5 quan chức tham ô nhiều nhất trong vụ chuyến bay giải cứu, mức án cao nhất là: Tử hình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cơ quan tố tụng của Việt Nam cáo buộc 21 cựu quan chức trong vụ án ‘chuyến bay giải cứu’ nhận hối lộ gần 165 tỷ đồng và trong đó có 5 quan chức nhận hối lộ nhiều nhất. 

Dưới đây là danh sách 5 bị cáo nộp lại tiền nhiều nhất, chiếm hơn nửa số tiền bất chính:

Can phạm Mức án đề nghị Nhận hối lộ Khắc phục Còn lại
Phó giám đốc CA Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn 6-7 năm tù 61,7 tỷ 35,4 tỷ 26,3 tỷ
Phó phòng cục quản lý xuất nhập cảnh Vũ Anh Tuấn 19-20 năm tù 27,3 tỷ 20 tỷ 7,3 tỷ
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng 12-13 năm tù 21,5 tỷ 16,2 tỷ 5,3 tỷ
Thư ký Bộ trưởng Bộ Y Tế Phạm Trung Kiên Tử hình 42,6 tỷ 15 tỷ 27,6 tỷ
Đại sứ VN tại Malaysia Trần Việt Thái 5-6 năm tù 10,4 tỷ 5 tỷ 5,4 tỷ

Sáng 11/7 TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử dự kiến kéo dài 30 ngày. Trong phiên toà tổng cộng có 54 bị cáo, chủ yếu là các quan chức nhà nước thuộc các bộ ngoại giao, y tế, công an, bị truy tố về các tội danh như ‘đưa hối lộ’, ‘môi giới hối lộ’, ‘nhận hối lộ’, ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ và ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’. Trong đó có 21 bị cáo (bị truy tố tội nhận hối lộ) hơn 500 lần từ doanh nghiệp, với tổng cộng gần 165 tỷ đồng.

Trong phần luận tội, viện kiểm sát đánh giá một số bị cáo trong nhóm nhận hối lộ đã bất chấp tất cả, "biến nhu cầu về sự an toàn của người dân thành cơ hội kiếm tiền cho bản thân".

Viện kiểm sát cáo buộc các bị cáo đã nhũng nhiễu, gây khó khăn, tạo ra cơ chế xin-cho buộc đại diện các doanh nghiệp phải đưa chi phí "bôi trơn", đưa hối lộ để được cấp phép các chuyến bay giải cứu, do đó cần phải có hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với tính chất mức độ hành vi phạm tội đối với các bị cáo nhận hối lộ.

Người nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ án này là Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) với 253 lần, nhận tổng số tiền 42,6 tỷ. Cũng riêng bị cáo này bị đề nghị án tử hình, còn hầu hết được đề nghị mức án dưới khung truy tố, từ 2-20 năm tù.

Người nộp lại số tiền nhiều nhất trong nhóm tội này là bị cáo Vũ Anh Tuấn (phó phòng tham mưu, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an). Ông Tuấn bị cáo buộc nhận hối lộ tổng số hơn 27 tỉ, khi bị khởi tố đã trả lại 20 tỷ. Ông Tuấn bị đề nghị mức án 19-20 năm tù.

Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị cáo buộc nhận hối lộ 21,5 tỉ, gia đình bị cáo đã nộp 16 tỷ. Ông Dũng bị đề nghị mức án 12-13 năm tù.

Ngoài ra, trong nhóm bị cáo nhận hối lộ, nhiều người đã nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi để khắc phục hậu quả gồm: Nguyễn Quang Linh (cựu trợ lý phó thủ trướng Chính phủ) nộp hơn 4,4 tỉ; Trần Văn Dự (cựu cục phó Cục Xuất nhập cảnh) nộp hơn 3,1 tỉ; Chử Xuân Dũng (cựu phó chủ tịch UBND TP Hà Nội) nộp hơn 2 tỉ…

Cũng nhóm tội này, bị cáo nộp lại số tiền ít nhất là Đỗ Hoàng Tùng (cựu cục phó Cục Lãnh sự). Ông Tùng bị cáo buộc nhận hối lộ 12,2 tỉ và đến nay mới nộp 200 triệu đồng. Ông Tùng bị đề nghị 9-10 năm tù.

Cựu cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan bị cáo buộc nhận hối lộ số tiền 25 tỷ, đến nay mới nộp 900 triệu đồng. Bà Lan bị đề nghị 18-19 năm tù.

Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, nhà chức trách đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Riêng Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo.

Bộ Công an cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. 54 bị can đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi vì mục đích cá nhân khiến người dân bức xúc.

Tuyết Nhi (tổng hợp)

Việt Nam Chính trị

5 quan chức tham ô nhiều nhất trong vụ chuyến bay giải cứu, mức án cao nhất là: Tử hình