, Changan và các công ty ô tô Trung Quốc khác xuất khẩu sang Nga, cũng như SMIC, Megvii Technology, Hikvision và các công ty khác đã được chính phủ Hoa Kỳ công nhận là doanh nghiệp công nghiệp quân sự.

Gần đây, phương Tây đã cáo buộc Trung Quốc giúp Nga xây dựng lại ngành công nghiệp quân sự, bao gồm cả quang học, nitrocellulose, vi điện tử và động cơ phản lực. Đầu tháng này, Bloomberg cũng đưa tin, rằng Trung Quốc cũng đã cung cấp cho Nga hình ảnh vệ tinh cho mục đích quân sự, cũng như các thiết bị vi điện tử và máy công cụ cho xe tăng.

Thứ Sáu tuần trước, Nhóm G7 đã lên án Trung Quốc. Thông cáo chung của G7 đưa ra nêu rõ rằng, họ bày tỏ quan ngại mạnh mẽ về việc các công ty Trung Quốc chuyển giao vật liệu và bộ phận vũ khí có công dụng kép cho Nga. Yêu cầu "Trung Quốc phải đảm bảo chấm dứt sự hỗ trợ này, vì điều này sẽ chỉ kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược bất hợp pháp, vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và làm tăng mối đe dọa mà Nga đặt ra cho các nước láng giềng".

Điều đáng chú ý là tuyên bố của Ngoại trưởng Đức Berbock, bà nói với các phóng viên: "Chúng tôi không thể chấp nhận điều này khi Trung Quốc thiết lập quan hệ ngày càng chặt chẽ với Nga, quốc gia đang tham gia vào một cuộc chiến tranh xâm lược bất hợp pháp". "Việc bất kỳ quốc gia nào trên thế giới kích hoạt cỗ máy chiến tranh của ông Putin là điều không thể chấp nhận được".

Bài phát biểu của bà Berberk khác với thái độ của Thủ tướng Đức Schulz trong chuyến thăm Trung Quốc vài ngày trước. Người ta thường tin rằng ông Schultz muốn thân thiện với Trung Quốc hơn là đối đầu. Trong bài phát biểu tại Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải, ông bày tỏ sự ủng hộ đối với việc châu Âu mở cửa với ô tô Trung Quốc và đưa ra các điều kiện “ba không”, đó là không bán phá giá, không sản xuất thừa và không vi phạm sở hữu trí tuệ.

Ông Schulz cũng tỏ ra dè dặt khi được hỏi về lời kêu gọi của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen về việc EU tự bảo vệ mình khỏi tình trạng dư thừa năng lực của Trung Quốc. Ông cho rằng điều này phải đạt được từ góc độ cạnh tranh tự tin hơn là động cơ bảo hộ.

Thái độ của ông Schultz khiến Tập Cận Bình rất vui vẻ, cả hai cùng đi dạo trong sân Nhà khách Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình cũng chỉ ra phương hướng cho mối quan hệ giữa hai nước: “Cả hai bên phải cảnh giác trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, kiên trì xem xét vấn đề năng lực sản xuất một cách khách quan và biện chứng từ góc độ thị trường và góc độ toàn cầu, đồng thời tiến hành từ góc độ kinh tế”. Sau đó,Thủ tướng Lý Cường, cũng nói chuyện với ông Schultz hy vọng rằng Đức sẽ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu đối với các sản phẩm công nghệ cao sang Trung Quốc.

Đức bắt giữ 3 gián điệp của Trung Quốc

Thứ Hai tuần này (22/4), Văn phòng Công tố Liên bang Đức đã đưa ra thông cáo báo chí, rằng họ vừa bắt giữ 3 người Đức bị tình nghi làm gián điệp cho Trung Quốc. Tuyên bố nêu rõ ba người Đức bị cáo buộc phục vụ cơ quan tình báo Trung Quốc bắt đầu từ trước tháng 6/2022 và bị nghi ngờ vi phạm luật xuất khẩu của Đức khi xuất khẩu loại tia laser đặc biệt mà không có giấy phép. Và vào thời điểm họ bị bắt, các cuộc đàm phán đang được tiến hành để nghiên cứu sâu hơn nhằm mở rộng khả năng chiến đấu của hải quân Trung Quốc.

Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser cũng bày tỏ quan điểm của mình, gọi vụ bắt giữ là "một chiến thắng to lớn cho lực lượng phản gián của chúng tôi". “Chúng tôi đang chú ý đến những mối nguy hiểm đáng kể do hoạt động gián điệp của Trung Quốc trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp và khoa học. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ những rủi ro và mối đe dọa này, đồng thời chúng tôi cảnh báo người dân để mọi khía cạnh có thể tăng cường các biện pháp bảo vệ”.

Mặc dù một số công ty lớn của Đức hy vọng tăng cường hợp tác với Trung Quốc, nhưng xu hướng chung của phương Tây chống lại Trung Quốc là không thể đảo ngược, và chính phủ Đức chỉ có thể cố gắng cân bằng tình hình trong quá trình này, một số người đang chơi mặt tốt và một số người đang chơi mặt xấu. Hơn nữa, có sự hiểu biết ngầm về sự phân công lao động giữa các nước châu Âu và EU, tức là từ góc độ hợp tác, các nước Châu Âu tự quyết, góc độ trừng phạt Trung Quốc là việc của EU.

Đánh giá từ các bài phát biểu gần đây của ông Blinken và tuyên bố chung của Nhóm G7, phương Tây đã đạt được thỏa thuận và sẽ không tha thứ Trung Quốc nếu nước này vẫn tiếp tục ủng hộ Nga, nhưng lại thu lợi từ phương Tây. Vì vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, trong tương lai, các biện pháp trừng phạt và đối đầu của phương Tây chống lại Trung Quốc sẽ không thể đảo ngược, có thể sẽ tăng tốc và nhiều sự kiện bất ngờ sẽ xảy ra.

Theo Quan sát Tần Bằng
Lý Ngọc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

‘Chuyến đi cảnh báo’ của Ngoại trưởng Mỹ, buộc Bắc Kinh phải lựa chọn