Vì sao cuối thời Xuân Thu là thời đại của Binh gia?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuối thời Xuân Thu, tính chất chiến tranh không còn là thảo phạt chư hầu có tội, mà chuyển sang chiếm đất giành dân. Vì nhu cầu cho chiến tranh, cho nên thời kỳ xuất hiện nhiều nhân vật nghiên cứu Binh pháp, cũng gọi là đây là thời đại Binh gia.

Thời kỳ ấy quân đội trên chiến trường đã không còn tuân thủ đạo đức và lễ tiết của quý tộc, không giống như Tống Tương Công đầu tiên hẹn thời gian địa điểm, để họ chuẩn bị xong thì mới đánh. Mà quân đội thời ấy là thuần bạo lực để tranh cường, sử dụng các âm mưu quỷ kế mà không kiêng dè gì. Lúc này bắt đầu xuất hiện có một số người nghiên cứu binh pháp.

Chúng ta biết rằng binh thư sớm nhất là cuốn 'Tôn Tử binh pháp' do Tôn Vũ viết. Nhưng trên thực tế, binh thư không nhất định Tôn Vũ là người đầu tiên viết. Tôn Vũ có thể đã tham khảo rất nhiều kinh nghiệm của những người đi trước. 'Tôn Tử binh pháp' chỉ là cuốn binh thư cổ nhất hiện có.

Cùng thời đại với Tôn Tử tử, còn có một người viết một cuốn binh pháp, người này tên là Tư Mã Nhương Thư. Tư Mã Nhương Thư là quý tộc họ Điền của nước Tề.

Chúng ta biết rằng nước Tề thời Xuân Thu khác với nước Tề thời Chiến Quốc. Nước Tề thời Xuân Thu là nước Tề của Khương Tử Nha, tức quân chủ mang họ Khương. Còn nước Tề thời Chiến Quốc là nước Tề của gia tộc Điền Hoàn.

Tư Mã Nhương Thư là người họ Điền, và họ Điền khi ấy còn chưa thay thế nước Tề, mà vẫn còn là nước Tề của họ Khương, là nước Tề của Tề Cảnh Công.

Thời đó Tề Cảnh Công bổ nhiệm Tư Mã Nhương Thư lãnh binh. Bối cảnh khi ấy là nước Tấn và nước Yên đều tấn công nước Tề, cho nên Tề Cảnh Công hỏi Tướng quốc của mình là Yến Anh, thì Yến Anh tiến cử Tư Mã Nhương Thư. Tư Mã là tên chức quan của Tư Mã Nhương Thư, còn họ của ông là họ Điền, Điền Nhương Thư.

Tư Mã Nhương Thư nói với Tề Cảnh Công rằng: 'Tuy rằng thần có năng lực như thế, nhưng xuất thân của thần quá thấp kém. Đột nhiên ngài lại đưa một người có địa vị thấp trong xã hội năng lên cao, cao hơn cả Đại phu. Binh sĩ sẽ không nghe thần. Thần chưa có uy vọng, người dân cũng chưa tin thần. Như thế này, thỉnh quốc quân hãy giao quân đội cho một người đức cao vọng trọng để làm giám quân (監軍: giám sát đôn đốc quân đội). Ngài thấy ai là người thích hợp?'.

Thế là Tề Cảnh Công chọn ra một sủng thần tên là Trang Giả (壯賈) để làm giám quân.

Tư Mã Nhương Thư hẹn với Trang Giả rằng: 'Ngày mai chúng ta tập hợp vào buổi trưa, tầm đó ông đến là được rồi'.

Ngày hôm sau, Tư Mã Nhương Thư đã đến trước, sau đó ông bảo quân lính dựng 'lậu biểu' (漏表: dụng cụ đếm thời gian ngày xưa). Kết quả Trang Giả đến giờ mà vẫn chưa đến.

Trang Giả cho rằng địa vị của mình rất cao, quốc quân rất sủng ái, cho nên Trang Giả cảm thấy 'dù sao thì quân đội cũng là do mình làm giám quân, mình nói là được rồi, tối tối đến cũng được'. Trang Giả không coi chuyện này là việc hệ trọng gì cả.

Ngày hôm sau ông cùng thân bằng quyến thuộc uống rượu tiễn biệt. Kết quả Trang Giả uống đến tối. Ở bên này Tư Mã Nhương Thư đã đợi từ trưa, ông cho người dỡ lậu biểu xuống, không coi thời gian nữa. Sau đó Tư Mã Nhương Thư cho người đọc kỷ luật của quân đội.

司马穰苴说:“为什么约定了时间还迟到?”(图片:网络图片/希望之声合成)
Tư Mã Nhương Thư hỏi Trang Giả rằng: 'Vì sao đến muộn?'. (SOH tổng hợp)

Đến tối, Trang Giả đến, Tư Mã Nhương Thư hỏi Trang Giả rằng: 'Vì sao đến muộn?'.

Trang Giả xin lỗi nói: 'Ái chà, xin lỗi, những người trong nhà muốn tiễn tôi, cho nên tôi đành uống rượu với họ nên quên mất thời gian'.

