Số phận của Ukraine đang nằm trong tay Tổng thống Zelenskyy?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm thứ Năm (24/2), Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga sẵn sàng đàm phán các điều khoản để Ukraine đầu hàng với điều kiện Ukraine đảm bảo về tình trạng trung lập, không tham vọng trở thành thành viên NATO và không có vũ khí trên lãnh thổ nước này. Đây có lẽ là con đường duy nhất để Ukraine thoát khỏi sự tàn phá của chiến tranh, và thoát khỏi nguy cơ bị chiếm đóng hay sáp nhập vào Nga.

Thư ký Báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết trong một tuyên bố vào cuối ngày thứ Năm (24/2) trong bối cảnh Nga đang tiếp tục xâm lược Ukraine.

Nga sẵn sàng đàm phán các điều khoản để Ukraine đầu hàng

Ông Peskov cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin, đang tìm kiếm sự đảm bảo từ Ukraine về tình trạng trung lập, không tham vọng trở thành thành viên NATO và không có vũ khí trên lãnh thổ nước này. Đồng thời, bày tỏ Nga sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận đầu hàng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.

Ông Peskov cũng cáo buộc rằng, các điều khoản sẽ cho phép “phi quân sự hóa” Ukraine, đồng thời loại bỏ điều mà Nga hiện coi là mối đe dọa đối với an ninh của nhà nước và người dân. Đây có lẽ là con đường duy nhất để Ukraine thoát khỏi sự tàn phá của chiến tranh, và thoát khỏi bị chiếm đóng hay sáp nhập vào Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy (P). (Ảnh Getty Images)
Tuy nhiên, vấn đề là liệu Mỹ và NATO có sẵn sàng bỏ các lệnh cấm vận hay không bởi sẽ tồn tại một thực tế là, hai vùng ly khai của Ukraine và Crimea sẽ thuộc về Nga vĩnh viễn.

Ukraine đã mất quyền kiểm soát địa điểm hạt nhân Chernobyl sau trận chiến ác liệt với quân đội Nga, quân đội Ukraine và một cố vấn của văn phòng tổng thống cho biết.

Nhiều phần của khu vực phía nam Kherson và sân bay Hostomel, phía tây bắc thủ đô Kyiv, cũng được cho là đã bị lực lượng Nga đánh chiếm.

Quân đội Nga tiếp quản Chernobyl trong khi quân đội Ukraine giao chiến với họ từ ba phía hôm thứ Năm, sau khi Moscow tiến hành cuộc tấn công đường bộ, đường biển và đường không trong cuộc tấn công lớn nhất nhằm vào một quốc gia châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai.

Quân đội Nga đã tiến hành cuộc xâm lược được nhiều người mong đợi vào Ukraine trước đó cùng ngày, khi Tổng thống Vladimir Putin phớt lờ sự lên án và trừng phạt của quốc tế, đồng thời đe dọa các nước khác rằng bất kỳ nỗ lực can thiệp nào sẽ dẫn đến "hậu quả mà quý vị chưa từng thấy".

Các vụ nổ lớn đã được nghe thấy trước bình minh ở Kyiv, Kharkiv và Odessa đã nhận được cơn mưa chỉ tríchc từ các nhà lãnh đạo thế giới rằng đây là khởi đầu của một cuộc xâm lược có thể gây ra thương vong lớn và lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ của Ukraine. Lực lượng bảo vệ biên giới Ukraine cho biết, quân đội Nga đã vượt qua biên giới vào Ukraine hướng tới các vùng Chernihiv, Kharkiv và Luhansk.

Bộ Nội vụ Ukraine cho biết, 7 binh sĩ đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Nga trong vài giờ đầu tiên của cuộc xâm lược.

Người đứng đầu quân đội Ukraine cho biết hôm thứ Năm, ông đã nhận được lệnh từ Tổng thống Volodymyr Zelenskyy để đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga trên lãnh thổ Ukraine.

"Tư lệnh tối cao Các lực lượng vũ trang Ukraine đã ra lệnh gây thiệt hại tối đa cho kẻ xâm lược", Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine, Thiếu tướng Valeriy Zaluzhny cho biết.

