Thơ và tranh trong tù: Xả tận tư tình thành đại nghĩa, hùng tráng chứa đựng trời bao la

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một học viên Pháp Luân Công mượn thơ và tranh để bày tỏ ý chí và sự kiên định vào tín ngưỡng, qua đó thể hiện cảnh giới thăng hoa vượt trên mọi màn tra tấn tàn bạo trong oan ngục.

Xả tận tư tình thành đại nghĩa
Hùng tâm chứa đựng trời bao la
Đội thiên địa, xót chúng sinh
Coi đầu rơi như mũ bay theo gió
– Ấy gọi là: Anh hùng

Trên đây là bài thơ của Bạch Thiếu Hoa đề trên bức tranh anh vẽ khi đang bị giam giữ phi pháp tại trại lao động Bạch Miếu ở Trịnh Châu. Tác giả mượn thi họa để bày tỏ ý chí và sự kiên định vào tín ngưỡng, qua đó thể hiện cảnh giới thăng hoa vượt trên mọi màn tra tấn tàn bạo trong oan ngục.

Gần 20 năm qua, dưới sự đàn áp tàn khốc của ĐCSTQ, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ phi pháp và chịu đủ mọi loại khốc hình. Mặc dù vậy họ vẫn kiên định tín ngưỡng, giữ vững niềm tin, lưu lại những câu chuyện làm xúc động lòng người. Trong hoàn cảnh hiểm ác nơi ngục tù, không ít học viên đã dùng thơ và tranh để bày tỏ tâm chí của bản thân mình. Rất nhiều tác phẩm đã bị thất lạc, chỉ một số nhỏ có may mắn được bảo tồn về sau, trong đó có thơ và tranh vẽ của Bạch Thiếu Hoa.

Bạch Thiếu Hoa sinh ra trong một gia đình trí thức ở Hắc Long Giang. Cha anh là thành viên của Hiệp hội Thư pháp Trung Quốc, đồng thời cũng là người dẫn đầu trong trường phái hội họa Bắc Đại Hoang, còn mẹ anh là một giáo viên dạy nhạc đã về hưu. Cả Bạch Thiếu Hoa và anh trai Bạch Hiểu Quân đều đa tài đa nghệ, giỏi cả về thư pháp, hội họa, âm nhạc và thể thao. Sau khi Đại sư Lý Hồng Chí mở lớp truyền Pháp vào thập niên 90, hai anh em Bạch Thiếu Hoa cùng bước vào tu luyện, và trở thành những học viên Pháp Luân Công vô cùng kiên định.

Pháp Luân Công là Đại Pháp tu luyện thượng tầng của Phật gia, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, giúp người tu luyện đề cao đức hạnh và có được thân thể khỏe mạnh. Ghen tỵ khi thấy Pháp Luân Công nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của các giai tầng xã hội, số người tu luyện vượt quá số đảng viên, lãnh đạo ĐCSTQ khi ấy là Giang Trạch Dân đã hạ lệnh đàn áp những người tu luyện này. Hơn 20 năm qua, hàng triệu học viên đã bị bắt giữ phi pháp, bị lao động cưỡng bức, bị kết án, thậm chí bị tra tấn tàn khốc cho đến chết.

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, "Phòng 610" cũng nhanh chóng được thành lập để làm công cụ chuyên bức hại của ĐCSTQ. Chủ nhiệm Phòng 610 khi ấy là Lý Lam Thanh đã ra chỉ thị đặc biệt: “Nghiêm khắc xử lý” Bạch Thiếu Hoa. Kể từ đó, gia đình Bạch Thiếu Hoa đã trở thành tâm điểm bị đàn áp.

Chỉ vì kiên định tu luyện Đại Pháp mà Bạch Thiếu Hoa đã nhiều lần bị tù oan, bị tra tấn bởi các khốc hình như sốc điện, đánh đập, v.v. Năm 2005 khi đang bị giam giữ ở trại Thanh Hà, Hải Điến, Bắc Kinh, anh đã tuyệt thực kháng nghị, sau đó lại bị bức thực đến mức nguy hiểm tới tính mệnh.

Vợ của Bạch Thiếu Hoa là Quý Lỗi cũng bị giam giữ phi pháp trong trại lao động. Cô phải chịu đủ mọi loại tra tấn, sau đó còn bị tăng thời hạn giam giữ. Lãnh đạo cũng từng uy hiếp ép cô phải ly hôn.

Con gái của Bạch Thiếu Hoa là Bạch Chân Vũ khi mới 4 tuổi đã bị cảnh sát bắt cóc, sau khi được thả ra, cô bé và bà nội lại phải lưu lạc không chốn dung thân. Hai bà cháu may mắn được các học viên giúp đỡ nên mới có thể sống qua ngày.

