Chương Thiên Lượng: Tu luyện xuất thế và cuộc sống nhập thế

Giúp NTDVN sửa lỗi

Với cái tâm xuất thế, làm tốt những việc nhập thế, đó là một quá trình tu luyện cực kỳ khó khăn.

Vào năm 335 trước Công nguyên, Alexander Đại đế mới 21 tuổi đã thống nhất toàn bộ Hy Lạp. Ông đến Athens, nơi người thầy Aristotle của ông từng sống. Nơi đây có thành Acropolis cao chót vót, đền Parthenon hùng vĩ, có những nhà tiên tri, nhà thông thái như Socrates và Pythagoras, đó là nơi mà Alexander luôn khao khát.

Alexander anh tuấn, khí thế hiên ngang, ai nhìn thấy ông cũng sẽ cúi chào.

Hôm đó, Alexander đi dạo trên đường phố Athens thì nhìn thấy một người đàn ông mặc quần áo rách rưới, đang ngồi tựa lưng vào một cái thùng lớn, một tay chống xuống đất. Râu và tóc của ông ta đều bạc trắng, mặt đầy bụi bặm, giống như một kẻ ăn xin.

Alexander bước đến gần nhưng người đàn ông vẫn ngồi yên ở đó, thờ ơ. Alexander lịch sự hỏi: "Tôi có thể giúp gì cho ông được không?"

Người đàn ông giống như người ăn xin này giơ tay phải lên, và làm một cử chỉ dường như đẩy Alexander ra và nói: "Vâng. Xin hãy đứng sang một bên, anh đang che ánh sáng mặt trời của tôi."

Mọi người xung quanh cười nhạo người ăn xin hèn mọn và ngu dốt này, ông ta không biết rằng người đứng trước mặt ông ta là một người giống như Chiến Thần - Alexander Đại đế, người vừa thống nhất Hy Lạp, và sau này dẫn dắt đội quân của mình đi khắp châu Âu và châu Á, chinh phục Ba Tư và chiến đấu đến tận cùng của biển trời đó sao?.

Nhưng Alexander im lặng, ông quay lại, trầm ngâm một lúc rồi nói: "Nếu tôi không phải là Alexander, tôi chắc chắn sẽ là Diogenes".

File:Waterhouse-Diogenes.jpg
Diogenes - tranh sơn dầu của John William Waterhouse năm 1882. (Miền công cộng)

Diogenes chính là tên của người ăn xin đó. Ông là học trò của Socrates và là người sáng lập trường phái Khuyển Nho ở Hy Lạp cổ đại. Cái thùng lớn mà ông tựa vào là nơi ông sống hàng ngày. Sở dĩ trường phái tư tưởng của ông bị gọi là “chủ nghĩa Khuyển Nho” là vì ông chủ trương “sống như một con chó”. Chủ trương này đã bị người đương thời hiểu lầm, nhiều trí thức tự nhận là Khuyển Nho, nhưng thực tế lại sống như “simp” (người say mê một lý tưởng nào đó).

Câu nói của Alexander vừa đơn giản vừa sâu sắc: “Nếu tôi không thể chinh phục được thế giới thì tôi cũng như Diogenes, sẽ không để người khác chinh phục được mình”.

Tâm lý của Diogenes có thể dễ dàng giải thích bằng câu nói của Mạnh Tử, đó là “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (phú quý không thể mê hoặc được, nghèo khó không thể lay chuyển được, quyền lực không thể khuất phục được).

Sở dĩ Diogenes làm được điều này là vì ông có thể từ bỏ mọi ham muốn, biệt thự sang trọng, đồ ăn ngon, quần áo đẹp, ngựa tốt, tiếng hoan hô của đám đông, và danh vọng hiển hách, tất cả đối với ông đều vô nghĩa. Khi con người chìm đắm trong ham muốn vật chất, con người sẽ đánh mất bản chất của chính mình.

Từ quan điểm này, triết lý của Diogenes có phần giống với triết lý của Lão Tử là từ bỏ thông minh trí xảo, bảo trì thuần khiết chất phác, ít suy nghĩ, ít ham muốn. Chỉ khi đó con người mới có thể trở về với bản chất thực sự của mình.

Từ quan điểm của Đạo giáo hay của Diogenes, trên thế giới này không có nhiều người sống thực sự, và họ đều bị bao bọc bởi ham muốn. Diogenes từng cầm đèn lồng đi dạo quanh thành phố và nói: "Tôi đang tìm một người thực sự thành thực."

Những người khác cười nhạo ông là kẻ điên rồ, còn ông thì cười nhạo sự đạo đức giả của người khác.