Trước đó, hôm thứ Năm, ông Zelenskyy đã ban hành thiết quân luật, nói rằng Nga đã nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine và các vụ nổ đã được nghe thấy trên khắp đất nước. Ông Zelenskyy cho biết, ông vừa nói chuyện với Tổng thống Joe Biden và Hoa Kỳ đang vận động sự ủng hộ của quốc tế đối với Ukraine. Ông kêu gọi người dân Ukraine ở nhà và không hoảng sợ.

Còn có ai có thể 'can ngăn' ông Putin?

Nhà lãnh đạo Nga sẵn sàng lắng nghe chủ tịch Tập Cận Bình và nhóm bạn bè tinh hoa giàu có. Chỉ có họ mới có thể ngăn chặn một cuộc đổ máu lớn có thể xảy ra.

Tổng thống Nga Putin và Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã tham dự lễ ký kết sau cuộc họp tại Điện Kremlin ở Moscow vào ngày 5/6/2019. ( Ảnh MAXIM SHIPENKOV / AFP qua Getty)
Tổng thống Nga Putin và Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã tham dự lễ ký kết sau cuộc họp tại Điện Kremlin ở Moscow vào ngày 5/6/2019. ( Ảnh Getty Images)

Chắc hẳn Châu Âu đã thức dậy sáng nay với những tin tức nóng hổi và không kém phần 'kinh hoàng'. Số phận của 44 triệu người Ukraine dưới đội quân khổng lồ của Nga khiến chúng ta phải run sợ mỗi khi nghĩ đến. Thật vậy, đây chính xác là mối nguy hiểm đã được các chiến lược gia dự báo vào buổi bình minh của kỷ nguyên hạt nhân.

Sáng nay, ông Putin đã tuyên bố ý định "phi quân sự hóa" Ukraine và khẳng định chủ quyền trên thực tế của Nga đối với Donbas ở phía đông đất nước. Điều thứ hai chủ yếu là sự phóng đại về những gì Nga đã thực hiện một cách bí mật kể từ năm 2014. Điều đầu tiên khó được coi là một cuộc chinh phục chính thức. Đây không còn là một cuộc tranh chấp biên giới hay cuộc nổi dậy ly khai, mà là cuộc tấn công có sự phối hợp của một cường quốc vào quốc gia láng giềng.

Những người bạn và những người đồng cảm với người dân Ukraine đã rất nhiệt tình trong việc đưa ra lời an ủi và “hỗ trợ”. Kể từ năm 1989, Tây Âu đã háo hức chào đón các nước thuộc khối Liên Xô cũ vào vòng tay của mình. Nhiều người nghĩ đây là một sai lầm. Việc đưa NATO và tư cách thành viên EU đến biên giới của Nga đã làm dấy lên cảm giác bất an vốn có, và hiện nay những rủi ro đã xảy ra.

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine có thể được cho là một hành động gây hấn thái quá khi đánh giá quá cao các hiệp ước và liên minh. Nhưng mặc dù phương Tây đã đề nghị Kyiv hỗ trợ về mặt tinh thần và tất nhiên sẽ đáp lại bằng viện trợ nhân đạo, họ vẫn kiên quyết rằng NATO không có nghĩa vụ phải chiến đấu vì mục tiêu của mình.

Phương Tây phải phân biệt sự lên án thẳng thắn đối với Nga. Đối với quân đội của NATO tham chiến với Nga ở Ukraine chắc chắn sẽ leo thang và cái giá phải trả sẽ rất tàn khốc về nhân mạng và hủy diệt.

Không có cuộc chiến nào giống cuộc chiến nào. Ukraine không phải là Cuba hay Afghanistan hay Syria. Các biện pháp trừng phạt, không phải là sự cứng rắn mà trái lại, đó là mối nguy hiểm. Những lời đe dọa càng rùng mình, thì việc từ chối chiến đấu dường như càng yếu mềm.

Đây vẫn chưa phải là thời điểm quan trọng trong quan hệ giữa Nga, hoặc ít nhất là nhà lãnh đạo của nước này với phương Tây. Nó rất quan trọng trong quan hệ giữa Nga và Ukraine, một mối quan hệ lâu dài và đầy sóng gió trong lịch sử. Có, hoặc đã có một lối thoát: thỏa thuận Minsk năm 2015 giữa Kyiv và Moscow, công nhận quyền tự trị của Donbas. Việc cả hai bên không triển khai thoả thuận Minsk là nguyên nhân của sự sụp đổ hiện tại, nhưng nó không phải nguyên nhân của một số vụ hỗn loạn ở châu Âu.

