ĐCSTQ đang cố gắng che giấu một hiện thực xấu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vừa đưa ra một quyết định kinh tế ngu ngốc khác. Xấu hổ vì tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tăng gấp đôi trong một hoặc hai năm qua, Bắc Kinh đã quyết định ngừng công bố dữ liệu thất nghiệp của thanh niên từ tháng 8/2023.

Thay vì che giấu gốc rễ của sự xấu hổ, quyết định này sẽ làm trầm trọng thêm cảm giác thất bại của Trung Quốc với tư cách là một quốc gia dẫn đầu về kinh tế.

Tệ hơn nữa, nó sẽ trực tiếp cản trở mọi khả năng khôi phục động lực kinh tế, bởi vì việc che giấu các sự cố kinh tế sẽ gia tăng sự bất ổn trong kinh doanh, từ đó ngăn cản chi tiêu và mở rộng đầu tư. Cả hai yếu tố này đều cần thiết cho tăng trưởng kinh tế.

Ở mức độ cơ bản hơn, tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh thiếu niên, dù có được che giấu hay không, đều ám chỉ những sai sót trong hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung của Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng thất nghiệp trong giới trẻ nước này đã âm ỉ từ lâu và đặc biệt trầm trọng trong năm nay. Tính đến tháng 12/2022, tỷ lệ thất nghiệp ở những người trong độ tuổi từ 16 đến 24 cán mốc 16,7%.

Theo dữ liệu chính thức của ĐCSTQ, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đã tăng liên tục kể từ tháng 1/2023 và đạt 21,3% vào tháng 6. Đây mức cao mới được xác lập kể từ năm 2018.

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng đối với những sinh viên tốt nghiệp đại học bởi họ không thể tìm được công việc tương xứng với trình độ học vấn của mình.

Sinh viên tốt nghiệp phải đối mặt với ba thách thức trong quá trình tìm kiếm việc làm. Bởi vì đại dịch COVID-19 đã đóng băng hoạt động sản xuất và tuyển dụng cũng như mọi kế hoạch mở rộng kinh doanh, một số lớp sinh viên tốt nghiệp năm 2020 và 2021 đã bước vào một thế giới với những cơ hội việc làm ít ỏi. Bên cạnh đó, chính sách “Zero COVID” của ĐCSTQ trong những năm sau đỉnh điểm của đại dịch đã khiến tình hình của sinh viên tốt nghiệp trở nên tồi tệ hơn, cả những người đã tốt nghiệp trong thời kỳ đại dịch và các lớp sau này.

Gần đây nhất, việc Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát công nghệ đã làm lu mờ triển vọng việc làm của hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học và kỹ thuật, những người từng bị truyền thông phương Tây coi là “đáng sợ”. Và kể từ khi Washington quyết định cản trở tiến bộ công nghệ ở Trung Quốc bằng mọi giá, cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc đã bị tổn hại đáng kể.

Dữ liệu chính thức gần đây nhất về tình trạng thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc có vẻ rất nghiêm trọng nhưng vấn đề có thể còn tồi tệ hơn nhiều.

Sau khi tính đến số lượng thanh niên chán nản và từ bỏ nỗ lực tìm kiếm việc làm, một giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh kết luận rằng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc là gần 46,5%. Có một thời gian, ấn phẩm tài chính uy tín Caixin của Trung Quốc đã đăng bài phân tích của ông trên trang web của mình, nhưng chính quyền đã kiểm duyệt bài viết và hiện nó không còn xuất hiện trên trang này nữa.

Ở cấp độ cơ bản hơn, vấn đề mà ĐCSTQ muốn che giấu phản ánh việc lập kế hoạch cực kỳ kém cỏi, hay nói rộng hơn là sự thất bại của phương pháp tiếp cận kinh tế theo hướng kế hoạch hóa tập trung.

Trong nhiều năm, các nhà lập kế hoạch của Bắc Kinh lập luận rằng một tương lai kinh tế phức tạp hơn đòi hỏi nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học hơn, đặc biệt là trong các lĩnh vực được gọi là STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) ở Hoa Kỳ. Những nhà quy hoạch này khuyến khích nhiều sinh viên theo học đại học hơn và xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ nỗ lực này.

