Những câu chuyện đạo đức cho trẻ em: Một cuộc tranh cãi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những câu chuyện được sử dụng ở một số trường học Hoa Kỳ tập trung vào việc nuôi dạy trẻ em với một nền giáo dục cổ điển và phát triển nhân cách đạo đức.

Dưới một gốc cây to trong rừng, có hai cậu bé nhìn thấy một quả hạch to và ngon lành nằm lăn lóc. Cả hai cậu bé liền chạy đến để lấy.

James đến trước và nhặt nó lên.

“Nó là của tôi” - John nói: “vì tôi là người đầu tiên nhìn thấy nó”.

“Không, nó là của tôi” - James nói: “vì tôi là người đầu tiên nhặt nó lên”.

Vì vậy, hai cậu bé ngay lập tức tranh cãi về quả hạch này.

Vì cả hai không thể đồng ý rằng nó là của ai, họ đã gọi một cậu bé lớn tuổi hơn và hỏi cậu ta.

Đứa lớn hơn nói: “Anh sẽ dàn xếp cuộc cãi vã này”.

Cậu ta lấy quả hạch và đập vỡ vỏ. Sau đó, cậu lấy nhân ra và chia vỏ thành hai phần gần bằng nhau nhất có thể.

“Nửa vỏ này” - cậu ta nói: “là của cậu bé đầu tiên nhìn thấy quả hạch”.

“Và nửa này thuộc về cậu bé nhặt được”.

“Nhân của quả hạch, anh sẽ giữ lại để trả công cho việc dàn xếp cuộc cãi vã này”.

Cậu ta vừa nói vừa cười: “Đây là cách mà những cuộc cãi vã kết thúc dễ dàng”.

***

Câu chuyện này được sao chép từ McGuffey’s Second Eclectic Reader, Revised Edition, xuất bản năm 1879.

Bộ truyện McGuffey Reader, được xuất bản lần đầu vào những năm 1830, là các câu chuyện có tranh minh họa dành cho học sinh tiểu học được viết bởi nhà giáo dục và giáo sĩ William Holmes McGuffey. Vào năm (1800–1873), bộ truyện được sử dụng rộng rãi trong sách giáo khoa trong các trường học Hoa Kỳ từ giữa những năm 1800 cho đến đầu thế kỷ 20. Chúng vẫn còn được sử dụng bởi một số trường học ngày nay, đặc biệt là các trường học tại gia tập trung vào việc nuôi dạy trẻ em với một nền giáo dục cổ điển và phát triển nhân cách đạo đức.

Thanh Thủy
Theo Epochtimes

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Những câu chuyện đạo đức cho trẻ em: Một cuộc tranh cãi