Anh trai của Bạch Thiếu Hoa tên là Bạch Hiểu Quân vốn là giảng viên triết học tại Đại học Sư phạm Đông Bắc, vì kiên trì tín ngưỡng đối với Pháp Luân Công mà bị ĐCSTQ bức hại đến chết vào tháng 7/2003.

Trong hoàn cảnh khắc nghiệt nơi ngục tù, mọi thứ vật chất đều thiếu thốn nhưng Bạch Thiếu Hoa vẫn may mắn có cơ hội cầm bút vẽ. Anh thường đề vào bức tranh một bài thơ ngắn, lời thơ kết hợp với thần thái của nhân vật trong tranh đã biểu đạt tâm cảnh và nguyện vọng của tác giả, qua đó biểu thị: Nội tâm người tu luyện là một thế giới mỹ hảo và rộng lớn, nơi ấy tinh thần có thể ngao du tĩnh lặng.

Dưới đây là một phần nhỏ trong các tác phẩm thi họa còn sót lại của Bạch Thiếu Hoa:

(Ảnh: Epoch Times)

Thơ:

Thiên ý trừ ác Thần hổ giáng
Hoài từ hiển uy tượng
Vô cụ mạt thế quỷ thú cuồng
Bách chiết bất hồi hướng
Thường lịch hiểm đạo, đạp biến thảo mãng
Chỉ vị diệt loạn hộ sanh
Chính Pháp vĩnh xương

Tạm dịch:

Trời muốn trừ ác, Hổ Thần giáng lâm
Mang từ bi, hiển uy nghi
Không sợ quỷ thú ngông cuồng thời mạt thế
Vô vàn trắc trở chẳng nản chí quay đầu.
Thường đi qua hiểm đạo, đạp khắp vùng cỏ hoang
Chỉ vì diệt loạn, bảo hộ chúng sinh
Chính Pháp vĩnh viễn trường tồn.

Tranh vẽ khi Bạch Thiếu Hoa đang trong tù, tháng 7 năm 2008 (Ảnh: Epoch Times)
Tranh vẽ Bồ Tát, vẽ ở trại lao động Bạch Miếu vào cuối tháng 10 năm 2008 (Ảnh: Epoch Times)

Thơ:

Xuất ô triển thánh liên
Trọc thế phương hoa hiện
Đại nghĩa kim bất thức
Bi hoài đãng trường thiên.

Tạm dịch:

Ra khỏi bùn nhơ triển Thánh liên
Trọc thế hiện hoa thơm
Đại nghĩa người không biết
Từ bi chấn động cả trường thiên.

Khi Bạch Thiếu Hoa vừa vẽ xong bức chân dung 'thiếu nữ đội vương miện' dưới đây, anh đã phải trải qua màn tra tấn tàn khốc. Nhiều chiếc dùi cui điện cùng lúc dí vào anh, mãi cho đến khi toàn thân anh co rúm lại thì cai ngục mới dừng tay. Nhưng anh vẫn gắng gượng hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Sau khi trở lại phòng giam, anh đã viết bài thơ ngắn bên dưới bức chân dung này, bày tỏ cảm ngộ rằng: phía sau vẻ mỹ hảo có thể là những khổ nạn chẳng ai hay.

(Ảnh: Epoch Times)

Thơ:

Ngọc dung phương phi, tiếu ánh hà huy
Tân toan khổ thời, thùy nhân tri hội
Kiên nhẫn từ bi, chính tín vô úy

Tạm dịch:

Vẻ ngọc thơm hương, nụ cười tỏa nắng
Đắng cay khổ cực, ai người biết cho
Kiên nhẫn từ bi, chính tín không sợ.

Tranh vẽ của Bạch Thiếu Hoa: "Thần Long tái hiện" vẽ tháng 10 năm 2008. (Ảnh: Epoch Times)
Tấm thiệp mừng sinh nhật vợ - Quý Lỗi. Tranh vẽ năm 2009 trong Trại lao động cưỡng bức Bạch Miếu (Ảnh: Epoch Times)

Dạ lan ngâm

Tĩnh dạ u lan tán thanh phương, hòa nguyệt quang, ý du dương
Mộng mê thế nhân, nan thức thiên ngoại hương
Thê hàn tịch liêu kiên tâm chí, Tiên tư khinh nhu lập phong sương
Vị tỉnh trường mộng cửu ngâm xướng, cửu ngâm xướng
Từ bi lệ lạc thành lộ, ánh triêu dương

Tạm dịch:

Dạ lan ngâm

Đêm tĩnh u lan tỏa thanh hương,
Hòa cùng ánh nguyệt, ý du dương
Thế nhân mê mộng nào hay biết
Dáng vẻ Tiên nga giữa gió sương
Lạnh lẽo tịch liêu, kiên tâm chí
Vì tỉnh mộng dài, ngâm xướng mãi
Giọt lệ từ bi thành sương dưới ban mai.

