Lưu Hân Bình: Pháp Luân Công mà tôi biết

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hai ngày trước, tôi đã xem danh sách các tù nhân lương tâm Đại lục dự kiến ​​​​sẽ được ra tù vào tháng 4 (37 người), được cơ sở dữ liệu về tù nhân lương tâm ở Trung Quốc Đại lục công bố trên Twitter (mạng xã hội X)(*) vài ngày trước, phát hiện ra hơn 30 người trong số họ là học viên Pháp Luân Công. Tôi tin những người xem được tin này cũng sẽ ngạc nhiên như tôi. Nhiều người cho rằng, cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xảy ra hơn 20 năm trước, về cơ bản rất khó nhìn thấy tin tức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công bên trong bức tường lửa (tức tin tức ở Trung Quốc bị kiểm duyệt)(*), không ngờ vẫn còn rất nhiều học viên đang ở trong tù.

Tôi tiếp tục tìm kiếm cơ sở dữ liệu về tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, cơ sở dữ liệu tù nhân lương tâm thu lục tổng cộng 3.235 tù nhân lương tâm, trong đó có 2.185 học viên Pháp Luân Công. Khi viết những dòng này, tôi có cảm giác muốn khóc, hơn 20 năm đã trôi qua, ĐCSTQ vẫn đang bức hại tàn bạo các học viên Pháp Luân Công, và vẫn coi Pháp Luân Công là kẻ thù số một của mình.

Nhưng Pháp Luân Công vẫn đang bền bỉ làm những việc có ích.

Tôi đã được hưởng lợi từ Pháp Luân Công. Khi tôi ở Trung Quốc, tôi sử dụng phần mềm vượt tường lửa Freegate của Pháp Luân Công, để đăng nhập vào Internet, xem Twitter và YouTube. Tất nhiên, tôi cũng xem trang web của The Epoch Times và NTD, và thấy rất nhiều tin tức. Thành thật mà nói, khi lần đầu tiếp xúc với nó, tôi đã rất sốc, nhiều nội dung trên The Epoch Times hoàn toàn khác với tuyên truyền tẩy não của ĐCSTQ, thậm chí hoàn toàn trái ngược. Người xưa nói: “Thiên thính tắc ám, kiêm thính tắc minh”, nghĩa là: nghe một bên thì tối tăm, nghe cả hai bên thì sáng suốt. Nghe nhiều nguồn thông tin khác nhau, và nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, luôn là điều tốt.

Từ trang web của The Epoch Times, tôi thấy các tình nguyện viên đã tham gia một cách vô tư vào hoạt động "Tam thoái" để thoái Đảng, Đoàn và Đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tôi đã xem "Cửu bình về Đảng Cộng sản", tôi đã thấy sự thật về vụ "tự thiêu Thiên An Môn", và tôi đã nhìn thấy sự thật về Pháp Luân Công. Điều tôi cảm nhận sâu sắc nhất là “Cửu Bình về Đảng Cộng sản”, quả là bài văn tế Đảng Cộng sản [Trung Quốc], từ bản chất, đến lịch sử đen tối và sự cai trị độc tài, đến sự tàn phá của ĐCSTQ đối với văn hóa Trung Hoa và dân tộc Trung Hoa, đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, từ lịch sử giết người của ĐCSTQ và bản chất của tà giáo của nó, từng mắt xích từng mắt xích kết nối với nhau, phân tích thấu triệt, điểm đúng chỗ trọng yếu. Cuốn sách này đã lật đổ việc tẩy não và tuyên truyền của ĐCSTQ, khiến tôi có những nghi ngờ cơ bản về ĐCSTQ. Trong số những người Trung Quốc, có vô số người có thể truy cập Internet một cách tự do thông qua phần mềm vượt tường lửa miễn phí do Pháp Luân Công cung cấp, và có vô số người nghi ngờ, chất vấn và thậm chí phủ nhận ĐCSTQ thông qua Cửu Bình.

