Trung Quốc sa thải 3 lãnh đạo doanh nghiệp quân sự

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc CCTV, Trung Quốc vừa sa thải 3 lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp quân sự nhà nước khỏi cơ quan tư vấn chính trị cấp cao nhất của nước này.

Hôm thứ Tư (27/12), Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (cơ quan cố vấn chính trị của nước này) đã bãi nhiệm 3 lãnh đạo cấp cao của các công ty thuộc lĩnh vực quốc phòng Trung Quốc.

Theo đó, 3 lãnh đạo bị bãi nhiệm gồm ông Ngô Yên Sinh (Wu Yansheng), ông Lưu Thạch Toàn (Liu Shiquan) và ông Vương Trường Thanh (Wang Changqing). Ba nhân vật này đều là ủy viên của Ủy ban Toàn quốc Chính hiệp khóa 14.

Ông Ngô Yên Sinh là chủ tịch Tập đoàn Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (China Aerospace Science and Technology Corp - CASC). Đây là công ty theo dõi việc phát triển các hệ thống tên lửa và tàu vũ trụ của Trung Quốc.

Ông Lưu Thạch Tuyền là chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp binh khí Trung Quốc (China North Industries Group Corporation - NORINCO), nhà sản xuất thiết bị quân sự hàng đầu nước này.

Ông Vương Trường Thanh giữ chức phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc (China North Industries Group Corp - CASIC).

Không có lời giải thích nào cho việc bãi nhiệm ba quan chức này. Nhiều người cho rằng sự việc này có liên quan đến cuộc điều tra tham nhũng trong việc mua bán vũ khí và thiết bị liên quan đến cựu Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc, người đã bị sa thải vào tháng 10 mà không có lời giải thích.

Tuy nhiên, ông Dư Mậu Xuân (Miles Yu), cựu cố vấn về chính sách Trung Quốc cho cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, nhận định rằng chính hành vi hoang tưởng của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã khiến ông mất lòng tin vào cấp dưới và kéo theo đó là hàng loạt cuộc thanh trừng những lãnh đạo quân sự cấp cao trong quân đội nước này.

Ông Dư Mậu Xuân, thành viên cấp cao và là Giám đốc Trung tâm Trung Quốc tại Viện Hudson, nói với ấn bản tiếng Trung của The Epoch Times rằng ông Tập dựa vào lòng trung thành của các nhà lãnh đạo quân sự để kiểm soát Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), lực lượng cũng dựa vào lòng trung thành của cấp dưới đối với chỉ huy của họ.

Đề cập đến cách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) điều hành đất nước, tục ngữ có câu: “Thụ đảo hồ tôn tán” (Cây đổ, bầy khỉ tan). Ông Dư cho biết, khi một lãnh đạo quân sự cấp cao bị thanh trừng, thì cấp dưới hoặc những người có liên hệ của anh ta thông thường cũng sẽ bị liên lụy.

Ông Dư nói về suy nghĩ của ông Tập: “Lòng trung thành không phải là điều đương nhiên; lòng trung thành tuyệt đối là điều được mong đợi”.

Ông Tập 'thiếu tự tin’ vào lòng trung thành của quân đội

Ông Dư giải thích rằng những cá nhân có thiên hướng độc tài có khuynh hướng lo lắng về sự ổn định trong các giao dịch chính trị của họ.

Ông Dư Mậu Xuân cho biết ông Tập liên tục tiến hành các cuộc thanh trừng để bảo đảm sự tự tin của mình.

“Về bản chất, ông ấy thiếu tự tin vào bản thân, [do đó mới] dẫn đến nhận thức về sự bất đồng quan điểm giữa các cấp dưới. Điều này phù hợp với logic của những kẻ độc tài, một khuôn mẫu được quan sát thấy ở các nhân vật lịch sử như Stalin và Mao Trạch Đông. Về vấn đề này, ông Tập Cận Bình cũng không khác là bao”.

Vào tháng 7/2022, Lực lượng Tên lửa PLA phải đối mặt với một vụ bê bối liên quan đến tham nhũng và rò rỉ thông tin mật trong giới lãnh đạo cấp cao của lực lượng này. Chỉ huy của Lực lượng Tên lửa Lý Ngọc Siêu (Li Yuchao) đã bị cách chức và một số quan chức cấp cao đương nhiệm và tiền nhiệm của Lực lượng Tên lửa cũng đã bị liên lụy.

Ông Lý Thượng Phúc, cựu Chủ nhiệm Bộ Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cũng bị liên lụy. Ông Lý mất tích vào cuối tháng 8 và bị cách chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào tháng 10 năm nay.

Phát biểu trong chương trình China Insider, một podcast từ Trung tâm Trung Quốc của Viện Hudson, ngày 19/9, ông Dư Mậu Xuân bày tỏ rằng ông không tin Tướng Lý Thượng Phúc bị cách chức vì dính líu đến tham nhũng.

Ông tiếp tục nói: "Nếu đúng như vậy, họ có thể đã phát hiện ra các vụ tham nhũng của ông ấy, từ rất lâu trước khi ông ấy được giao vị trí phụ trách trang thiết bị và vũ khí, ngay cả trước khi giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng”.

Nhưng quan trọng nhất, ông nói: “Tôi nghĩ điều đó cũng cho thấy rằng ông Tập Cận Bình đang ngày càng hoang tưởng về việc quân đội không trung thành. Điều này đặc biệt gay gắt sau cuộc nổi dậy Wagner ở Nga. Và quý vị có thể thấy rằng ngay sau cuộc nổi dậy Wagner ở Nga, các chỉ huy của lực lượng tên lửa của PLA đều bị cách chức.

Ông Dư nói: “Đây là một tình tiết khác về hành vi hoang tưởng của ông Tập Cận Bình”.

Trong podcast, ông Dư chỉ ra rằng ông Lý Thượng Phúc là thế hệ “Hồng nhị đại” hậu duệ của giới tinh hoa ĐCSTQ, đó là điều ông Tập lo ngại nhất “bởi vì với loại ‘chứng thư’ đó… xét đến việc có bao nhiêu quan chức quân sự cấp cao đã bị ông Tập sa thải”. Rất có thể, những người như tướng Lý với “chứng thư đỏ” hoàn hảo có thể trở thành “điểm đến”, để các sĩ quan bất mãn về cơ bản trút bỏ nỗi bất bình. Vì vậy, ông Lý có khả năng trở thành thủ lĩnh của phe chống ông Tập trong PLA.

“Đây là một chu kỳ thanh lọc vô tận. Điều này hoàn toàn hợp lý nếu quý vị đọc lịch sử của ĐCSTQ”, ông Dư Mậu Xuân cho hay.

Qua nhiều cuộc điều tra, The Epoch Times đã phát hiện ra hai quan chức quân sự hàng đầu khác cũng đã mất tích kể từ tháng 8: Viên Khiết (Yuan Jie), chủ tịch Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc; ông Trần Quốc Anh (Chen Guoying), tổng giám đốc Tập đoàn Khí giới Trung Quốc (còn gọi là Tập đoàn Công nghiệp Phương Nam). Tin đồn trước đó cho thấy cả hai cá nhân này đã bị bắt để điều tra.

Theo The Epoch Times

Lam Giang biên dịch

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc sa thải 3 lãnh đạo doanh nghiệp quân sự