Trung Quốc lao vào cuộc đua Chatbot

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hai gã khổng lồ Internet Trung Quốc Baidu và Alibaba đã tham gia cuộc chạy đua vũ trang chatbot trí tuệ nhân tạo toàn cầu.

Tuy nhiên, trong một loạt các sự kiện tương tự như năm 2020, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã nhanh chóng buông lời chỉ trích gay gắt hai “gã” này.

Trước tiên, chúng ta hãy thiết lập bối cảnh. Phiên bản gần đây nhất của bot trò chuyện ChatGPT của OpenAI đã đặt trọng tâm mới vào trí tuệ nhân tạo (AI) và Công nghệ máy học (Machine Learning - ML). ChatGPT có thể viết tiểu luận, tiến hành nghiên cứu và vượt qua các bài kiểm tra nghề nghiệp, điều này vừa gây ra nỗi sợ hãi vừa khiến người dùng phát cuồng về tiềm năng kinh doanh của công nghệ này.

Microsoft và Alphabet là hai công ty đi đầu trong lĩnh vực công nghệ này. Microsoft hiện có một khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD và hợp tác với OpenAI, công ty đứng sau ChatGPT. Công ty đã thông báo rằng một phiên bản của chatbot sẽ được tích hợp vào công cụ tìm kiếm Internet Bing và trình duyệt web Edge.

Alphabet, công ty mẹ của Google, đã tạo ra bot trò chuyện AI của riêng mình có tên là Bard. Bard dựa trên nền tảng LaMDA do công ty phát triển. Nó hoạt động hơi khác một chút so với ChatGPT, nhưng nó có những ưu điểm riêng.

Cơn sốt gần đây về các bot trò chuyện AI đã thúc đẩy cổ phiếu của cả hai công ty. Không chịu thua kém, CEO Tim Cook đã tuyên bố trong cuộc gọi thu nhập (earnings call) quý 3 của Apple rằng AI là ưu tiên hàng đầu của Apple, công ty có quyền truy cập dữ liệu từ điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới.

Cuộc gọi thu nhập là cuộc gọi hội nghị giữa ban quản lý của một công ty đại chúng, các nhà phân tích, nhà đầu tư và giới truyền thông để thảo luận về kết quả tài chính của công ty trong một khoảng thời gian báo cáo nhất định, chẳng hạn như một quý hoặc một năm tài chính.

Theo phân tích của MarketWatch về dữ liệu sao chép cuộc gọi thu nhập, đã có tổng cộng 466 lượt đề cập đến AI cho đến nay trong năm nay, nêu bật mong muốn của các nhóm quản lý thông báo rằng công ty của họ đang tập trung vào lĩnh vực này. Nói cách khác, AI đã phát triển thành blockchain của năm 2023.

Quay trở lại các doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc. Một ngày sau khi Google ra mắt Bard, gã khổng lồ Internet của Trung Quốc Baidu tiết lộ rằng họ đang phát triển bot hội thoại AI của riêng mình có tên là Ernie. Nền tảng này đã hoạt động được bốn năm và sẽ sẵn sàng thử nghiệm vào tháng Ba.

Baidu đã phát hành ERNIE 3.0 Titan, một mô hình ngôn ngữ AI với 260 tỷ tham số, vào năm 2021. Đó là tập hợp các tham số phong phú hơn so với cơ sở dữ liệu làm nền tảng cho ChatGPT.

Chỉ vài ngày sau, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba thông báo rằng họ cũng đang thử nghiệm một loại dịch vụ bot trò chuyện AI tương tự. DAMO là tên gọi khác của mô hình ngôn ngữ AI của Alibaba. DAMO (Khám phá, Phiêu lưu, Động lực và Triển vọng).

Không chịu thua kém, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc JD.com đã tham gia vào cuộc cạnh tranh. JD đã công bố ChatJD, một bot trò chuyện công nghiệp dành riêng cho "bán lẻ và tài chính", trên tài khoản Weixin của công ty. Nỗ lực này rõ ràng nhằm thúc đẩy đồng thời cả hoạt động kinh doanh cốt lõi và giá cổ phiếu của công ty.

Cuộc chạy đua vũ trang AI năm 2022 - 2023 dường như đang diễn ra và các nhà đầu tư đang góp phần vào sự điên cuồng bằng cách đẩy cổ phiếu của Baidu và Alibaba lên cao hơn ngay sau thông báo của họ.

Tất cả điều này làm tôi nhớ đến khi công ty hình ảnh truyền thống Eastman Kodak và một công ty nước giải khát có tên là Long Island Ice Tea đã công khai công bố các hướng chuyển đổi sang blockchain và tiền điện tử, khiến giá cổ phiếu của họ tạm thời cao hơn.

Đối với những công ty mới nổi của Trung Quốc, bữa tiệc có thể kết thúc trước khi nó bắt đầu.

Thời báo Chứng khoán, một ấn phẩm của ngành tài chính nhà nước, đã đăng một bài xã luận nghiêm khắc cảnh báo các nhà đầu tư không nên bị lôi kéo bởi những đồn đoán về "những khái niệm sai lầm" và cuối cùng thua lỗ khi chạy theo các xu hướng phổ biến một cách mù quáng. Bài xã luận đặc biệt hướng đến AI và các bot trò chuyện như ChatGPT.

Không nên xem nhẹ những cảnh báo như vậy từ các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc. Cuộc đàn áp ngành công nghệ năm 2020 và 2021 bắt đầu bằng một loạt các bài báo trên phương tiện truyền thông chính thức cảnh báo chống lại sự đầu cơ công nghệ và tăng trưởng không kiềm chế.

Phải nói rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể chỉ quan tâm đến việc hạn chế sự phát triển của các dịch vụ như vậy. Khi Baidu tuyên bố nhiều năm trước rằng họ đang nỗ lực nghiên cứu AI, công ty này đã nhận được sự chấp thuận từ Bắc Kinh. ĐCSTQ có khả năng tìm kiếm một số lượng lớn thông tin đầu vào về các thuật toán và cài đặt mà các bot trò chuyện này được xây dựng dựa trên đó để kiểm soát và tác động đến kết quả đầu ra.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Theo The Epoch Times

Thanh Hải biên dịch

Tác giả Fan Yu là một chuyên gia về tài chính và kinh tế và đã đóng góp các phân tích về nền kinh tế Trung Quốc từ năm 2015.



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc lao vào cuộc đua Chatbot