Kỷ lục 2021 ở Mỹ: 1,7 triệu người di cư - Nhà trắng từ chối coi vấn đề biên giới là 'khủng hoảng'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính quyền Biden đã chứng kiến một làn sóng di cư ồ ạt trong năm 2021, tạo ra những vấn đề lớn ở biên giới và đặt ra câu hỏi về vấn đề an ninh quốc gia, từ lượng ma tuý khổng lồ tuồn vào nước Mỹ tới buôn bán phụ nữ, trẻ em và tội phạm...

Trước khi nhậm chức, Tổng thống Biden đã phát đi hiệu lệnh rằng ông sẽ tạo điều kiện cho người nhập cư bất hợp pháp. Bất chấp những tuyên bố công khai của chính quyền, nhiều người chỉ trích rằng những lời hứa của Tổng thống đã góp phần thúc đẩy cuộc khủng hoảng biên giới.

Chính quyền Biden nhiều lần từ chối gọi đây là một cuộc khủng hoảng

Tránh dùng từ "khủng hoảng", vào tháng Tư chính quyền Biden cho biết "Hiện giờ chúng tôi đã kiểm soát được tình hình".

Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas, người trước đây đã lên án sự tàn nhẫn của chính quyền Trump về vấn đề này, hồi tháng 5 đã nói về những "thành công" trong chính sách nhập cư.

“Chúng tôi đang xây dựng con đường pháp lý để đảm bảo an ninh cho mọi công dân và các bậc phụ huynh khỏi những tổ chức buôn người,” Mayorkas nói.

Các luồng quan điểm chỉ trích cho rằng chính sách của chính quyền đương nhiệm đã tạo điều kiện cho lượng di dân khổng lồ tràn vào nước Mỹ, gây nhiều hệ lụy cho nước này. Một người nhập cư đề cập đến đề xuất của ông Biden về việc tạm dừng trục xuất vào đầu năm nay. Anh nói rằng tổng thống mới đắc cử đã "cho chúng tôi thời gian 100 ngày".

Huỷ bỏ chính sách biên giới của ông Trump

Chính quyền Biden cam kết sẽ cải tổ phần lớn kế hoạch của Tổng thống Trump. Trong đó có việc thúc đẩy đạo luật quy định dân nhập cư chỉ cần 8 năm để có thể nhập tịch Mỹ. Bên cạnh việc tạm dừng trục xuất 100 ngày, chính quyền Biden cũng tiến tới chấm dứt các giao thức bảo vệ người di cư (MPP) - được gọi là chính sách xin tị nạn "Ở lại Mexico".

Theo đó, chính quyền Biden sẽ tạm dừng xây dựng bức tường biên giới, hủy bỏ tiền phạt đối với những người nhập cư không tuân theo lệnh trục xuất và gia tăng tối đa việc tiếp nhận những người tị nạn.

Một camera giám sát của Hoa Kỳ nhìn ra cây cầu quốc tế giữa Mexico và Hoa Kỳ ngày 14/3/2017, ở Hidalgo, Texas. (Ảnh Getty Images)

Chính quyền tiếp tục áp dụng quy định về y tế công cộng, cho phép nhà chức trách trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp trong đại dịch -19. Dù vậy, phạm vi hoạt động của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) đã bị thu hẹp đáng kể.

Các nhà phê bình cho rằng Phó Tổng thống Harris đã không có động thái nào về vấn đề di cư, dù đã được tổng thống Biden chỉ định bà là người chỉ đạo về vấn đề này.

Vào tháng 3, các nhà chức trách đã chạm tới ngưỡng cao nhất về số dân nhập cư ở biên giới (khoảng 172.000). Con số này liên tục tăng lên đến 178.622 vào tháng 4, 180.000 vào tháng 5, 190.000 vào tháng 6, 214.593 vào tháng 7 và 209.840 vào tháng 8. Các nhà chức trách đã chứng kiến sự sụt giảm xuống còn 192.001 vào tháng 9 khi năm tài chính kết thúc. Tổng cộng, năm tài chính 2021 đã ghi nhận 1,7 triệu dân nhập cư; mức kỷ lục kể từ năm 1991 (theo số liệu của Migration Policy).