(Ảnh: Epoch Times)

Tranh của Bạch Thiếu Hoa chủ yếu là phác họa, vì vẽ bằng bút bi nên không cách nào chỉnh sửa được. Bức họa trên đây là Thiên Long thân màu xanh lá. Theo lời kể của Bạch Thiếu Hoa, anh tình cờ thấy chiếc bút có màu đỏ và màu xanh lục nên đã cầm lên vẽ. Viên cai ngục nhìn thấy bức tranh này cũng không khỏi thốt lên: “Đây là vẽ sao?”

(Ảnh: Epoch Times)

Thơ:

Xả tận tư tình thành đại nghĩa
Tráng hoài hạo trường không
Đỉnh thiên địa mẫn chúng sinh
Đầu lạc chỉ đương mạo tùy phong
—thị vị chi, anh hùng

Tạm dịch:

Xả tận tư tình thành đại nghĩa
Hùng tâm chứa đựng trời bao la
Đội thiên địa, xót chúng sinh
Coi đầu rơi như mũ bay theo gió
– Ấy gọi là: anh hùng

Chân dung bé gái, tranh ngày 8/1/2003 trong thời gian bị giam giữ phi pháp tại trại lao động Đoàn Hà, Bắc Kinh (Ảnh: Epoch Times)

Thơ:

Xuân hoa hội tạ
Ngọc dung chung khô
Duy thử đan tâm
Khả dĩ vĩnh trú

Tạm dịch

Hoa xuân sẽ tàn
Mặt ngọc sẽ héo
Duy chỉ lòng son
Là còn sống mãi.

Tranh thiếu nữ (vẽ trong thời gian bị giam giữ phi pháp tại trại lao động Đoàn Hà) tranh vẽ ngày 10/2, thơ viết ngày 18 (Ảnh: Epoch Times)

Thơ:

Thiên biên lưu đạm vân, du dương ca vô thanh
Độc thưởng thiên giang nguyệt, biến khán vạn hồ xuân
Bi hỉ tùy phong khứ, vô nhiễm ngã thanh thuần.

Tạm dịch:

Chân trời mây nhẹ bay
Du dương không tiếng hát
Mình ta ngàn sông trăng,
Ngắm khắp vạn hồ xuân
Vui buồn bay theo gió,
Vô nhiễm ngã thanh thuần.

Có một giáo viên yêu cầu Bạch Thiếu Hoa vẽ bức chân dung cô con gái 10 tuổi của ông. Thiếu Hoa vui vẻ cầm bút vẽ và viết xuống bài thơ, đặt tên là "Thanh thuần” (Trong sạch).

Thơ:

Thanh thuần u lan không cốc tú
Ngư tại tĩnh đàm du
Bất mộ thế vinh hoa
Sơn trung hí thanh lưu

Tạm dịch:

Lan hoa thuần khiết nơi hang vắng
Cá bơi dưới đầm nước tĩnh lặng
Chẳng mến mộ vinh hoa thế gian
Trong núi vui chơi dòng nước trong.

Thiệp chúc mừng năm mới vẽ tặng con gái Chân Vũ (Ảnh: Epoch Times)

Sau này, khi đã hoàn thành một bức tranh Thánh Mẫu, Thiếu Hoa bèn viết một bài thơ có tựa đề “Nước mắt Thánh Nữ”.

Thơ:

Cảm thế gian, đa khổ tội
Cứu chúng sinh, hà sở úy
Thùy tri ngã, khuynh bồn lệ
Tẩy tịnh hoàn vũ bại vật hôi
Thiên thanh bích, vân hà úy
Thánh tâm hiện, vũ trụ mĩ.

Tạm dịch:

Thương xót thế gian nhiều tội khổ
Cứu chúng sinh nào có sợ chi
Ai biết ta, dốc bồn nước mắt
Tẩy tịnh hoàn vũ bại vật hôi
Bầu trời xanh, ráng mây rực rỡ
Thánh tâm hiện, vũ trụ đẹp sao.

Tranh tự họa (vẽ khi ở trại lao động Đoàn Hà, Bắc Kinh) (Ảnh: Epoch Times)

Thơ:

Thương vũ mãn chính khí
Vô tư tự hạo nhiên
Trường thán thế mê khổ
Bi lệ tán tinh hán.

Tạm dịch

Trời xanh đầy chính khí
Vô tư tự trào dâng
Thở dài cõi mê khổ
Lệ buồn dòng sông Ngân.