Dường như ông Putin không lắng nghe ai ngoài ông Tập Cận Bình và một nhóm bạn bè tinh hoa giàu có. Điều tối kỵ là hòa bình ở Đông Âu lại phụ thuộc vào những người như vậy, nhưng với tình hình hiện tại thì cũng chỉ còn cách như vậy (ngoài các điều kiện Điện Kremlin đưa ra để ngồi vào bàn đàm phán với Ukraine kể trên). Đó là thất bại thực sự của nền ngoại giao châu Âu trong hơn 30 năm qua.

Phương Tây có thể làm gì khi Nga xâm lược Ukraine?

Sau những gì mà Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, mô tả là "cuộc xâm lược hoàn toàn chính thức vào Ukraine" của Nga, phương Tây cần phải ra quyết định để đáp lại điều mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi là bước ngoặt trong lịch sử châu Âu.

Tuy nhiên, phương Tây hiện có thể cung cấp cho Ukraine những gì? Lời cầu nguyện, các biện pháp trừng phạt và các ranh giới ngoại giao? Trong suốt cuộc xung đột này, tình báo phương Tây cho thấy họ có thể dự đoán bước tiếp theo của ông Putin, nhưng ít có khả năng ngăn chặn nó. Thủ tướng Anh Boris Johnson nói với người dân Ukraine “chúng tôi ở bên các bạn”, nhưng tình đoàn kết phương Tây này có ý nghĩa như thế nào trong thực tế?

Liên minh 30 quốc gia NATO sẽ tuân theo cam kết của mình: không bao giờ cử lực lượng đến bảo vệ Ukraine với tư cách là một thành viên không thuộc NATO.

Thay vào đó, phương Tây sẽ kiểm tra quyết tâm của Nga thông qua các lệnh trừng phạt cứng rắn và một số quốc gia có thể cung cấp vũ khí nếu có sự phản kháng.

Các biện pháp trừng phạt phối hợp ở Washington, London, Berlin và Brussels được công bố hôm thứ Năm được cho là rất lớn. Tuy nhiên, ông Putin hiện đang ở trong một cuộc chiến trị giá 600 tỷ USD (450 tỷ bảng Anh) và sẽ được hưởng lợi từ giá dầu tăng vọt quá 100 USD/thùng. Điều đó khiến ông ít phụ thuộc vào phương Tây trong việc huy động vốn. Hơn nữa, việc ông chiếm ưu thế trên các phương tiện truyền thông Nga sẽ tăng khả năng áp chế các cuộc biểu tình nội bộ, chứ chưa nói đến việc bị lật đổ. Các nhà tài phiệt có thể phàn nàn nếu các lệnh trừng phạt được áp dụng đối với họ, nhưng ông Putin thì khác.

Ông Nikolai Petrov từ tổ chức Chatham House cảnh báo “tất cả cơ sở hạ tầng của các đối thủ chính trị và phe đối lập đã bị phá hủy, khiến Điện Kremlin dễ dàng huy động dư luận hơn nhiều”.

Nhiều người Ukraine xuất hiện trên các phương tiện truyền thông phương Tây để chứng thực rằng, ông Putin đã đánh giá thấp ý chí chiến đấu của Ukraine. Họ khẳng định sẽ không dung thứ cho một chính phủ bù nhìn trung thành với Moscow. Nhưng hàng dài xe cộ chạy khỏi Kyiv theo hướng tây nói lên một câu chuyện khác. Nhiều khả năng các nhà tù của Ukraine sẽ chật kín những người bất đồng chính kiến.

Trước mắt, sẽ có một cuộc tranh luận, bao gồm cả ở Đức, về việc có nên vũ trang cho cuộc chiến hay không.

Các binh sĩ của Quân đoàn dù XVIII đến Wiesbaden, Đức, để hỗ trợ của các đồng minh NATO, 04/02/2022. (Ảnh chụp bởi Chuyên viên Joshua Cowden, Bộ Quốc phòng Mỹ)

Vào cuối tuần, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết, đây không phải là thời điểm để Đức quay đầu 180 độ về một chính sách chiến lược kiểu như vậy. Tuy nhiên, cuộc tranh luận vẫn diễn ra trực tiếp. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer nói: “Tôi rất buồn vì sự thất bại của chúng tôi trong lịch sử. Sau Gruzia, Crimea và Donbas, chúng tôi vẫn chưa chuẩn bị bất cứ điều gì có thể thực sự khiến ông Putin nản lòng”.