So với làn sóng di cư dưới thời Trump (đỉnh điểm là 144.000 lượt vào tháng 5/2019), các nhà chức trách đã bắt giữ 851.508 người di cư trong năm tài chính 2019, chỉ bằng khoảng một nửa so với con số ghi nhận năm 2021.

Khủng hoảng nhập cư có thể lên đến 1 triệu dân, các nhà hoạt động chính trị Guatemala cảnh báo

Năm 2021 dòng người di cư lớn đến mức chính quyền đã buộc phải đưa trẻ em di cư đến một căn cứ quân sự ở Virginia. Để quản lý dòng di dân ồ ạt này, Mayorkas đã điều động một "lực lượng tình nguyện" và nhân viên khỏi các trạm kiểm soát được coi là tối quan trọng trong việc chống buôn lậu người.

Trong suốt năm 2021, chính quyền ông Biden liên tục từ chối coi tình hình biên giới là một cuộc khủng hoảng bất chấp mức độ di cư đạt kỷ lục, rắc rối với số lượng lớn trẻ vị thành niên không có người đi kèm và buôn bán ma túy tăng đột biến; Mỹ chìm trong cuộc khủng hoảng Fentanyl - một loại ma tuý tổng hợp với số người chết sốc thuốc đạt kỷ lục.

"Ông gọi nó với tên gì không quan trọng bằng việc đây đang là một thách thức rất lớn", Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết vào tháng Ba. "Ông biết đấy, chúng tôi không có hứng chơi trò đuổi hình bắt chữ".

Theo quan chức này, nguyên nhân gốc rễ là "nghèo đói, bạo lực và sự ngược đãi người dân ở các quốc gia chủ yếu từ vùng tam giác phía bắc gồm El Salvador, Guatemala và Honduras". Và số di dân tới Mỹ tăng vọt "một phần vì các quỹ dành cho 3 nước này để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ đã bị chính quyền ông Trump làm gián đoạn".

Bà Harris vào tháng 5 đã thông báo rằng đã có 12 doanh nghiệp và tổ chức cam kết đầu tư vào các quốc gia đó.

Phó Tổng thống Kamala Harris. (Ảnh Getty Images)

Tránh đề cập đến từ 'khủng hoảng' khi nói về vấn đề biên giới

Bà Harris nói: “Chúng ta phải tạo ra các cơ hội làm ăn kinh tế. Tin vui là hiện có nhiều công ty cam kết sẽ chung tay hành động".

Ngược lại, chính quyền Trump đã ghi nhận MPP và bức tường biên giới vì những tiến bộ của nó trong việc chống nhập cư trái phép.

Tổng thống Trump luôn coi việc xây dựng bức tường biên giới phía Nam Mexico là một trong những ưu tiên hàng đầu để bảo vệ nước Mỹ trước nạn buôn bán ma túy, những tên tội phạm và dòng người nhập cư bất hợp pháp tràn vào khu vực biên giới phía nam giáp Mexico.

Theo lệnh của tòa án, chính quyền ông Biden cũng đã bắt đầu thực thi MPP. Bước sang năm mới, họ cam kết sẽ tiếp tục theo đuổi cải cách nhập cư bất chấp việc Thượng viện bác bỏ các đề xuất thời gian gần đây.

Bà Psaki cho biết: “Thưa Tổng thống, chính quyền và các đối tác của chúng tôi kịch liệt phản đối trước quyết định này và sẽ tiếp tục đấu tranh để cứu trợ cũng như bảo vệ những con người có lý tưởng, những công nhân nông trại và những người lao động đang phải sống trong sợ hãi”.

Huyền Anh

Theo FoxNews



BÀI CHỌN LỌC

Kỷ lục 2021 ở Mỹ: 1,7 triệu người di cư - Nhà trắng từ chối coi vấn đề biên giới là 'khủng hoảng'