Tại sao cha mẹ càng bao bọc con cái càng vô ơn? Các chuyên gia thở dài: Vì cha mẹ hiếm khi làm được 7 điểm này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thương con là bản năng của mỗi bậc cha mẹ, nhiều phụ huynh lấy con làm trung tâm cuộc sống của mình, cho đi quá nhiều nhưng con cái lại coi đó là điều hiển nhiên.

Từng có một bài báo trên mạng, cư dân mạng bình luận “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, về bé trai 10 tuổi, có điểm số xuất sắc, hạng nhất trong kỳ thi phổ thông. Cậu bé cho rằng mình quá giỏi, không thích cha mẹ vì không xứng đáng với bản thân tốt như vậy. Cậu nỗ lực trở thành xuất sắc để sớm thoát khỏi gia đình dốt nát nghèo khổ của cậu.

Cha mẹ nâng niu như nâng trứng, hứng như hứng phấn hoa, đặt lên trên tất cả, cho đi những gì tốt nhất mà họ có thể cho đi, ngược lại bị con cái không biết trân trọng.

Hiện nay, chúng ta thường thấy rất nhiều trẻ em phàn nàn rằng cha mẹ chúng quá nghèo, điều này khiến chúng không thể bước vào tầng lớp thượng lưu và có cuộc sống tốt hơn. Thậm chí có trẻ còn có lời nói oán hận cha mẹ, điều này thực sự khiến người ta ớn lạnh. Không ngạc nhiên khi có người nói những lời đau lòng như "cha mẹ đều xấu xa".

Ngày nay, rất nhiều phụ huynh đang vô tình nuôi dưỡng “kẻ vong ơn bội nghĩa”, họ đã nỗ lực hết sức nhưng lại sinh ra những đứa con vong ơn, chỉ biết nhận, biết hưởng thụ. Những đứa trẻ như vậy cảm thấy tất cả những gì cha mẹ chúng làm đều là đương nhiên, nếu một ngày cha mẹ không đáp ứng đủ, đứa trẻ sẽ cảm thấy đó là lỗi của cha mẹ và oán trách họ.

Một đứa trẻ không biết biết ơn thì dù có giỏi đến đâu cũng vô dụng, nó chỉ là một “kẻ vong ơn” xuất sắc mà thôi.

Đừng đặt con là trung tâm. (Pexels)

Tại sao cha mẹ bao bọc quá nhiều, lại không thể nuôi dạy những đứa trẻ thành người biết ơn? Thật ra câu trả lời rất đơn giản: Nhiều bậc cha mẹ lấy con làm trung tâm cuộc sống, thường chỉ quan tâm đến cơm ăn áo mặc, điểm số của con cái mà quên dạy con biết ơn.

Shakespeare đã viết trong cuốn "Vua Lear" rằng: "Đứa trẻ vô ơn, khiến trái tim cha mẹ đau đớn hơn hàm răng sắc nhọn của rắn độc". Một ngày nào đó cha mẹ không còn khả năng đáp ứng nhu cầu của đứa trẻ, và sự oán hận trong lòng sẽ nuốt chửng nó.

Biết ơn là một thái độ sống có giá trị và tích cực, đồng thời cũng là tiền đề quan trọng dẫn đến thành công của một người. Con cái là trung tâm của gia đình hiện đại, cha mẹ muốn con lớn lên thành những tài năng có ích thì không những phải dành cho con tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc mà còn phải cho con biết biết ơn, yêu thương và tôn trọng người khác:

1. Hãy để con cái trải qua những khó khăn của cuộc sống và hướng dẫn con làm việc với mình

Nuôi dưỡng ý thức biết ơn của trẻ em, bắt đầu từ khi còn bé. Trong xã hội ngày nay, hầu hết con cái đều được cha mẹ cưng chiều đến mức “cơm dâng tận miệng”. Trẻ con có được thứ chúng muốn một cách dễ dàng, chúng không biết những thứ đó là cha mẹ vất vả mới làm ra được, vì vậy chúng tự nhiên không biết cách trân trọng, chứ đừng nói là biết ơn.

Hãy để con cái trải qua những khó khăn của cuộc sống và hướng dẫn con làm việc với mình. (Pexels)

Cha mẹ phải giáo dục con cái để chúng làm việc chăm chỉ, đừng để chúng cảm thấy tiền là miễn phí, muốn có là được, nên dạy con muốn đạt được gì thì phải trả tiền, phải lao động, tạo thêm cơ hội cho trẻ được làm việc và trải nghiệm cuộc sống.