Với việc rất nhiều sinh viên tốt nghiệp dự kiến sẽ rời trường đại học, các nhà quy hoạch lẽ ra phải làm tốt công việc thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ trong nền kinh tế Trung Quốc. Những nỗ lực về thiết kế và trí tuệ sẽ giúp những sinh viên tốt nghiệp này có được công việc hữu ích và hiệu quả.

Thay vào đó, các nhà lập kế hoạch tiếp tục dựa vào mô hình tăng trưởng xuất khẩu lâu đời của Trung Quốc, vốn mang lại cho thế giới chi phí sản xuất thấp đối với các sản phẩm tương đối đơn giản, từ đồ chơi và trò chơi, hàng dệt may cho đến các sản phẩm được lắp ráp cho các công ty công nghệ Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu.

Các nhà lập kế hoạch này đã nói rất hay về tầm quan trọng của dịch vụ, nhưng hầu hết chỉ là lời nói suông. Thật vậy, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã tỏ ra mâu thuẫn với yêu cầu này khi bày tỏ mục tiêu của Trung Quốc là thống trị các mặt hàng sản xuất cụ thể, chẳng hạn như ô tô điện và pin.

Những mâu thuẫn trong hai hướng khuyến khích kể trên lẽ ra sẽ buộc Trung Quốc phải điều chỉnh nếu dựa vào tín hiệu thị trường, nhưng các nhà hoạch định đã không làm thế. Kết quả là Trung Quốc ngày nay có một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp nhưng lại khan hiếm công nhân trẻ trong các nhà máy.

Những sai lầm trong quá khứ này giờ đây đã trở thành hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống, mặc dù, than ôi, nạn nhân lại là những sinh viên tốt nghiệp chứ không phải những người lập kế hoạch.

Cũng chính những nhà lập kế hoạch này hiện đang tư vấn cho những sinh viên tốt nghiệp có bằng cấp nên tìm kiếm công việc lao động chân tay.

Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh, giờ đây tuyên bố: “Bạn càng tham vọng thì bạn càng phải thực tế”. Lời khuyên tốt nhất vào thời điểm hiện tại, nhưng lại là lời an ủi lạnh lùng đối với hàng triệu người đã nghe theo những lời tư vấn hoàn toàn khác của các nhà lập kế hoạch cách đây vài năm. Và giờ đây, họ được khuyên phải từ bỏ những nỗ lực trong quá khứ, trong khi họ đã nghe theo những tư vấn của chính những người lập kế hoạch đó.

Ngoài việc nêu bật sự kém cỏi về kế hoạch hóa tập trung của Trung Quốc, việc Bắc Kinh lựa chọn che giấu tin xấu về tình trạng thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc sẽ cản trở mọi nỗ lực khắc phục vấn đề hoặc những tai ương kinh tế khác của Trung Quốc.

Suy cho cùng, triển vọng việc làm và tăng trưởng chung phụ thuộc vào các sáng kiến mở rộng kinh doanh. Vốn đã lo sợ trước những bất ổn do chính sách Zero COVID của Bắc Kinh và sự thù địch của Washington, các kế hoạch mở rộng như vậy sẽ còn phải chịu nhiều tổn thất hơn nữa từ những bất ổn trong quyết định của ĐCSTQ nhằm che giấu dữ liệu kinh tế và ngăn chặn việc thu thập dữ liệu từ các nguồn tư nhân. Phần lớn những tai ương kinh tế của Trung Quốc dường như đều bắt nguồn từ Bắc Kinh.

Theo The Epoch Times

Lam Giang biên dịch

Tác giả Milton Ezrati là biên tập viên của The National Interest - một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Nguồn Nhân lực tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested - công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Trước khi gia nhập Vested, ông từng là nhà chiến lược thị trường và nhà kinh tế trưởng cho Lord, Abbett & Co. Ông thường xuyên viết bài cho City Journal và viết blog cho Forbes. Cuốn sách mới nhất của ông có tựa đề "Thirty Tomorrows: The Next Three Decades of Globalization, Demographics, and How We Will Live" (30 mươi năm sau: Ba thập kỷ tiếp theo của toàn cầu hóa, nhân khẩu học, và cách chúng ta sinh sống).



BÀI CHỌN LỌC

ĐCSTQ đang cố gắng che giấu một hiện thực xấu