Điện tăng giá: Ảnh hưởng đến cuộc sống người dân như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 9/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông báo giá bán lẻ điện bình quân (giá điện) tăng từ 1.920,37 đồng lên 2.006,79 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 4,5%. Đồng thời, EVN cũng phân tích mức độ ảnh hưởng của việc tăng giá điện tới từng nhóm khách hàng.

Theo EVN, về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể.

Theo tính toán của EVN, giá điện bình quân sau khi điều chỉnh sẽ tác động đến từng nhóm khách hàng. Cụ thể:

Với nhóm khách hàng kinh doanh dịch vụ có 547 nghìn khách hàng, sau khi thay đổi giá trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 230.000 đồng/ tháng.

Với nhóm khách hàng sản xuất (có 1.909 nghìn khách hàng), sau khi thay đổi giá trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 432.000 đồng/tháng.

Còn với nhóm khách hàng hành chính sự nghiệp (có 681 nghìn khách hàng), sau khi thay đổi giá trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 90.000 đồng/tháng.

Về cơ sở để điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, ông Nguyễn Đình Phước - kế toán trưởng EVN - cho biết căn cứ thực hiện là quyết định 24/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

Giả sử tiền điện là 1.261.000 đồng, tương đương 508 số điện (bậc 6), nếu áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt mới thì số tiền sẽ phải trả là 1.318.000 đồng, tăng 57.000 đồng, tức tăng khoảng 4,5%.

Hoặc nếu dùng hết 736.000 đồng tiền điện (335 số điện, bậc 5), áp dụng biểu giá mới sẽ phải trả thêm 33.500 đồng, lên 769.500 đồng.

Trường hợp dùng hết 577.000 đồng tiền điện (khoảng 293 số điện, bậc 4), áp dụng biểu giá mới sẽ phải trả thêm gần 28.000 đồng, lên 605.000 đồng.

Năm 2023, trong cơ cấu nguồn điện, sản lượng điện từ thủy điện giảm do hạn hán và hiện tượng El Nino, giá nhiên liệu đầu vào duy trì ở mức rất cao, giá than nhập khẩu tăng 186% so với năm 2020 và 25% so với năm 2021.

Việt Nam Xã hội

Điện tăng giá: Ảnh hưởng đến cuộc sống người dân như thế nào?