2. Hình thành thói quen để trẻ cảm ơn những sự kiện nhỏ trong cuộc sống

Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ sẽ gặp phải những việc lớn nhỏ, vì vậy chúng ta nên dạy trẻ biết nói lời cảm ơn ngay từ khi còn nhỏ và biến lòng biết ơn thành một thói quen trong gia đình. Không nhất thiết chỉ nói lời cảm ơn khi nhận được quà mà có thể nói hàng ngày khi nhận được sự giúp đỡ, một lời khen từ cha mẹ, từ mọi người xung quanh trẻ nên nói lời cảm ơn. Những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống đều có thể được cảm ơn, hãy để trẻ nói luôn nói điều tốt. Vì vậy cần dần dần hình thành thói quen nói cảm ơn cho trẻ.

3. Thực hiện giáo dục lòng biết ơn trong một số dịp đặc biệt

Đôi khi, giáo dục lòng biết ơn có tác dụng tốt nhất vào những dịp đặc biệt. Ví dụ, ông bà hoặc cha mẹ tổ chức sinh nhật cho họ. Đây là cơ hội tốt để trẻ học cách biết ơn. Dựa vào ngày sinh nhật, hãy dạy trẻ biết ơn. Những ngày như vậy có ý nghĩa sâu sắc, cũng đọng lại sâu sắc trong tâm trí của trẻ. Khi trưởng thành, chúng hiểu rằng cần nói những lời yêu thương, cảm ơn đến những người thân, mọi người xung quanh trong cuộc sống.

Dạy trẻ biết ơn cuộc sống. (Pexels)

4. Biết ơn những người xung quanh

Để trẻ biết báo đáp người khác, sau khi trẻ nhận được sự giúp đỡ thì nên nói lời cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, đây cũng là một cách báo ơn. Vì vậy, cha mẹ nên cho con học cách cảm ơn người khác, và cách cảm ơn người khác sau khi nhận được sự giúp đỡ, điều này cũng sẽ khiến con cái vui vẻ và hào phóng hơn trong cuộc sống sau này, được yêu thương và quan tâm nhiều hơn.

5. Đừng chiều con quá mức

Ở một số gia đình, do được cha mẹ chiều chuộng nên con cái nảy sinh những thói xấu ích kỷ, vô lý, độc đoán, ở nhà giống như ông hoàng bà chúa. Cha mẹ cứ yêu thương con cái kiểu này, lâu dần chúng sẽ quen, coi mọi thứ là đương nhiên, tư duy sẽ dần ổn định, theo lẽ tự nhiên, chúng sẽ chỉ cảm ơn những gì cha mẹ đã làm cho mình, tránh không làm hư con quá nhiều.

6. Dạy con hiểu tình cảm gia đình

Gia đình là điểm đến của mọi cung bậc cảm xúc, cũng là nơi đầu tiên con cái cảm nhận được hơi ấm của tình cảm gia đình, đồng thời cũng là chỗ dựa cho những cảm xúc. Cha mẹ nên trau dồi trí tuệ cảm xúc của con cái và giáo dục chúng hiểu tình cảm gia đình. Ví dụ, khi xem những tình tiết cảm động trên ti vi hoặc phim ảnh, bạn có thể giải thích và cùng con thảo luận… dần dần chúng sẽ hiểu được tầm quan trọng của tình cảm gia đình.

Dạy con hiểu tình cảm gia đình. (Pexels)

7. Cha mẹ nên làm gương, làm ví dụ

Cha mẹ là tấm gương soi trong cuộc đời con cái, họ phải là tấm gương cho con cái noi theo, muốn dạy con cái biết ơn trước hết chính cha mẹ phải có tấm lòng biết ơn. Hãy hiếu thảo với cha mẹ và người lớn tuổi, biết ơn những người đã giúp đỡ bạn, để con bạn sẵn sàng nhận được sự giáo dục của gia đình về lòng biết ơn, trở thành một người biết ơn và nhân nghĩa.

Trong “Thi Kinh" có viết: "Thương thay cha mẹ, vất vả sinh ta". Ơn sinh thành dưỡng dục là ân tình lớn nhất trên đời. Cha mẹ luôn là sự cống hiến vị tha và đơn phương nhất trên thế giới. Đối với trẻ em trên thế giới, bước đầu tiên của tuổi trưởng thành nên hiểu được những khó khăn của cha mẹ và biết ơn sự hy sinh của họ.

Biết ơn là để trẻ biết tôn trọng người khác và biết ơn những gì người khác đã cho. Giáo dục trẻ lòng biết ơn bắt đầu từ cha mẹ và những điều nhỏ nhặt xung quanh trẻ. Nếu con bạn biết nói lời “cảm ơn” đúng lúc khi nhận được mọi sự giúp đỡ, biết quan tâm và biết ơn gia đình, bạn bè thì xin chúc mừng bạn! Đứa trẻ đã có một tấm lòng biết ơn.

Theo Vương Hòa - Aboluowang
Tố Như biên dịch

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Tại sao cha mẹ càng bao bọc con cái càng vô ơn? Các chuyên gia thở dài: Vì cha mẹ hiếm khi làm được 7 điểm này