Tư Mã Nhương Thư đã nói một đoạnnhư thế này: 'Làm tướng quân nhận mệnh lệnh quốc gia, phải hoàn toàn để gia đình phía sau. Làm lính nhận lệnh quân lệnh, thì đặt thân nhân phía sau. Khi tiếng trống trận cất lên, ngay cả tính mệnh người thân trong gia đình còn không nhớ. Hiện nay quốc gia chúng ta nguy hiểm như vậy, tính mạng của lão bách tính đều nằm trong tay của ông, ông làm sao có thể không coi đó ra gì'.

Sau đó Tư Mã Nhương Thư kêu người phụ trách kỷ luật hỏi rằng: 'Theo quân pháp, đã ước định thời gian mà đến trễ, thì xử lý như thế nào'.

Người phụ trách kỷ luật nói: 'Nên trảm'.

Khi đó Trang Giả sợ hãi, ban đầu ông tưởng đây là chuyện nhỏ, tưởng nói xong là cho qua, kết quả nghe tiếng 'trảm' khiến ông vô cùng sợ hãi. Trang Giả phái người cấp báo Tề Cảnh Công, để quốc quân cứu ông. Kết quả, khi người cấp báo còn chưa quay lại, thì Trang Giả đã bị Tư Mã Nhương Thư chém rồi.

Lúc này quân sĩ ba quân đều run rẩy, ai ai cũng sợ, bởi vì ngay cả Trang Giả là sủng thần của Tề Cảnh Công mà còn bị giết, vậy thì Tư Mã Nhương Thư này quá đáng sợ rồi, cho nên ông ta nói gì nhất định phải nghe.

Sau khi Tư Mã Nhương Thư giết Trang Giả, sứ thần của Tề Cảnh Công mới đến, tay cầm phù tiết của quân vương chạy vào trong quân. Tề Cảnh Công rất lo lắng, cho nên sứ thần mới chạy gấp vào trong quân, sau đó bảo Tư Mã Nhương Thư hãy thả Trang Giả.

Tư Mã Nhương Thư nói: 'Tướng ở trong quân thì có lúc có thể không nghe lệnh vua'.

Sau đó Tư Mã Nhương Thư hỏi hỏi người phụ trách kỷ luật rằng: 'Cưỡi ngựa trong quân, nên xử thế nào?'.

Người phụ trách kỷ luật hô: 'Nên trảm'.

Như thế có nghĩa là là giết cả sứ thần, người đánh xe, giết ngựa và phá cả xe ngựa.

Tư Mã Nhương Thư nói: 'Đây là sứ thần của quốc quân, không thể giết'.

Tư Mã Nhương Thư lệnh cho quân lính giết người đánh xe, trảm ngựa, và phá xe ngựa. Sau đó ông bảo sứ thần hãy về báo lại với quốc quân.

Khi đó mọi người ngay lập tức bị dọa cho thất kinh, cho nên vô cùng nghe lời mệnh lệnh của Tư Mã Nhương Thư. Sau đó Tư Mã Nhương Thư đối xử rất tốt với binh sĩ. Mỗi lần binh sĩ luyện tập xong, ông đều đích thân đến xem ăn uống của binh sĩ, xem xem có binh sĩ nào mắc bệnh hay không, để cho họ thuốc uống.

Sau đó ông đem tất cả những thứ tốt mà quốc quân thưởng cho ông, toàn bộ chia cho binh sĩ. Khi ông ăn cơm, thì ông ăn thứ tệ nhất mà binh sĩ ăn. Lúc này mọi người đều cảm thấy vị tướng quân này quá tốt, cho nên rất tuân theo mệnh lệnh của ông.

Tiếp theo, Tư Mã Nhương Thư xuất binh, binh sĩ đều nguyện ý chiến đấu vì ông. Sau đó binh sĩ nước Tề đã đánh bại được nước Tấn và nước Yên.

Kể câu chuyện này là muốn nói rằng: Trên thực tế, Tư Mã Nhương Thư là người cùng thời đại với Tôn Tử, thậm chí sớm hơn Tôn Tử một chút.

Tư Mã Nhương Thư có viết một cuốn Binh pháp gọi là 'Tư Mã pháp', đây là một trong bảy 'võ kinh chi thư' (武經之書: những cuốn sách mà võ tướng phải đọc). 'Tôn Tử binh pháp' cũng là một trong bảy 'võ kinh chi thư'.

Ngoài 'Tư Mã pháp' và 'Tôn Tử binh pháp', thì thời Chiến Quốc còn có:

  • Tôn Tẫn viết cuốn 'Tôn Tẫn binh pháp'.
  • Ngô Khởi viết cuốn 'Ngô Khởi binh pháp'.
  • Tín Lăng Quân Ngụỵ Vô Kỵ viết cuốn 'Ngụỵ công tử binh pháp'.
  • Còn có đại thần trụ cột Uất Liễu thời Tần Thuỷ Hoàng viết cuốn 'Uất Liễu Tử'.

Đây đều là những binh thư cổ đại còn lưu lại, chỉ có điều là một số ít đã bị thất truyền.

Chương Thiên Lượng - purespring.tv
Thuần Phong biên dịch

Chú thích:

(*) Link Tần Hán sử tập 10: Sự giải thể của cộng đồng nhỏ và sự xuất hiện của thể chế quân phiệt.

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Vì sao cuối thời Xuân Thu là thời đại của Binh gia?