Nhật Bản lo ngại về bệnh viêm phổi bùng phát ở Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc đang phải vật lộn với tình trạng gia tăng bệnh hô hấp ở trẻ em, làm tăng thêm mối lo ngại về khả năng lây truyền bệnh trong khu vực.

Dịch viêm phổi đang diễn ra đã khiến các bệnh viện quá tải bệnh nhân và tạm dừng các lớp học ở các trường tại các siêu đô thị như Bắc Kinh, Thượng Hải, Hạ Môn và các tỉnh phía đông bắc Trung Quốc.

Hôm 02/12, Ủy ban Y tế Quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức một cuộc họp báo, trong đó Tiến sĩ Wang Dayan, giám đốc Trung tâm Cúm Quốc gia thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC Trung Quốc) cho biết, liên quan đến đợt bùng phát bệnh hô hấp ở Trung Quốc, cần tăng cường thông gió và khử trùng ở những nơi công cộng đông người, đồng thời nên thường xuyên khử trùng và vệ sinh các cơ sở công cộng thường xuyên chạm vào.

Bà cũng cho rằng nên hạn chế tụ tập đông người ở những nơi công cộng và mọi người nên đeo khẩu trang ở sân bay, nhà ga, phương tiện giao thông công cộng, chợ nông sản và những nơi khác.

Hôm 30/11, Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh đã đưa ra một thông báo tới cư dân Nhật Bản tại Trung Quốc (với dân số lên tới 100.000 người), khuyến cáo họ thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh hô hấp và kịp thời đến cơ sở y tế khi trẻ có các triệu chứng nặng như sốt cao.

Trường Nhật Bản ở Bắc Kinh, liên kết với đại sứ quán Nhật Bản, đã chứng kiến ​​nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh và con số này ngày càng tăng. Tính đến ngày 29/11, 4 lớp tiểu học và 1 lớp trung học cơ sở của trường đã đóng cửa.

Bộ Y tế Trung Quốc khẳng định bệnh viêm phổi do Mycoplasma gây ra dịch bệnh hiện nay ở trẻ em.

Giáo sư Atsuro Hamada thuộc Đại học Tokyo đã khuyến nghị công chúng nên hết sức chú ý và thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước căn bệnh truyền nhiễm đang càn quét Trung Quốc. Ông cho biết, loại bệnh hô hấp truyền nhiễm đó lây truyền qua các giọt nhỏ, vì vậy có thể áp dụng các phương pháp ngừa Covid-19, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên, khử trùng bằng cồn và đeo khẩu trang.

Hôm 29/11, ông Hamada nói với truyền thông NHK Nhật Bản rằng bệnh viêm phổi do Mycoplasma là nguyên nhân hiếm gặp gây bệnh nặng và khó có khả năng gây ra đại dịch. Ngược lại, các trường hợp nhiễm bệnh hiện nay ở Trung Quốc cho thấy khả năng kháng thuốc kháng sinh.

Đồng tình với quan điểm của ông Hamada, Giáo sư Hoimasa của Trường Cao học Kiểm soát Nhiễm trùng tại Đại học Juntendo cho biết, việc điều trị cho bệnh nhân viêm phổi do Mycoplasma thường có thể phát huy tác dụng trong vòng 3 hoặc 4 ngày, trong khi tình hình ở Trung Quốc thì khác.

Ông cho biết, bệnh viêm phổi kháng thuốc như vậy vẫn chưa phổ biến ở Nhật Bản.

Bất chấp sự gia tăng đột biến của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng, ĐCSTQ đã nới lỏng các hạn chế đối với việc đi lại trên thế giới. Hôm 24/11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo rằng từ ngày 01/12 năm nay đến ngày 30/11/2024, họ sẽ cấp quyền miễn thị thực trong 15 ngày cho những người có hộ chiếu phổ thông từ 6 quốc gia bao gồm Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Malaysia.

Phản ứng của người dân Nhật Bản

Sự gia tăng các ca bệnh hô hấp cấp tính hơn đã làm dấy lên một số lo ngại về việc căn bệnh này lây lan từ Trung Quốc sang Nhật Bản qua Biển Hoa Đông.

Một số công dân Nhật Bản như bà Sato, một phụ nữ nội trợ, đã đặt câu hỏi về nguồn gốc của làn sóng lây nhiễm mới gia tăng ở Trung Quốc: “Dối trá và che đậy là chuyện bình thường đối với ĐCSTQ. Đây có phải là một đợt bùng phát bệnh viêm phổi Vũ Hán khác không?”