Hoạt động “Tam thoái” thoái xuất khỏi Đảng, Đoàn, Đội của ĐCSTQ có ý nghĩa rất lớn. ĐCSTQ thông qua việc ràng buộc lợi ích, công việc, và cuộc sống, đã ép buộc nhiều người gia nhập ĐCSTQ, Đoàn Thanh niên Cộng sản và Đội Thiếu niên Tiền phong. Ước tính số người từng tham gia các tổ chức này có thể nhiều hơn 1/3 dân số ở Trung Quốc. Những người đã tham gia các tổ chức này ở Trung Quốc đều biết rằng, về cơ bản không có con đường thông thường nào để rút khỏi các tổ chức này của ĐCSTQ, đặc biệt là đối với các đảng viên ĐCSTQ, một khi họ chủ động rút lui, thì sẽ xảy ra hàng loạt sự trả đũa, thậm chí cả người nhà cũng sẽ bị liên lụy, bị trừng phạt. Vì vậy, ngay cả khi nhiều đảng viên rất bất mãn với ĐCSTQ, và muốn thoái đảng, họ cũng không dám nộp đơn xin thoái đảng. Hoạt động “Tam thoái” của Pháp Luân Công đã cung cấp cho những người đã lạc lối một con đường thoái xuất. Theo thống kê, hàng trăm triệu người đã hoàn thành “Tam thoái”.

Có rất nhiều người lặng lẽ rút khỏi tổ chức ĐCSTQ và âm thầm phản kháng, làm sao ĐCSTQ có thể không sợ hãi? Làm sao không khiến ĐCSTQ tức giận?

Ngoài ra, The Epoch Times, NTD, Sound of Hope, và các phương tiện truyền thông khác do các học viên Pháp Luân Công sáng lập, đã trở thành những phương tiện truyền thông có lượng độc giả lớn nhất, và có ảnh hưởng nhất trong thế giới người Hoa hải ngoại. Có thể nói, đó là cảnh cửa tươi sáng để người Hoa hiểu thế giới, hình thành đối trọng rõ ràng đối với các hãng truyền thông tẩy não của ĐCSTQ. Điều đáng khen ngợi là The Epoch Times và các phương tiện truyền thông khác [của học viên Pháp Luân Công] có tính bao dung, số lượng tác giả và độc giả của các bài báo liên quan vượt xa nhóm Pháp Luân Công, thậm chí có nhiều bài báo có quan điểm không nhất quán với chủ trương của Pháp Luân Công.

The Epoch Times và NTD đã đưa tin đầy đủ về các hoạt động phản kháng của người Hoa chống lại ĐCSTQ, cho dù đó là các kiến ​​nghị, phá dỡ di dời, và các sự kiện quần chúng xảy ra ở Trung Quốc, hay các cuộc tuần hành, biểu tình và mít tinh được tổ chức ở nước ngoài, The Epoch Times và NTD luôn đưa tin kịp thời, mấy chục năm ngày nào cũng như ngày nào ủng hộ sự nghiệp dân chủ của Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc coi Pháp Luân Công là kẻ thù số một, trấn áp, bức hại, bôi nhọ, tôi đều có thể lý giải được. Điều tôi không hiểu là trong khoảng thời gian này, lại có xu hướng tấn công Pháp Luân Công trên Internet, một số Vlogger và người cũng vào hùa, nghe nói The New York Times cũng tham gia. Tại sao những người này tấn công Pháp Luân Công?

Trong những người tấn công Pháp Luân Công, có những người tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc chiếm ưu thế tuyệt đối, và ĐCSTQ có động cơ, khả năng và nguồn lực để thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào Pháp Luân Công.

Thứ hai là nhóm ‘câu view’. Những người này không có tiêu chuẩn cơ bản, hễ cái gì ‘tăng view’ thì nhảy vào. Hôm qua khi chống ĐCSTQ có ‘view cao’, thì anh ta chống ĐCSTQ, thậm chí còn không ngần ngại bịa đặt những tin đồn khó tin để chống lại ĐCSTQ. Ngày nay, khi thấy ‘bài Hoa’ có ‘view cao’, họ sẽ làm “người bài Hoa”, chỉ trích bài xích ẩm thực, ngôn ngữ, truyền thống và tổ tiên Trung Quốc.

Thứ ba là nhóm ‘vẹt’. Những người này không có chính kiến, khi nhìn thấy những người có ảnh hưởng trên mạng nói gì, thì lại lặp lại như vẹt, như thể họ cũng có chính kiến ​​riêng của mình.

Tôi không phải là học viên Pháp Luân Công, nhưng tôi ủng hộ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, ủng hộ Pháp Luân Công tiếp tục làm những điều có ích cho người dân Trung Quốc. Mỗi người Trung Quốc có lương tâm cũng nên làm như vậy.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Lưu Hân Bình, không hẳn của NTDVN).

(*) là chú thích của người dịch.

Lưu Hân Bình - Epoch Times
Trung Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Lưu Hân Bình: Pháp Luân Công mà tôi biết