Tà ác vô độ | IV - 2: Sự ghen tỵ của Giang Trạch Dân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đọc toàn chuyên đề: Tà ác vô độ - Triều đại hủ bại của Giang Trạch Dân ở Trung Quốc

Phần 2: Sự ghen tỵ của Giang Trạch Dân

Trong trận lũ sông Dương Tử năm 1998, chính phủ đã kêu gọi người dân quyên góp cứu trợ; Tên của các nhà tài trợ đã được hiển thị trên đài truyền hình của nhà nước. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã tham gia quyên góp nhưng lại ký tên “Học viên Pháp Luân Công” thay vì sử dụng tên cá nhân của họ.

Theo nhân viên của Giang, khi ông ta nhìn thấy những người được xác định là học viên Pháp Luân Công trên TV, khuôn mặt ông bỗng trở nên u ám. Sau đó, khi Giang chạy quanh để kiểm tra những người ở tuyến đầu chống lũ, ông đã nhìn thấy một nhóm người đang làm việc cả ngày lẫn đêm. Giang đã cử nhân viên của mình đến hỏi xem họ có phải là đảng viên cộng sản không. Câu trả lời họ chính là học viên Pháp Luân Công.

Nghe được lời này, Giang lập tức không vui. Mọi người xung quanh đều bối rối và không biết phải làm gì. Nhưng những người quen với tính cách của Giang đều biết chuyện gì đã xảy ra: Giang ghen tỵ với người sáng lập Pháp Luân Công.

Ngay từ đầu năm 1993, cái tên “Sư phụ Lý” đã phổ biến ở Bắc Kinh. Giang Trạch Dân thường nghe kể về người sáng lập Pháp Luân Công. Tuy nhiên, Giang không thể chấp nhận những lời khen ngợi người khác và không vui khi nghe đến tên ông Lý. Sau đó vào năm 1994, vợ của Giang là Vương Dã Bình (王冶坪), cũng như gia đình của bảy thành viên Thường vụ Bộ Chính trị, bắt đầu học Pháp Luân Công.

Giang không thể chấp nhận các cán bộ cao cấp và vợ mình tu luyện. Giang ra lệnh cho vợ ngừng tập luyện. Ông ấy nói: “Ngay cả vợ tôi cũng tin vào Lý Hồng Chí. Ai sẽ tin vào tôi - Tổng bí thư?". Vì những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của Pháp Luân Công nên ngày càng có nhiều người đến thực hành môn tu luyện này. Điều này khiến Giang vô cùng tức giận.

Zhong Guichun (钟桂春), một học viên Pháp Luân Công từng làm việc trong lực lượng cảnh sát Bắc Kinh, đã kể một câu chuyện từ trải nghiệm cá nhân của mình. “Thực tế là Giang biết rất rõ về Pháp Luân Công. Làm sao có thể nói ông ấy biết rõ? Là vì ngay cả một số hành động, lời nói và cách đi đứng của ông ấy cũng là học từ Sư phụ Lý của Pháp Luân Công.

Năm 1992, khi ông ta gặp các sĩ quan cảnh sát ở Bắc Kinh thì chúng tôi tập trung tại Đại lễ đường. Mọi người đều nhìn vào cách ông ấy xuất hiện hoặc bước đi, điều này không bình thường. Khi Giang vỗ tay, cả hai lòng bàn tay đều mở rộng và năm ngón tay cách xa nhau [như đã thực hiện trong các bài công pháp]. Khi ông ta đang đi thì cái bụng phình ra ngoài. Nó có vẻ kỳ lạ đối với nhiều người trong chúng tôi.

Khi những lời đó lọt vào tai ông ta cảm thấy cần phải thay đổi tư thế khó coi của mình. Và ông ấy hỏi nhân viên ở gần đó: ‘Ai là người nổi tiếng nhất cả nước hiện nay?’ Nhân viên ấy nói với ông ấy rằng đó là Sư phụ Lý. Sư phụ Lý của Pháp Luân Công là người nổi tiếng nhất và phong cách của ông cũng tao nhã và sang trọng nhất. Kể từ đó, Giang đã học theo Sư phụ Lý. Bây giờ tư thế của ông ấy đã thay đổi. Tất cả hành vi của ông đều bắt chước Sư phụ Lý từ lời nói đến dáng đi.

“Nhưng ngay cả bắt chước , thậm chí ông ấy còn không thể làm được tốt. Trong khi cố gắng học theo Sư phụ Lý, ông ta lại biểu lộ tâm tật đố của mình. Nhân viên của ông ta đã nói với ông rằng Sư phụ Lý có thể đứng đó và nói chuyện hàng giờ mà không cần kịch bản, sau đó sẽ xuất bản một cuốn sách sau buổi nói chuyện. Hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công sẽ làm theo và có hành động tương ứng. Sư phụ Lý được hơn 100 triệu người kính trọng và đánh giá cao. Giang không thể chịu đựng được sau khi nghe tất cả những điều này".

Trung Quốc không bao giờ thiếu những thứ để thể hiện “sự đúng đắn” của mình. Đó là tư tưởng Mao Trạch Đông và học thuyết Đặng Tiểu Bình. Giang cần một thứ gì đó như di sản chính trị của mình để được đặt cạnh những người tiền nhiệm. Năm 1995, Giang phát động chiến dịch “ba trọng tâm” – nhấn mạnh vào học tập, chú trọng vào chính trị và nhấn mạnh vào tính chính trực. Chiến dịch này đã không nhận được sự nhiệt tình của mọi người và đạt được ít hiệu quả. Mọi người đều biết rằng đó chỉ là hình thức.

