Cha mẹ phải làm gì khi trẻ nói dối (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Học thành thật, và nói dối, đều là một phần trong quá trình phát triển của trẻ, mấu chốt là cha mẹ làm thế nào để dạy con rằng trung thực là tất quan trọng.

Đại đa số các em đều đã nói dối, nhưng nhiều bố mẹ vẫn còn bỡ ngỡ khi lần đầu nghe con mình nói dối. Mặc dù, học thành thật, và nói dối, là một phần trong quá trình phát triển của trẻ. Nhưng điều quan trọng là bố mẹ làm thế nào để dạy con rằng, thành thực là cực kỳ quan trọng. Dưới đây là một số cách để biến con bạn trở thành một người trung thực.

Tại sao trẻ nói dối?

Trẻ nói dối vì nhiều lý do, có thể là: che đậy điều gì đó để không gặp rắc rối; xem bố mẹ phản ứng ra sao khi nghe; để làm cho câu chuyện nên thú vị hơn, hoặc muốn thể hiện mình là người rất tốt; để thu hút sự chú ý. Ngay cả bạn có biết sự thật; trẻ vẫn muốn đạt được điều mình cần.

Ở tuổi độ nào trẻ bắt đầu nói dối?

Trẻ bắt đầu nói dối vào khoảng độ ba tuổi. Lúc này, trẻ bắt đầu nhận thức ra bố mẹ không thể thấu hiểu suy nghĩ nó. Lúc này, trẻ sẽ nói dối mà bạn không chắc đã biết.

Trẻ nói dối nhiều hơn ở độ tuổi 4-6. Trẻ có thể nói dối bằng cách thông qua nét mặt và giọng nói để khớp với lời nói dối của mình.

Đến tuổi đi học, trẻ sẽ nói dối thường xuyên và càng được rèn nói dối tốt hơn. Những lời nói dối càng trở nên phức tạp, vì có thể nói được nhiều và hiểu những gì người khác đang nghĩ.

Đến độ 8 tuổi, trẻ nói dối đến mức không thể bị phát hiện.

Cổ vũ trẻ nói lời chân thật

Khi con bạn đủ lớn để hiểu biết đúng sai, hãy khuyến khích và hỗ trợ con nói lời thật.

Hãy nhấn mạnh với trẻ tầm quan trọng của sự trung thực trong gia đình, và khen ngợi trẻ về tính trung thực, như vậy phải mất một thời gian mới làm được điều đó.

Khi trẻ đang nói dối bạn, hãy nói với trẻ rằng, bạn không vui khi con nói dối. Ví dụ, bạn thử nói: "Bố mẹ cảm thấy buồn và thất vọng con đã không nói lời thật".

Khuyến khích trẻ trung thực và nói thật

Nếu trẻ đang bịa chuyện gì đó. Hãy nói: "Câu chuyện này bịa rất hay, chúng ta có thể biến nó thành một cuốn sách". Điều này khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ, nhưng không khuyến khích trẻ nói dối.

Giúp trẻ tránh những rơi vào những tình huống mà trẻ cảm thấy phải nói dối. Ví dụ, trẻ làm đổ một cốc sữa, bạn hỏi có phải con làm không, trẻ sẽ cảm thấy cần phải nói dối. Để tránh điều này, bạn nên nói: "Mẹ thấy con vô tình làm đổ cốc sữa. Chúng ta hãy làm sạch nó nhé".

Bé tỏ khoe khoang muốn nhận được sự ngưỡng mộ hoặc tôn trọng từ người khác. Nếu là như vậy, hãy cố gắng khen ngợi con nhiều hơn, sẽ giúp nâng cao lòng tự trọng của trẻ.

Hãy đảm bảo bạn có các quy tắc rõ ràng về hành vi và hậu quả của nó trong nhà của bạn.

Khi con thú nhận lỗi, con đã làm sai điều gì đó, hãy khen trẻ đã trung thực. Bạn nên nói: "Mẹ rất vui con đã nói lời chân thật. Mẹ thích con như thế này". Điều này gửi một thông điệp đến đứa trẻ, nếu mình thú nhận, mẹ sẽ không buồn.

Hãy thử đọc cho con nghe những câu chuyện về tầm quan trọng của sự trung thực. Chẳng hạn như “Chó sói đến rồi” là một ví dụ điển hình.

Các trẻ thích bịa ra những câu chuyện và phóng đại mọi thứ để khiến chúng trở nên thú vị. Các giả định và trí tưởng tượng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, hãy khuyến khích chơi những trò này. Việc nói khoác không cần thiết coi là lừa dối, đặc biệt là đối với trẻ em dưới bốn tuổi.

Thuần Chân
Theo Epochtimes

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ nói dối (Phần 1)