Trường đại học hàng đầu Trung Quốc công bố 30 cáo phó kể từ tháng 12/2022

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tại Trung Quốc, số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến vào đầu tháng 12/2022. Số ca tử vong của người nổi tiếng gia tăng bất thường khiến người ta nghi ngờ về dữ liệu tử vong vì Covid-19 chính thức của quốc gia này. Kể từ tháng 12/2022, ít nhất 30 giáo sư tại Đại học Nhân dân đã qua đời, 29 người trong số họ là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). 

Trong số 30 giáo sư đã qua đời gồm có cựu Hiệu trưởng trường đại học Hoàng Đạt (Huang Da), nhà lý luận chủ nghĩa Marx ông Lục Quý Sơn và ông Hứa Chinh Phàm (Xu Zhengfan), một trong những người được coi là "cha đẻ" của học thuyết Marx của ĐCSTQ.

Ông Hoàng Đạt, sinh năm 1925, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 18/2/2023, hưởng thọ 98 tuổi. Ông từng là Phó Hiệu trưởng Đại học Nhân dân từ năm 1983, là Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Kinh tế của trường vào năm 1988.

Vào thời điểm ông bắt đầu nhận các khoản trợ cấp đặc biệt từ Quốc Vụ Viện, ông trở thành Hiệu trưởng của trường đại học từ tháng 11/1991 đến tháng 6/1994. Ông cũng từng là cố vấn cho Ủy ban Khoa học Xã hội của Bộ Giáo dục Trung Quốc, là Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Tài chính Trung Quốc và là thành viên của Ủy ban Chính sách Tiền tệ mới thành lập của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.

Ông Hoàng Đạt là tác giả của một số cuốn sách chuyên đề về tài chính, trong đó có cuốn "Lưu thông tiền tệ". Ông đã hai lần giành được giải thưởng danh giá trong lĩnh vực kinh tế của ĐCSTQ.

Ông Lục Quý Sơn, sinh năm 1935, mất ngày 12/2/2023, hưởng thọ 88 tuổi. Ông gia nhập ĐCSTQ năm 1965 và được phong hàm Giáo sư năm 1986. Cáo phó của ông công nhận ông là một trong những nhà tư tưởng sớm nhất trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật chủ nghĩa Marx sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông từng là cố vấn của Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Marx - Lenin toàn quốc, Trưởng ban thẩm định sách giáo khoa Dự án Nghiên cứu và sáng tạo lý luận Marx, Phó Chủ tịch Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Marx - Lenin toàn quốc.

Ông Lục Quý Sơn đã nhận được Giải thưởng Thành tựu Trọn đời cho Nghiên cứu Chủ nghĩa Marx-Lênin, và các sách giáo khoa khác do ông biên soạn đã giành được giải thưởng cấp quốc gia. Từ năm 1992, ông đã nhận được một khoản trợ cấp đặc biệt từ Quốc Vụ Viện.

Ông Hứa Chinh Phàm, Giáo sư danh dự hạng nhất của Đại học Nhân Dân, qua đời vào ngày 28/12/2022 ở tuổi 95 tại Bắc Kinh.

Trường đại học Nhân dân thông báo về cái chết của ông hai ngày sau đó, ca ngợi ông là "một thành viên xuất sắc của ĐCSTQ, nhà lý luận chủ nghĩa Marx và nhà giáo dục lý luận, [và] một trong những người đặt nền móng cho lý thuyết chủ nghĩa Marx cho ĐCSTQ".

Kể từ những năm 1950, ông Hứa Chinh Phàm đã viết các bài lý luận về cái gọi là "cách mạng và xây dựng xã hội chủ nghĩa" trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng của Đảng, cũng như các ấn phẩm khác nhau của chủ nghĩa Marx.

Ngoài ba học giả Marx này, 6 giáo sư khác trong danh sách vừa qua đời cũng là những giáo sư chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa Marx hay kinh tế xã hội chủ nghĩa.