Ngược lại, việc tu luyện Pháp Luân Công là hoàn toàn tự nguyện. Các học viên đã chọn tuân theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn một cách sâu sắc từ trong tâm của mình. Lòng biết ơn của họ đối với Pháp Luân Công và Sư phụ Lý không hề mang tính hình thức. Sự khác biệt này khiến Giang Trạch Dân cảm thấy thất vọng. Tại sao lòng biết ơn chân thành thuộc về Pháp Luân Công mà không thuộc về “ba trọng tâm” của ông?

Năm 1997, Đặng Tiểu Bình qua đời. Giang Trạch Dân, nhận ra rằng thời kỳ hoàng đế bù nhìn của mình đã kết thúc, và nóng lòng thiết lập quyền lực cá nhân của riêng mình. Nhìn thấy hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công đang thực sự tôn kính người thầy và sư phụ của mình, Giang không thể kìm được sự ghen tỵ của mình.

Vào ngày 25/04/1999, hơn mười nghìn học viên Pháp Luân Công đã lặng lẽ tập trung tại Bắc Kinh bên ngoài văn phòng kháng cáo của Hội đồng Nhà nước (Văn phòng Tổng hợp Hội đồng Nhà nước), nằm gần khu tập thể lãnh đạo Trung Quốc, để yêu cầu trả tự do cho các học viên bị giam giữ vài ngày trước đó ở Thiên Tân và dỡ bỏ lệnh cấm sách Pháp Luân Công.

Khoảng 3 giờ chiều. trên chiếc xe limousine chống đạn được trang bị bằng cửa sổ che kín màu đen, Giang đi vòng quanh khu nhà để quan sát kỹ các học viên. Ông ta không ra khỏi xe hay nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công. Trước sự ngạc nhiên ông ta nhìn thấy hàng chục quân nhân đeo phù hiệu cấp bậc trên vai giữa các học viên. Giang ngay lập tức khó chịu khi thấy những quân nhân này theo Pháp Luân Công thay vì theo ông - Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và người đứng đầu quân đội Trung Quốc.

Vào buổi tối hôm đó, Giang Trạch Dân đã viết một lá thư trong đó ông nói: “Sau vụ việc [ngày 25 /04 ], các phương tiện truyền thông phương Tây đã ngay lập tức đưa tin và khuấy động nó. Liệu Pháp Luân Công có quan hệ với các lực lượng hải ngoại hay phương Tây không? Có kẻ chủ mưu đằng sau hiện trường này không? Đây là một dấu hiệu mới mà chúng ta phải hết sức chú ý. Thời kỳ nhạy cảm đang đến gần. Chúng ta phải thực hiện các biện pháp hiệu quả càng sớm càng tốt để ngăn chặn xảy ra những sự cố tương tự”.

“Thời kỳ nhạy cảm” mà Giang đang đề cập đến là kỷ niệm 10 năm vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6, chỉ còn 42 ngày hoặc sáu tuần kể từ cuộc biểu tình ngày 25/04.

Giang cũng nói trong thư: “Chúng ta không thể đánh giá thấp sức hấp dẫn tôn giáo của Pháp Luân Công với tư cách một tổ chức. Các cơ quan chức năng phải tăng cường điều tra và đưa ra các biện pháp đối phó. Vì trụ sở chính của Pháp Luân Công ở nước ngoài nên chúng tôi không thể loại trừ khả năng các thế lực ở nước ngoài đứng đằng sau hoạt động này”. “Liệu các lý thuyết Macxit , chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần trong chủ nghĩa cộng sản có thể đánh bại được những thứ mà Pháp Luân Công tuyên hay không?”.

Tập II của Các tác phẩm chọn lọc của Giang Trạch Dân, xuất bản năm 2006 tại Trung Quốc đại lục, có kèm theo bức thư này, có tựa đề “Một dấu hiệu mới”. Cuối thư có chú thích: “Đây là thư đồng chí Giang Trạch Dân viết cho các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và các lãnh đạo liên quan”.

Chính trong bức thư này, Giang Trạch Dân lần đầu tiên đề xuất rằng Đảng Cộng sản nên đánh bại Pháp Luân Công. Vào thời điểm đó, trong số 7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, tất cả mọi người ngoại trừ Giang đều không đồng tình với cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Lý do khá đơn giản, chỉ là : Các học viên Pháp Luân Công không gây ra mối đe dọa nào cho chính phủ Trung Quốc và có lẽ hầu hết họ đều nhìn thấy những lợi ích tích cực của môn tu luyện này.

Trong nhiều năm, mọi người vẫn hỏi cùng một câu hỏi: Tại sao Giang Trạch Dân lại bức hại Pháp Luân Công? Có nhiều cấp độ cho câu hỏi liên quan đến vai trò của chủ nghĩa cộng sản trong lịch sử thế giới nằm ngoài phạm vi của cuốn sách này. Lời giải thích đơn giản nhất là sự ghen tỵ rất rõ ràng của ông ta. Sự ghen tỵ của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công và người sáng lập đã dẫn đến mong muốn phi lý của ông là muốn bức hại và tiêu diệt môn tu luyện này. Mặc dù các thế lực khách quan và lịch sử đóng một vai trò nào đó nhưng cuộc đàn áp do Giang Trạch Dân phát động lại là vấn đề cá nhân.

Bình An - Bạch Liên biên dịch



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Tà ác vô độ | IV - 2: Sự ghen tỵ của Giang Trạch Dân