Câu chuyện này là để minh họa rằng, mọi người trên thế giới này, ai nấy đều có chí hướng riêng. Một số người theo đuổi sự phù hoa trần thế, trong khi những người khác theo đuổi sự thanh tịnh xuất thế. Trong Phật giáo có rất nhiều cao tăng đại đức đều là hoàng tử, tể tướng.

Ví dụ như trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật, Ngài đã là hoàng tử của Vương quốc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) ở Ấn Độ. Tổ sư Thiền tông Đạt Ma là hoàng tử của Vương quốc Hương Chí (Kanchipuram) ở Ấn Độ. An Thế Cao là Thái tử của Vương quốc An Tức (Parthia - Ba Tư cổ đại). Đại dịch giả Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) là con trai của Tướng quốc của Vương quốc Khâu Từ (Kucina, cũng gọi là Kucha). Những người này đã từ bỏ vinh hoa phú quý của mình để tìm kiếm sự giải thoát thanh tịnh tịch diệt.

Alexander Đại đế thông minh, mặc dù ông không thể từ bỏ công danh sự nghiệp và uy danh trần thế, nhưng ông có thể hiểu được cảnh giới của Diogenes. Nhưng hiện nay, đại đa số mọi người thậm chí không thể đạt tới cảnh giới của Alexander Đại đế. Họ cũng không thể nào hiểu nổi Hứa Do “chí ở mây xanh”, tại sao lại lập tức chạy ra sông rửa tai sau khi nghe được thông tin là Đế Nghiêu muốn nhường ngôi cho mình.

Nhiều người [Hoa] đang nói rằng nếu tương lai Pháp Luân Công nắm quyền [Trung Quốc] thì sẽ như thế nào, như thế nào. Pháp Luân Công là một Pháp môn tu luyện của Phật gia, điều mà người tu luyện theo đuổi không phải là phú quý thế gian, mà là trí huệ và hạnh phúc vĩnh cửu ở bờ bên kia [của Niết bàn]. Đây chính là lý do tại sao ĐCSTQ không thể đánh bại được nhóm tu luyện này, cho dù có sử dụng bao nhiêu thủ đoạn như giết chóc, tra tấn, hay cám dỗ bằng danh lợi, tiền tài và sắc dục, bởi vì các thủ đoạn của ĐCSTQ đều là thế tục, mà cảnh giới của những người tu luyện Pháp Luân Công là vượt ra ngoài thế tục.

Mặt khác, các học viên Pháp Luân Công phải tuân theo lời dạy của Sư phụ Lý Hồng Chí là trở thành những người có trách nhiệm với xã hội, tức là thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Trong công việc ở công ty, trong cuộc sống gia đình, trong giao tiếp xã hội, và trong học tập ở trường, đều phải gánh vác trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc, có trách nhiệm, và thực hiện tốt vai trò của mình. Thế gian có nhiều công việc khác nhau, chỉ cần là công việc không phạm pháp, không phạm tội, không đồi bại về mặt đạo đức, thì học viên Pháp Luân Công đều có thể làm, và sẽ cố gắng hết sức để làm tốt. Đây cũng là yêu cầu của nguyên tắc pháp lý của Pháp Luân Công, nhưng cái tâm của họ không bị trói buộc bởi những công việc hay vai trò trần tục này.

Với cái tâm xuất thế, làm tốt những việc nhập thế, đó là một quá trình tu luyện cực kỳ khó khăn. Đó cũng là điều mà những người chưa nghiên cứu các tác phẩm của Pháp Luân Công, và chưa tự mình thực hành nó sẽ không thể lý giải được. Nhưng ít nhất bạn cũng nên hiểu ý nghĩa bề mặt của câu từ, rằng người tập Pháp Luân Công cũng cần phải học tập, làm việc, lập gia đình. Bản thân cuộc sống thế tục này không phải là mục đích, mà là trợ duyên để học viên Pháp Luân Công tự giác, giác tha (tức tự giác ngộ mình và giác ngộ người khác).

Cuộc sống này là tùy duyên, giàu sang hay nghèo khó, thuận cảnh hay nghịch cảnh, đều có thể đối đãi với nó bằng tâm thái bình thường, đồng thời có thể làm tốt chính mình và đối xử tốt với người khác trong mọi hoàn cảnh. Đây cũng là yêu cầu của Pháp Luân Công đối với người tu luyện.

Chương Thiên Lượng - Epoch Times
Trung Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Chương Thiên Lượng: Tu luyện xuất thế và cuộc sống nhập thế