Ông Keir Giles từ Chatham House cũng lên tiếng kêu gọi phương Tây nên thận trọng. “Nhìn vào thành tích 100% thành công của Nga trong việc trấn áp các phong trào kháng chiến ở các vùng lãnh thổ mà nước này đã chiếm đóng - với mức độ dã man như thời trung cổ và gây ra khủng bố cho dân thường - chúng tôi tự hỏi điều gì sẽ khiến cho một cuộc kháng chiến thành công và liệu nó sẽ khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hay tốt hơn." Những hình ảnh tàn phá ở Aleppo, Grozny và Afghanistan cho thấy mức độ quyết liệt của quân đội Nga.

Stoltenberg đã nói rằng vấn đề của các quốc gia là quyết định sự giúp đỡ mà họ cung cấp cho bất kỳ cuộc kháng chiến nào. Nhưng rủi ro sẽ rất cao. Trong bài phát biểu thông báo về cuộc xâm lược, ông Putin cảnh báo những 'tác nhân bên ngoài' bị dụ dỗ can thiệp sẽ gánh chịu "hậu quả mà quý vị chưa từng gặp phải trong lịch sử của mình" - một ám chỉ lạnh lùng về chiến tranh hạt nhân.

Cũng có nguy cơ là một cuộc nổi dậy sẽ làm trầm trọng thêm một cuộc khủng hoảng tị nạn có khả năng bùng phát trên khắp Trung Âu .

Cơ quan biên giới Frontex của Liên Minh Châu ÂU (EU) đang có kế hoạch chuẩn bị cho sự xuất hiện của hàng trăm nghìn người tị nạn. Một số nhà ngoại giao lạc quan rằng, nhiều người dân Ukraine sẽ được chào đón đến châu Âu, không giống như ở Syria năm 2015 là không có phản ứng chính trị nào xảy ra. Có tới 15.000 người Ukraine đã sinh sống ở Berlin. Nhưng có ý kiến cho rằng, người tị nạn là vũ khí của chiến tranh.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss, đã chỉ rõ nguy cơ nghiêm trọng rằng ông Putin sẽ không chỉ dừng lại ở Ukraine mà còn tham vọng khôi phục đế chế Nga, và loại bỏ các lực lượng phương Tây khỏi tất cả các nước thuộc khối Warszawa trước đây.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss (P) tại Admiralty House ở Sydney vào ngày 21/1/2022. (Ảnh Getty Images)

Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace cho biết, ông Putin đã “làm hết mình”, và hầu hết mọi chính trị gia phương Tây trở về từ Moscow đều bị xáo trộn bởi phong thái của ông và không thể tập trung vào các giải pháp thực tế trong cuộc khủng hoảng này.

Nga sẽ có thể bố trí các lực lượng - đất liền, không quân và tên lửa - tại các căn cứ ở miền tây Ukraine cũng như Belarus.

Ông Putin có thể không xâm lược các nước Baltic, nhưng sẽ ở một vị trí chiến lược tốt hơn để yêu cầu NATO rút lui khỏi ranh giới hiệp ước Warsaw và một hành lang đất liền qua Ba Lan để liên kết Kaliningrad, trụ sở của hạm đội Baltic của Nga.

Điều đó có nghĩa là chi tiêu quốc phòng cao, ít phụ thuộc vào năng lượng của Nga và nhiều quân hơn ở biên giới của NATO. Phần Lan và Thụy Điển có thể tìm cách gia nhập NATO.

Cuối cùng, phương Tây phải đối mặt với những câu hỏi về tính hợp lệ của toàn bộ cấu trúc an ninh ngoại giao thời hậu chiến.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Simon Jenkins là một nhà báo của tờ Guardian.

Huyền Anh

NGUỒN

https://www.theguardian.com/commentisfree/2022/feb/24/putin-war-russia-ukraine-china-xi-jinping

https://www.dailysabah.com/world/europe/russia-willing-to-negotiate-ukraines-surrender-peskov



BÀI CHỌN LỌC

Số phận của Ukraine đang nằm trong tay Tổng thống Zelenskyy?