  1. Ông Hồ Quân (Hu Jun), một nhà kinh tế và nhà giáo dục theo chủ nghĩa Marx, được ca ngợi là một trong những người sáng tạo chính của ĐCSTQ về kinh tế chính trị Marx;
  2. Ông Vu Chấn Châu (Yu Zhenzhou) là phó giáo sư Lịch sử Đảng Cộng sản tại Trường Chủ nghĩa Marx;
  3. Ông Hàn Tông Hoành (Han Zonghong), giáo sư Quan hệ Quốc tế, đã giúp dịch cuốn sách Lịch sử chủ nghĩa Marx của Predrag Vranicki;
  4. Ông Trang Tư Bành (Zhuang Cpeng), một giáo sư Kinh tế học, từ lâu đã tham gia nghiên cứu và giảng dạy kinh tế chính trị Marx và lý thuyết tư bản;
  5. Ông Cố Học Vinh (Gu Xuerong), Giáo sư Kinh tế, chuyên ngành lý thuyết kinh tế xã hội chủ nghĩa;
  6. Ông Cát Vinh Tấn (Ge Rongjin), Giáo sư Triết học, dạy các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Marx-Lenin.

Cáo phó không nêu rõ nguyên nhân tử vong của các học giả trên, giống như “thông lệ” đối với tất cả những ca tử vong của những người nổi tiếng gần đây.

'Gene đỏ' của Đại học Nhân dân

Đại học Nhân dân là trường đại học chính thức đầu tiên được ĐCSTQ thành lập sau khi lên nắm quyền ở Trung Quốc. Tiền thân của trường này là Trường Công lập Bắc Thiểm Tây, do ĐCSTQ thành lập ở Diên An vào năm 1937. Theo trang web chính thức của trường, Đại học Nhân dân “cùng chung nhịp thở và số phận” với ĐCSTQ.

Mao Trạch Đông đã mười lần đến Trường Công lập Bắc Thiểm Tây để đọc diễn văn.

Sinh viên tốt nghiệp chụp ảnh trong buổi lễ tốt nghiệp tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, hôm 29/6/2006. (Ảnh: China Photos/Getty Images)

ĐCSTQ dự định thành lập Đại học Nhân dân, có nghĩa đen là Đại học Nhân dân, sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cựu lãnh đạo Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ đã tham dự lễ khai mạc vào ngày 3/10/1950 và kêu gọi Đại học Nhân dân nhanh chóng phát triển thành một ngôi trường có ảnh hưởng, tập trung vào việc đào tạo nhân tài về lý thuyết Marx-Lenin cũng như cán bộ tài chính, chính trị và pháp luật.

Sau đó, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình cũng đã nhiều lần đến thăm Đại học Nhân dân.

Ông Tập Cận Bình đã đến thăm trường đại học 5 lần vào các năm: 2005, 2006, 2009, 2012 và 2022. Năm 2017, ông Tập đã viết thư chúc mừng trường kỷ niệm 80 năm thành lập và đề xuất "giải quyết các vấn đề cơ bản về việc ai sẽ đào tạo nhân tài, đào tạo họ thành người như thế nào và đào tạo họ ra sao".

Theo trang web chính thức của trường Đại học Nhân dân, trường này luôn "tuân thủ sự lãnh đạo của ĐCSTQ, kế thừa Gene đỏ và hình thành một nền tảng cao về giảng dạy và nghiên cứu chủ nghĩa Marx", trong số những thứ khác. Đại học Nhân dân là trường đầu tiên thành lập các môn học như kinh tế, luật, báo chí và lý thuyết Marx của ĐCSTQ, sau đó được truyền bá rộng khắp cả nước.

Mục tiêu của đại dịch

Vào tháng 3/2020, trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, nhà sáng lập Pháp Luân Công - Đại sư Lý Hồng Chí - đã công bố bài viết có tiêu đề “Lý Tính” cho biết: “Kỳ thực bản thân ôn dịch chính là đến nhắm vào nhân tâm, đạo đức bại hoại, nghiệp lực to lớn".

Ông đặc biệt chỉ ra rằng đại dịch lần này có một mục tiêu cụ thể.

"Nhưng mà ôn dịch “virus Trung Cộng” hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng", Đại sư cho biết.

"Người kia phải là thật lòng chân tâm hướng Thần sám hối, bản thân mình chỗ nào không tốt, mong mỏi được cho cơ hội sửa lỗi, [thì] đó mới là biện pháp, đó mới là linh đan diệu dược chứ”, Đại sư đã đưa ra lời khuyên trong bài viết.

Để hiểu rõ hơn về đại dịch, con người đến từ đâu và sẽ đi về đâu, ý nghĩa chân chính khi làm người, kính mời quý độc giả đọc bài viết của Đại sư Lý:

Nhà sáng lập Pháp Luân Công công bố bài viết
‘Vì sao có nhân loại’ -
(Xem ở đây)

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Trường đại học hàng đầu Trung Quốc công bố 30 cáo phó kể từ tháng 12/2022