Tranh vẽ trong trại lao động Đoàn Hà, Bắc Kinh (Ảnh: Epoch Times)

Thơ:

Trọc thế xuất thanh liên
Mông nhiên khán thế gian
Hà vi giai mê loạn
Lệnh ngã điêu chu nhan

Tạm dịch

Sen thánh khiết bùn nhơ
Mơ hồ nhìn thế gian
Cớ sao đều mê loạn
Héo mòn vẻ đẹp xinh.

Tranh vẽ trong trại lao động Đoàn Hà, Bắc Kinh (Ảnh: Epoch Times)

Thơ:

Hàn dạ dục vọng xuyên
Minh mâu hóa tác lưu lệ tuyền
Tuyết y hữu sở nhiễm
Thử tâm y cựu đan

Tạm dịch:

Đêm lạnh muốn thêm áo
Mắt sáng thành suối lệ
Áo tuyết dẫu hoen màu
Lòng son vẫn như xưa.

Nữ nhi ca (Tranh và lời bài hát tặng con gái Chân Vũ) (Ảnh: Epoch Times)

Nữ nhi ca

Tiểu tiểu bạch hoa, lam thiên chi hạ, nhân hà nhi ca, bất kiến bả bả
Phong nha vân nha, ngã tín bả bả, thân tại thiên nhai, tưởng trước ngã nả
Tiểu tiểu bạch hoa, lam thiên chi hạ, nhân hà nhi ca, bất kiến ma ma
Cô linh toan khổ, ngã bất hội phạ, chỉ đãi tuyết hoa, nhất khởi hồi gia.

Tạm dịch:

Hoa trắng bé nhỏ, dưới bầu trời xanh, vì sao mà hát, không thấy cha đâu
Gió à mây à, em tin ba ba, thân ở chân trời, đang nhớ về em
Hoa trắng bé nhỏ, dưới bầu trời xanh, vì sao mà hát, không thấy mẹ đâu
Một mình cay đắng, em sẽ không sợ, chỉ đợi tuyết tan, cùng nhau về nhà.

Tranh Thánh Nữ (Vẽ khi ở trại lao động Đoàn Hà năm 2003) (Ảnh: Epoch Times)

Thơ:

Dạ mạn mạn, thần quang vi, ngưỡng thương vũ, thần tư phi
Thế mê khổ, sinh vi thùy, nguyện vi nguyệt, tán thanh huy
Tinh nhập nhãn, cổn thành lệ, tâm chính chân, khả vô hối

Tạm dịch:

Đêm dài đằng đẵng, bình minh ngắn ngủi, ngẩng nhìn bầu trời, tâm tư phiêu đãng
Thế gian mê khổ, sống vì ai, nguyện vì trăng, tỏa ánh sáng trong
Tinh tú vào mắt, cuộn thành dòng lệ, tấm lòng chân chính, hối tiếc điều chi.

(Ảnh: Epoch Times)
Tranh vẽ con gái Chân Vũ (vẽ ở trại lao động Đoàn Hà cuối năm 2002) (Ảnh: Epoch Times)

Thơ:

Thanh thanh dã bách hợp
Hoa khai tại sơn pha
Khiết vận du thiên địa
Vân phiêu ngã thanh ca

Tạm dịch:

Xanh xanh hoa bách hợp
Nở thắm trên sườn đồi
Vô tư du thiên địa
Mây bay, bài ca xanh

Tranh vẽ vợ của Bạch Thiếu Hoa (vẽ ở trại lao động Đoàn Hà, Bắc Kinh) (Ảnh: Epoch Times)

Tuyết trung trúc ảnh phinh đình
Bất cải tử cân thanh thanh

Tạm dịch:

Người đẹp như bóng trúc trong tuyết
Không đổi màu khăn xanh xanh.

Trong quá trình vẽ tranh, Bạch Thiếu Hoa thể hội được ý nghĩa của câu cổ ngữ: “Luyện nghệ đào tình”. Anh nói, người xưa yêu thích viết sách, vẽ tranh, gảy đàn cầm, ngâm vịnh… trong hữu ý hay vô ý đều đang hun đúc tình cảm và tu dưỡng tâm tình.

Thông qua hội họa, Bạch Thiếu Hoa đã lĩnh hội được con đường “Đại Đạo vô hình” trong tu luyện. Anh cho rằng: Âm nhạc và mỹ thuật cũng như rất nhiều hình thức nghệ thuật khác không chỉ làm phong phú cuộc sống, mà còn là phương thức để con người tìm thấy chân lý nhân sinh và đề cao cảnh giới tinh thần. Các bộ môn nghệ thuật khác nhau có hình thức khác nhau nhưng đều biểu hiện nội hàm của Đại Pháp “Chân, Thiện, Nhẫn” tại nhân gian.

Theo Cao Tĩnh - Epoch Times
Minh Tâm biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Thơ và tranh trong tù: Xả tận tư tình thành đại nghĩa, hùng tráng chứa đựng trời bao la