Ông Yamada, chủ một quán bar izakaya (quán rượu mang phong cách Nhật Bản, gồm một phần là quầy bar, một phần là nhà hàng) ở Osaka, bày tỏ lo ngại rằng loại virus đang lây lan khắp Trung Quốc có thể xâm nhập vào Nhật Bản thông qua các nhóm du lịch. Ông cho biết ông không mong đợi tái diễn thảm họa liên quan đến đại dịch Covid-19.

“Dịch bệnh diễn biến mấy năm nay, kinh tế cũng khá hơn nên nếu đại dịch Covid-19 quay trở lại thì chúng ta không thể xử lý được”.

Một nhóm du khách Trung Quốc đi bộ qua quận Ginza trong kỳ nghỉ Quốc khánh Trung Quốc ở Tokyo, ngày 1/10/2023. (Ảnh: Tomohiro Ohsumi/Getty Images)
Một nhóm du khách Trung Quốc đi bộ qua quận Ginza trong kỳ nghỉ Quốc khánh Trung Quốc ở Tokyo, ngày 1/10/2023. (Ảnh: Tomohiro Ohsumi/Getty Images)

Bà Ida, một cư dân Nhật Bản, nói với ấn phẩm vào ngày 30/11 rằng một lượng lớn khách du lịch Trung Quốc đang đến Nhật Bản mỗi ngày. Bà biết có “khoảng tám, chín tour vào buổi sáng và ba hoặc năm tour vào buổi tối, cũng như nhiều người Trung Quốc khác” có mặt tại các điểm du lịch.

Bà nói rằng việc nới lỏng các hạn chế đi lại của ĐCSTQ trong thời gian dịch bệnh bùng phát là nguyên nhân khiến virus lây lan sang các nơi khác trên thế giới, như đã xảy ra trước đây.

Do ĐCSTQ che đậy vụ bùng phát ở Vũ Hán vào tháng 12/2019 và không có các hạn chế đối với việc đi lại trên toàn cầu, virus Covid-19 đã lây lan trên toàn thế giới, dẫn đến hàng triệu ca tử vong và nhiều ca lây nhiễm.

Từ ngày 28/11, Đại học Quốc tế Nagasaki của Nhật Bản đã bắt đầu tiêm phòng cúm cho giáo viên và học sinh, cho 600 người trong khoảng 3 ngày. Đây là một trong những trường đại học đầu tiên triển khai xét nghiệm PCR (Polemerase Chain Reaction, phản ứng chuỗi polymerase) và tiêm ngừa Covid-19 khi đại dịch bắt đầu ở Vũ Hán, miền trung Trung Quốc vào tháng 12/2019.

Vào ngày 30/11, tỉnh Fukuoka của Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo đầu tiên về mùa dịch. Tỉnh này cho biết 8.206 người đã bị nhiễm cúm và Covid-19 trong tuần từ 20/11 đến 26/11, tăng gấp 1,5 lần so với tuần trước.

Trong khi đó, người dân Nhật Bản lại bày tỏ hy vọng lần này chính phủ Nhật Bản sẽ có những biện pháp thích hợp mà không bị ĐCSTQ lôi kéo thực hiện các mệnh lệnh chống dịch quá quyết liệt, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và lãng phí tài nguyên quốc gia.

Ông Yinoue, người đang làm việc tại Hiệp hội Vận tải Inoue tại Nhật Bản, đã mô tả tác động của bệnh viêm phổi ở trẻ em Trung Quốc đối với Nhật Bản là "đáng lo ngại"

Ông Yinoue nói với The Epoch Times vào ngày 30/11 rằng ông hy vọng chính phủ Nhật Bản sẽ bình tĩnh phân tích tình hình và tránh phản ứng thái quá với bất cứ điều gì xảy ra ở Trung Quốc.

Ông tin rằng phản ứng trước đây của chính phủ đối với đại dịch Covid-19 cách đây ba năm đã dẫn đến những thảm kịch to lớn ở Nhật Bản, chẳng hạn như buộc mọi người dân phải tiêm vaccine thử nghiệm, lạm dụng quỹ nhà nước cho mục đích y tế, tỷ lệ tử vong cao và sự gián đoạn của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch

Thế giới Việt Nam


BÀI CHỌN LỌC

Nhật Bản lo ngại về bệnh viêm phổi bùng phát ở Trung Quốc